Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nhgiệp

A.MỤC TIÊU :

1.Phát triển thể chất :

- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( cầnăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt )

- Biết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.

- Nhận biết và tránh một số nơi lao động một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm.

- Có ỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động ; đi khuỵu gối, chạy nhanh, bật nhảy.bò, trườn phối hợp chân tay nhịp nhàn, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của một số nghề.

2. Phát triển nhận thức :

 - Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.

- Phân biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.

- Phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề.

- Biết đo và so sánh bằng các đơn vị đo khác nhau ( một số sản phẩm).

- Nhận biết số lượng, chữ số,số thứ tự trong phạm vi 7.

- Biết đếm tách gộp nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 7 ( đồ dùng, dụng cụ sản phẩm theo nghề)

 

doc49 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nhgiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m vòng cổ chai
 Cách chơi: Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60 cm. Vẽ vạch chuẩn cách chai tư 100 đến 150cm ( tuỳ theo khả năng và mức độ chơi ở các lần khác nhau mà tăng dần khoảng cách). Các cháu xếp 3 hàng đứng dưới hàng kẻ, mỗi lần chơi cho 3 trẻ ném, mỗi trẻ ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người đó thắng cuộc.
 d.Chơi tự do: Cho trẻ vẽ theo ý thích, xâu hạt, gấp lá làm đồ chơi.
II. Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1: Môn: Thể dục kỷ năng
BÀI: ĐI VÀ ĐẬP BÓNG, CHUYỀN BÓNG SANG HAI BÊN
1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đi và đập bóng đều tay, không làm rơi bóng.
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng khi chuyền bóng qua bên phải, bên trái.
- Tính đoàn kết, trung thực trong khi chơi.
2. Chuẩn bịTrống lắc , sân thoáng sạch .
- Bóng nhựa 10 quả, vạch xuất phát, vạch nhảy xa.
3. Phương pháp: Quan sát, thực hành.
4. Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động cô 
 * Mở đầu hoạt động : 
 * Khởi động : 
- Cô mở nhạc: Bác đưa thư vui tính, trẻ kết hợp dậm chân, chuyển đội hình vòng tròn.
 * Trọng động : 
- Bài tập phát triển chung : Cô mở nhạc: Bác đưa thư vui tính, kết hợp trẻ tập thể dục.
- Cơ tay vai: Hai tay giơ cao- tay đưa ra trước- tay dang ngang.
- Cơ bụng lườn: Hai tay chống hông- quay người sang trái- quay sang phải.
- Cơ chân: Tay chống hông, chân đưa ra trước- đưa ra sau- đưa dang ngang. 
 - Bật: Nhảy chụm chân tại chỗ.
 * Vận động cơ bản : 
- Hôm nay bác đưa thư đến thăm lớp mình, cùng tham gia với lớp xem “ Vừa đi vừa đập bóng xuống đất thi chuyền bóng sang bên phải, sang trái nếu bạn nào làm đúng và đẹp bác đua thư sẽ tặng cho một bưu phẩm.
- Cô giải thích kết hợp cho một trẻ thực hành.
- Cô cho từng đôi trẻ thực hành.( Kết hợp sửa sai).
- Sau đó cho cả lớp cùng thực hành lại 1 lần.
- Cô chia 2 nhóm trẻ chơi: ( Mỗi lần chơi sẽ tính theo đồng hồ cát). Nếu nhóm nào được bác đưa thư tặng nhiều quà nhất nhóm đó thắng.
 * Hồi tĩnh: Cho trẻ hát kết hợp chào tạm biệt bác đưa thư. Trẻ nhẹ nhàng vào lớp.
Tiết 2: Môn: THMTXQ
BÀI: BÉ LÀ THỢ CẮT TÓC
1/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết nghề dịch vụ là nghề làm các công việc phục vụ cho nhu cầu của con người.
- Biết những người hướng dẫn du lịch, lái xe tắc xi, xe kháchlà những người làm nghề dịch vụ, phục vụ cho đời sống của mọi người.
- Biết nghề cắt tóc là nghề làm đẹp cho mọi người.
- Biết ý nghĩa, mối quan hệ một nghề với nghề khác.
- Quí trọng người lao động. 
2/ Chuẩn bị: - Không gian tổ chức ở trong lớp học .
 - Đồ dùng phương tiện: Tranh vẽ, lô tô của một số nghề, sản phẩm của từng nghề.
- Lược, gương, kéo, keo xịt tóc, 3 con búp bê. Bút chì màu, tranh pô tô về nghề. 
3/ Phương pháp: Trực quan đàm thoại, thực hành
4/ Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động cô 
 * Mở đầu hoạt động : 
- Cho trẻ hát: Bác đưa thư vui tính. 
* Hoạt động trọng tâm :
- Mỗi lần ở nhà các con thấy bố, mẹ nhận được thư hay bưu phẩm là nhờ có bác đưa thư đem đến đó là nghề dịch vụ. Ngoài ra còn có rất nhiều nghề như bán hàng, nghề hướng dẫn viên du lịch, nghề tắc xi cũng là nghề dịch vụ.
- Cô cho trẻ biết những người bán hàng tại các cửa hàng, siêu thị, chợ..là những người làm nghề dịch vụ phục vụ xã hội.
- Những ngày tết hoặc ngày nghĩ hè các con được đi chơi, đi tham quan khu di tích, các nơi danh lam thắng cảnh đẹp được biết về lịch sử của nó đó là nhờ có ai?
- Người hướng dẫn viên du lịch, nói thuyết minh cho những người đi tham quan biết về nơi họ đến có những đặc điểm vẽ đẹp gì?.
- Muốn làm đẹp thì chúng ta phải đến đâu?( Cô cho trẻ xem tranh)
- Nơi đó họ làm những công việc gì?.
- Họ sử dụng những đồ dùng gì để làm đẹp cho mọi người?.
- Nghề này phục vụ cho nhu cầu làm đẹp cho mọi người.
- Những nghề này đều được quí trọng như nhau vì họ là người luôn mang lợi ích, niềm vui, sắc đẹp đến cho mọi người.
 *Trò chơi: Thi “ ghép hình đúng nghề”.
 Thi bé làm thợ giỏi. Cô cho 3 trẻ lên thi đua thắt tóc và trang điểm cho búp bê.
 * Kết thúc hoạt động: 
- Đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghế.
III.HOẠT ĐỘNG GÓC :
TÊN GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Góc phân vai
“ Người tài xế, bố, mẹ, con”.
Khi chơi trẻ biết vai của mình đóng, biết cách ứng xử chuẩn mực trong khi chơi, giao tiếp đúng vai mà mình đóng.
Chọn vai “1 trẻ làm bác tài xế, 1trẻ vai bố, 1trẻ vai mẹ, 2 trẻ vai con).
- Cô cho trẻ nhận vai mà mình thích, cho trẻ chơi, cô theo dõi trong quá trình chơi của trẻ, trẻ đóng vai tài xế có nhiệm vụ chở gia đình đi chơi du lịch theo đúng yêu cầu. Gia đình sẽ trả tiền cho bác tài xế...( Sau đó có thể cô thay đổi vai chơi) 
Góc xây dựng
xây cửa hàng.
Trẻ biết dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây được hàng rào, cổng, sắp xếp bố cục hợp lý. Nhóm khác lắp ráp ngôi nhà theo nhiều kiểu khác nhau.
Nguyên vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh.
Cô cùng trẻ nói về cách xây cửa hàng, xây như thế nào cho hợp lý, để người đứng bán, và người đến mua cho thuận tiện, trẻ tự nhận vai làm kỹ sư thiết kế, trẻ làm đội trưởng xây dựng, nhóm trẻ còn lại làm công nhân. Trẻ cùng nhau xây, dưới sự “chỉ đạo” của người “ Đội trưởng” nhóm lắp ráp ngôi nhà và xếp vào cho phù hợp..
Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây xanh và tưới nước
Chăm sóc cây xanh,bón phân cho cây, chơi với cát nước.
Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi, quả trứng bằng nhựa.
chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm nổi, vì sao? 
Góc nghệ thuật
Tô vẽ dán hát
Trẻ biết tự “Trang điểm” cho nhau, biết cách cầm các dụng cụ âm nhạc để gõ nhịp theo bài hát, hát đúng nhạc, hát theo nhóm, cá nhân. Đọc thơ diễn cảm.
Áo, quần, quạt, phách gõ, trống lắc, bài hát, bài thơ về chủ đề.
Cô cùng trẻ chơi ở góc này, cô cho 1 trẻ làm MC huớng dẫn và giới thiệu chương trình văn nghệ cho các bạn hát.
Góc học tập và sách
Xem sách, tranh ảnh . 
Trẻ biết cách lật từng trang để xem, biết nhận xét sản phẩm, cùng nhau hoàn thành bức tranh.
Quyển sách catôlô về các ngôi nhà. Giấy thủ công, kéo, hồ, màu... 
cho trẻ lựa chọn tranh vẽ về các ngôi nhà trong cuốn catôlô, cùng nhau bàn bạc xem nên bắt chước kiểu dáng nào, cô cho nhóm trẻ cắt dán làm thành một ngôi nhà mà trẻ đã chọn
IV.NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY:
 Trẻ ngoan chú ý học Đoan – Sự - Trinh còn nói chuyện
V.VỆ SINH TRẢ TRẺ:
Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2009
I .Hoạt động trong ngày :
1.Đón trẻ, trò chuyện với trẻ:
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về các nghề dịch vụ, trẻ biết gì về nghề cắt tóc?Trẻ hoạt động theo ý thích.
- Hướng trẻ tới chủ đề mới, cùng trẻ trò chuyện về nội dung của chủ đề.
2.Hoạt động ngoài trời :
a.Quan sát: - Cho trẻ đi dạo ngoài sân, đoán xem thời tiết của ngày hôm ấy. Trẻ so sánh với thời tiết hôm qua.
 - Ôn kiến thức củ: Thơ Bé làm bao nhiêu nghề.
 - Cung cấp kiến thức mới: Đi và đập bóng chuyền bóng sang hai bên.
b.Trò chơi vận động: Chuyền bóng bằng chân
c.Trò chơi dân gian : Ném vòng cổ chai
 d.Chơi tự do: Cho trẻ vẽ theo ý thích, xâu hạt, gấp lá làm đồ chơi.
II. Hoạt động có chủ đích:
Tiết : Môn: Tạo hình
BÀI: VẼ MỘT SỐ ĐỒ DÙNG 
1/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các đường nét: Thẳng, xiên, cong..vẽ được một số đồ dùng của thợ cắt tóc như: Kéo, máy sấy, lược
- Vẽ cân đối bức tranh, tô màu hợp lý.
2/ Chuẩn bị Vở tạo hình, Bút màu.
- Tranh mẫu vẽ về dụng cụ nghề cắt tóc.
	 Tích hợp: Môn Âm nhạc; Toán; THMTXQ.
3/ Phương pháp: Đàm thoại, thực hành. 
4/ Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động cô
 * Mở đầu hoạt động : 
- Cô cho trẻ đọc thơ: Bé yêu. Một yêu bác lái tắc xi. Hai yêu cô chú làm nghề thợ may,ba yêu chú lái máy cày, bốn đi du lịch thật là thích ghê, nếu mà làm đẹp hết chê, là nhà tạo mẫu tóc đẹp bạn ơi. 
 * Hoạt động trọng tâm :
- Gợi ý cho trẻ kể về công việc của cô thợ cắt tóc.
- Có một bạn ước mơ sau này mình sẽ là nhà tạo mẫu về các kiểu tóc để làm đẹp cho mọi người. Hộm nay bạn cũng đến đây để giới thiệu cho lớp mình biết về cách sử dụng những dụng cụ của nghề cắt tóc.
- Cô cho trẻ xem các dụng cụ của nghề cắt tóc.( Kéo, máy sáy, lược).
- Cho trẻ nói về hình dáng, màu sắc và công dụng của các đồ dùng đó.
- Hỏi trẻ ngoài ra còn có các đồ dùng nào của nghề cắt tóc? Trẻ thích vẽ những đồ dùng nào?.
* Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ vẽ ( theo dõi, gợi ý để trẻ vẽ cho hợp lý).
* Trưng bày sản phẩm:- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
Cho trẻ nhận xét bài của bạn. 
- Cô chọn những bài vẽ đẹp tuyên dương .( Đếm số lượng của dụng cụ)
 * Kết thúc hoạt động.
- Cho trẻ đem sản phẩm vào góc nghệ thuật.
III.HOẠT ĐỘNG GÓC :
TÊN GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Góc phân vai
“ Người tài xế, bố, mẹ, con”.
Khi chơi trẻ biết vai của mình đóng, biết cách ứng xử chuẩn mực trong khi chơi, giao tiếp đúng vai mà mình đóng.
Chọn vai “1 trẻ làm bác tài xế, 1trẻ vai bố, 1trẻ vai mẹ, 2 trẻ vai con).
- Cô cho trẻ nhận vai mà mình thích, cho trẻ chơi, cô theo dõi trong quá trình chơi của trẻ, trẻ đóng vai tài xế có nhiệm vụ chở gia đình đi chơi du lịch theo đúng yêu cầu. Gia đình sẽ trả tiền cho bác tài xế...( Sau đó có thể cô thay đổi vai chơi) 
Góc xây dựng
xây cửa hàng.
Trẻ biết dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây được hàng rào, cổng, sắp xếp bố cục hợp lý. Nhóm khác lắp ráp ngôi nhà theo nhiều kiểu khác nhau.
Nguyên vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh.
Cô cùng trẻ nói về cách xây cửa hàng, xây như thế nào cho hợp lý, để người đứng bán, và người đến mua cho thuận tiện, trẻ tự nhận vai làm kỹ sư thiết kế, trẻ làm đội trưởng xây dựng, nhóm trẻ còn lại làm công nhân. Trẻ cùng nhau xây, dưới sự “chỉ đạo” của người “ Đội trưởng” nhóm lắp ráp ngôi nhà và xếp vào cho phù hợp..
Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây xanh và tưới nước
Chăm sóc cây xanh,bón phân cho cây, chơi với cát nước.
Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi, quả trứng bằng nhựa.
chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm nổi, vì sao? 
Góc nghệ thuật
Tô vẽ dán hát
Trẻ biết tự “Trang điểm” cho nhau, biết cách cầm các dụng cụ âm nhạc để gõ nhịp theo bài hát, hát đúng nhạc, hát theo nhóm, cá nhân. Đọc thơ diễn cảm.
Áo, quần, quạt, phách gõ, trống lắc, bài hát, bài thơ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_choi_chu_de_nghe_nhgiep.doc