Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề chính: Thực vật - Chủ đề nhánh: Sắc màu của hoa

CHỦ ĐỀ NHÁNH: SẮC MÀU CỦA HOA

HOẠT ĐỘNG HỌC: Khám phá khoa học

 ĐỀ TÀI: BÉ YÊU HOA HỒNG VÀ HOA CÚC

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết gọi tên các loại hoa quen thuộc.

- Biết ích lợi và mô tả được một số đặc điểm của hoa hồng và hoa cúc.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được một số đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 loại hoa.

(Về màu sắc, hình dáng, cấu tạo.)

3. Thái độ:

- Biết yêu quí chăm sóc và bảo vệ hoa.

II. CHUẨN BỊ:

- 3 lẳng hoa cho trẻ múa và quan sát.

- Cô: 2 lọ hoa hồng và hoa cúc.

- Một số hoa dán xung quanh lớp

- Một số hoa cắt rời để trẻ trang trí. múa.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề chính: Thực vật - Chủ đề nhánh: Sắc màu của hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đặc điểm của hoa hồng).
- Cô nói: Đây là cuống hoa, đài hoa, cánh hoa...
- Cho trẻ lên chỉ và gọi tên, sau đó cho lớp đồng thanh.
+ Hoa hồng có ích lợi gì? Để làm gì?.
- Cho lớp chơi: "Gieo hạt"
- Tương tự cho trẻ quan sát hoa cúc và nhận xét hoa. (Về màu sắc hình dáng, cấu tạo, ích lợi...)
+ So sánh hoa hồng và hoa cúc:
- Giống nhau: Đều là loại hoa dùng để trang trí và để làm nước hoa.
- Khác nhau: Về màu sắc, hình dáng, cấu tạo...
+ Hoa thường nở vào mùa nào? (Mùa xuân).
- Cho trẻ chơi: 4 mùa.
+ Trò chơi 1: "Ai thông minh hơn"
- Cách chơi:Xung quanh lớp cô để rất nhiều hoa, cho trẻ chọn hoa trẻ thích và trả lời câu hỏi có trong mỗi bông hoa. Cô nhận xét khen trẻ.
+ Trò chơi 2: "Bé khéo tay".
- Cách chơi: Chia làm 2 đội chơi, cô chuẩn bị mỗi đội một lẳng hoa và rất nhiều hoa. Yêu cầu trẻ chọn và cắm vào lẳng hoa xem đội nào cắm đẹp hơn.
- Tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét khen đội thắng.
+ Giáo dục: Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa.
- Lớp hát bài: "Lá xanh" chuyễn ra ngoài.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 03 tháng 01 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: SẮC MÀU CỦA HOA
HOẠT ĐỘNG HỌC: Thể dục
ĐỀ TÀI: LĂN BÓNG BẰNG 2 TAY VÀ ĐI THEO BÓNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nắm được kỷ thuật lăn bóng.
2. Kỹ năng:
- Trẻ lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng. Quan sát bóng để đẩy liên tục .
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng, sôi nổi, thích tham gia tập thể dục. Có tinh thần tập thể khi tập 
II. CHUẨN BỊ:
- Nơi tập sạch sẽ, thoáng mát.
- Bóng, mũ mèo, mũ chim.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
- Hoạt động 1
a. Khởi động
- Hoạt động 2
b. Trọng động
c. Vận động cơ bản 
d. Trò chơi
- Hoạt động 3
- Cho trẻ đi chạy các kiểu chân (Bàn chân, mũi chân, gót chân,chạy nhanh, chạy châm)
- Bài tập phát triển chung:
Tay vai 2: Tay đưa ra trước lên cao
Bụng lườn 3: Đứng quay người sang 2 bên
Chân 2: Ngồi khuỵu gối
Bật 2: Bật tách khép chân
- Bài tập hổ trợ: "Làm chú rùa bò"
+ Vận động cơ bản: Lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng 
- Trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện, quan sát cô làm mẫu . 
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: "Cầm bóng bằng hai tay cuối người xuống đặt bóng sát sàn dùng hai tay đẩy bóng và đi theo bóng "
+ Trẻ thực hiện:
- Cô gọi trẻ khá lên thục hiện trước .
- Lần lượt cho từng trẻ thực hiện, chú ý tăng số lần thực hiện cho những trẻ làm chưa tốt. Cô theo dõi khuyến khích động viên trẻ thực hiện tốt. Nhắc nhở trẻ không đẩy bóng mạnh tay, luôn quan sát bóng để đẩy liên tục và thẳng đứng .
- Lớp chia làm hai đội thi đua nhau thực hiện. Đồng thời cô sửa sai cho tưng cháu .
+ Trò chơi: “Mèo và chim sẻ”.
- Cách chơi: Cô cho một trẻ làm mèo ngồi ở góc lớp, cách tổ chim 3m, các trẻ còn lại làm chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu “chípchípchíp”, thỉnh thoảng ngồi gõ hai tay xuống sàn giả mổ thóc, khoảng 30giây, mèo xuất hiện kêu “meomeomeo”, lập tức các chú chim sẻ bay nhanh về tổ (về vòng tròn), nếu chim sẻ nào chậm thì bị mèo bắt (bị ra ngoài một lần chơi).
- Cho lớp chơi 3-4 lần. Sau một lần chơi đổi vai mèo.
- Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng đội hình 1 vòng tròn.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 03 tháng 01 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: SẮC MÀU CỦA HOA
HOẠT ĐỘNG HỌC: Tạo hình
 ĐỀ TÀI: VẼ HOA THEO Ý THÍCH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Biết đựơc các đặc điểm nổi bật của hoa mùa xuân.
- Vẽ các đường nét cơ bản, sáng tạo thêm các chi tiết phụ ,cây, lá, ông mặt trời, mây, cây cỏ...để tạo nên bức tranh.	
2. Kỹ năng:
- Ngồi đúng tư thế ,cầm bút tay phải. Có sáng tạo khi vẽ, tô màu không lem ra ngoài.
3. Thái độ:
- Gd trẻ biết yêu quý chăm sóc bảo vệ loài hoa trong gia đình và nơi công cộng .
- Biết tự hào, giữ gìn sản phẩm tạo ra.	
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh mẫu của cô -Tranh vẽ 1 số loài hoa
- Màu tô, bút chì, vở vẽ. 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
a. Trẻ xem tranh
b. Trẻ thực hiện
- Hoạt động 3
- Hát bài: “Màu hoa”
- Cô đố các con mùa này là mùa gì? (Mùa xuân)
- Mùa xuân thì thời tiết, khí hậu như thế nào? (ấm áp, dễ chịu, trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nẩy lộc....)
- Mùa xuân đến có loài chim gì xuất hiện? (chim én)
- Trò chuyện về đặc điểm, cấu tạo một số loài hoa.
+ Cho trẻ xem tranh:
- Tranh hoa mai: Hoa mai có màu gì? Cánh hoa như thế nào? (tròn và mỏng) những chiếc lá non có màu gì? (Màu đỏ) Những chồi non nhú lên và những nụ hoa có xinh không các con? Thân cây như thế nào? (Nhiều nhánh uốn cong rất đẹp)
- Tranh hoa đào: Hoa đào có màu gì? (Màu hồng) Cánh hoa như thế nào? (mỏng và tròn) nhị hoa màu gì? (màu vàng) Cành và thân hoa như thế nào? (cành nhỏ, tum lại rất đẹp)
- Tranh hoa cúc: Hoa cúc có màu gì? (màu vàng) Cánh hoa như thế nào? (dày và nhọn)
- Tương tự cô cho trẻ nói đặc điểm một vài loại hoa mà trẻ biết
- Hướng dẫn trẻ vẽ thêm 1 vài chi tiết sáng tạo: mặt trời, cây cỏ, mây, chim, bướm để sinh động cho bức tranh.
- Hỏi trẻ thích vẽ hoa gì? Đàm thoại về cách vẽ loại hoa đó.
- Cho trẻ đọc thơ: “Bàn tay khéo, bàn tay xinh” vào ghế ngồi vẽ.
- Cô mở nhạc nhẹ để trẻ vừa nghe vừa thực hiện
- Cô theo dõi, hướng dẫn giúp trẻ hoàn thành sản phẩm
- Trưng bày sản phẩm:
- Cô giúp trẻ trưng bày vào giá.
- Cho trẻ thể dục chống mõi bài: "Ồ sao bé không lắc".
- Cô khen chung cả lớp. (Đây là toàn bộ bài vẽ của lớp mình các con vẽ rất đẹp).
- Nhận xét sản phẩm mình và bạn. Con thích tranh vẽ của bạn nào? Vì sao thích? Đẹp chỗ nào? Chưa đẹp chỗ nào?
- Hát và vận động bài “Màu hoa”
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ tư ngày 04 tháng 01 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: SẮC MÀU CỦA HOA
HOẠT ĐỘNG HỌC: Âm nhạc
 ĐỀ TÀI: MÀU HOA
 (VẬN ĐỘNG MÚA)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ múa được bài hát "Màu hoa".
- Trẻ được nghe hát bài "Lý cây bông".
- Chơi được trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết hát và kết hợp múa theo nhịp điệu bài hát.
- Thích nghe cô hát. Qua bài hát trẻ biết bảo vệ chăm sóc hoa và biết lợi ích của hoa.
 3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích hoa, biết chăm sóc và bảo vệ hoa.
- Trẻ biết tham gia trò chơi và hứng thú khi tham gia trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
* Không gian tổ chức : Trong lớp 
* Đồ dùng phương tiện :
- Băng đĩa nhạc.
- Các bài hát “Lý cây bông”. Bài múa: "Màu hoa"
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
- Hoạt động 1
- Hoạt đọng 2
a. Dạy múa
b. Nghe hát
c. Trò chơi
d. Giáo dục
- Hoạt động 3
- Cho lớp chơi "Gieo hạt".
- Các con đã gieo hạt chưa?
- Khi gieo hạt xuống đất được ít hôm thì điều gì sẽ xảy ra?
- Hạt gieo xuống đất sẽ được nảy mầm thành cây rồi ra hoa quả.
- Hoa giúp ích gì cho con người?
- Hoa dùng để trang trí cho đẹp vào ngày hội, ngày lễ, trang trí nhà, lớp học...Cho nên hoa rất cần thiết cho con người.
- Các con có yêu hoa không? Vì sao con yêu hoa?
- Con có thuộc bài hát nào nói về màu sắc của hoa không? (Trẻ trả lời 2-3 trẻ). Bài hát "Màu hoa"các con thuộc chưa 
- Cô cùng trẻ hát 2- 3 lần.
- Vận động múa.
- Cô làm mẫu lần 1. (Soi gương, cùng chiều)
- Lần 2: Cô vừa làm mẫu, vừa phân tích.
- Cô tập cho trẻ múa từng câu đến hết bài.
+ Động tác múa như sau:
 Câu 1: "Màu hoa tím, màu hoa đỏ, màu hoa vàng"
- Đưa tay phải lên cao, tay trái dưới khủy tay phải cuộn cổ tay rồi đổi bên, 2 lần 4 nhịp.
Câu 2: "Nhiều hoa xinh thế" Úp hai mu bàn tay lại từ từ đưa lên cao rồi thả hai tay xuống.
Câu 3: "Một rừng lá, đầy vườn hoa, cô giáo đưa" Một tay chống hông, một tay vẫy qua phải rồi đổi bên 2 lần 4 nhịp.
Câu 3: "Chúng em đi thăm vườn hoa" Làm động tác dậm 1,2, hai lần 4 nhịp.
- Nghe hát bài "Lý cây bông".
- Cô giới thiệu bài hát "Lý cây bông".
- Cô hát lần 1. Tóm tắt nội dung:
- Ca ngợi hương sắc của các loài hoa ở đất nước ta.
- Lần 2: Cô mở máy hát, cô múa minh họa theo bài hát.
- Trò chơi:"Ai nhanh hơn"
- Cách chơi: Cô đặt 3 - 4 vòng tròn cách nhau. Gọi 4 - 5 trẻ lên chơi, lúc chơi 4 - 5 trẻ đi ngoài vòng nhẹ nhàng theo tiếng xắc xô nhỏ, chậm của cô. Khi nghe tiếng xắc xô gõ to và nhanh lên thì mỗi cháu chạy nhanh vào đứng ở một vòng tròn, cháu nào chậm chân không có vòng đứng phải nhảy lò cò và chơi lại lần 2.
- Tổ chức cho trẻ chơi. (Trẻ chơi 3 - 4 lần)
- Sau mỗi lần chơi đổi trẻ.
+ Giáo dục: Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa.
- Cô và trẻ hát múa lại bài "Màu hoa". Chuyễn ra ngoài.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ năm ngày 05 tháng 01 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: SẮC MÀU CỦA HOA
HOẠT ĐỘNG HỌC: Làm quen với toán
ĐỀ TÀI: ÔN NHẬN BIẾT:
TO HƠN, BÉ HƠN, NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phân biệt được sự khác biệt giữa các cặp đồ chơi như: Quả to hơn, bé hơn, hoa to hơn, bé hơn.
- Trẻ phân biệt được sự khác biệt nhiều hơn, ít hơn giữa các nhóm đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
2. Kỹ năng:
- So sánh, phân biệt.
- Phân biệt nhiều hơn, ít hơn.
3. Thái độ:
- Chăm chú hoạt động, hứng thú chơi trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số loại quả to, nhỏ, cây xanh cho cô.
- Một số loại quả to, nhỏ cho trẻ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
a. Ôn nhận biết to hơn, bé hơn
b. Ôn nhận biết nhiều hơn, ít hơn
c. Trò chơi
- Hoạt động 3
- Cho lớp hát bài: "Màu hoa".
- Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì? Trò chuyện cùng trẻ.
+ Ôn nhận biết to hơn, bé hơn:
- Cô giới thiệu 2 loại quả, to hơn và bé hơn.
- Cô hỏi: Con có nhận xét gì về 2 loại quả này?
- Cô gắn 2 loại quả sát lại nhau cho trẻ so sánh. (Một quả to hơn, 1 quả bé hơn).
- Cô nói: Cô mời 1 bạn đại diện cho lớp lên nhặt quả to hơn tặng cho cô, quả bé hơn tặng cho lớp.
+ Trò chơi: Ai nhanh hơn.
- Cách chơi: Mỗi con có cái rổ có quả to hơn và quả bé hơn cô yêu cầu con chọn loại quả nào, thì con chọn quả đó đưa lên. Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. Sau mỗi lần chơi nhận xét khen trẻ.
+ Ôn nhận biết nhiều hơn, ít hơn:
- Cô gắn một nhóm quả nhỏ hơn là 3, quả lớn hơn là 4. Con có nhận xét gì về 2 nhóm quả này. (Một nhóm quả nhỏ hơn và nhóm quả lớn hơn.) (Nhóm lớn nhiều hơn, Nhóm quả nhỏ ít hơn).
- Cô đặt 3 cây xanh và 4 lọ hoa, hỏi nhóm nào nhiều hơn và nhóm nào ít hơn. Cho trẻ so sánh.
+ Trò chơi: Ai thông minh hơn
- Cách chơi: Mỗi con có cái rổ có quả con hãy xếp

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_choi_chu_de_chinh_thuc_vat_chu_de_nhanh.doc