Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề 1: Trường Mầm non thân yêu

TRUYỆN: NGƯỜI BẠN TỐT

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên truyện và các nhân vật trong truyện (Linh, Trang)

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Linh va Trang là hai bạn gần nhà. Một hôm trên đường đi học về Linh giẫm phải mảnh sành, Trang đã giúp Linh băng bó vết thương bằng chiếc khăn thêu cô giáo mới tặng sinh nhật, rồi đưa bạn về nhà. Trang là 1 người bạn tốt vì đã biết giúp bạn khi bạn gặp khó khăn.

2. Kỹ năng:

- Trẻ hứng thú nghe truyện, hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra theo nội dung truyện.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn cách nói cả câu hoàn chỉnh.

3. Thái độ:

- Trẻ biết yêu thương, quý mến, giúp đỡ bạn bè.

II. Chuẩn bị:

- Sách kể chuyện

- Truyện tranh khổ lớn minh họa

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề 1: Trường Mầm non thân yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lớp
- Cho trẻ tập thể dục buổi sáng
- Điểm danh
2. Trò chuyện cùng trẻ
- Cô cho trẻ xúm xít bên cô, chơi trò chơi “năm ngón tay nhúc nhích”
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài mới
- Cô dẫn dắt vào câu chuyện: Hôm nay, cô sẽ kể cho các con nghe 1 câu chuyện rất ý nghĩa về tình bạn. Chúng mình có biết như thế nào là 1 người bạn tốt không? Qua câu chuyện hôm nay, các con sẽ biết như thế nào được gọi là người bạn tốt.
b) Nội dung:
Hoạt động 1: kể truyện cho trẻ nghe
- Kể cụ thể lần 1: cô kể bằng lời, ngữ điệu giọng và các động tác minh họa
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gi?
- Kể cụ thể lần 2: cô vừa kể vừa chỉ vào truyện tranh minh họa
Hoạt động 2: Đàm thoại và trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Trên đường đi học về thì chuyện gì xảy ra?
 - Trang đã làm gì để giúp bạn? (Trang nhớ ra hôm nay là sinh nhật mình, cô giáo tặng mình chiếc khăn thêu rất đẹp. Trang liền lấy ra băng bó cho bạn).
- Sáng hôm sau, Trang vừa ngủ dậy đã thấy ai?
- Linh đã nói gì? (Linh cảm ơn Trang và tặng Trang 1 chiếc khăn thêu mới).
Hoạt động 3: Ý nghĩa giáo dục của truyện
- Qua câu chuyện này các con thấy bạn Trang có phải là người bạn tốt không?
- Nếu là bạn Trang trong trường hợp này, các con sẽ làm thế nào?
- Các con ạ, bạn bè khi chơi với nhau phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Khi bạn gặp khó khăn phải giúp đỡ bạn.
- Cho trẻ hát bài: Lớp chúng mình
- Cho 1 số trẻ đóng vai Linh và Trang trong truyện
3. Củng cố và dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Đánh giá và tuyên dương trẻ.
- Tập thể dục buổi sáng
- Trẻ tham gia trò chơi
- Nói chuyện cùng với cô
- Lắng nghe cô giới thiệu
- Trẻ trật tự lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe và quan sát
- Trẻ trả lời 
 Mỗi câu hỏi 3 – 4 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu (cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời)
- Trẻ hát và vận động theo lời bài hát.
- Tham gia đóng vai
Thứ ba, ngày.tháng.năm....
KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH: 
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết trường MN và các hoạt động của trường, công việc của từng người trong trường, ôn số lượng ít nhiều, hát, đọc thơ về cô giáo, trường MN.
 2. Kỹ năng:
 - Trẻ có khả năng quan sát tốt và trả lời các câu hỏi một cách nhanh nhẹn và chính xác.
 3. Thái độ:
	- Giáo dục trẻ yêu thương bạn bè, kính trọng các cô, các bạn, các bác trong trường lớp, giữ gìn và bảo vệ trường lớp không vẽ bẩn lên tường.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh, ảnh về trường mầm non
- Âm nhạc: trường chúng cháu là trường mầm non
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
1. Ổn định lớp
- Cho trẻ tập thể dục buổi sáng
- Điểm danh
2. Trò chuyện cùng trẻ
- Trò chuyện với trẻ về trường mầm non
3. Bài mới
Hoạt động 1:
- Cô bắt nhịp bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non”
 Hoạt động 2: Cùng tìm hiểu về trường mầm non của bé
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Trường của chúng ta tên là gì?
- Trong trường gồm có những ai?
- Các con thấy các cô làm những việc gì?
- Các cô hàng ngày dạy các con múa hát, kể chuyện, đọc thơ, học toán, học chữ... Vậy các con có yêu cô giáo của mình không? Yêu cô các con phải làm gì cho cô vui?
- Lớp mẫu giáo chúng ta là lớp gì?
Hoạt động3: Chia lớp thành 2 nhóm:
- Bên phải cô là nhóm bạn trai, bên trái cô là nhóm bạn gái. 2 nhóm quay mặt vào nhau và lần lượt gọi tên các bạn trong lớp mình
Hoạt động4: Quan sát lớp học
- Lớp mình có những đồ dùng, đồ chơi gì? Các góc chơi nào?
- Các con có thích chơi những đồ chơi đó không?
- Cô cho các con chơi thì các con phải làm sao?
- Khi chơi xong các con phải làm sao?
- Đến trường mẫu giáo các con thấy thế nào?
- Đến trường các con gặp ai?
- Vậy vào lớp các con gặp cô thì phải làm gì?
- Đối với bạn thì phải thế nào?
- Khi có khách đến lớp, các con phải làm sao?
- Cho cả lớp chơi trò chơi “ tìm bạn thân.”
3. Củng cố và dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Đánh giá và tuyên dương trẻ.
- Tập thể dục buổi sáng
- Nói chuyện cùng với cô
- Cả lớp cùng hát
- Trẻ trả lời 
Mỗi câu hỏi 3 – 4 trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện xếp hàng và gọi tên các bạn trong lớp theo yêu cầu của cô.
- Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi của cô.
- Cả lớp hát 
- Cả lớp tham gia trò chơi
Thứ tư, ngày.tháng.năm....
TẠO HÌNH: TÔ MÀU TRANH TRƯỜNG MẦM NON
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
	- Trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm của trường mầm non và biết vận dụng 1 số nét vẽ cơ bản
2. Kỹ năng:
- Biết phối hợp các kĩ năng như: vẽ đúng hình dạng, chọn màu, quan sát, sáng tạo khi vẽ.
3. Thái độ: :
 - Biết cầm bút và ngồi đúng cách, biết yêu quý sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh trưởng mầm non, bút chì màu..
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
1. Ổn định lớp
- Cho trẻ tập thể dục buổi sáng
- Điểm danh
2. Trò chuyện cùng trẻ
- Cho trẻ hát bài hát: Vui đến trường.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Cô treo tranh tô màu mẫu trường mầm non.
- Đây là gì?
- Trong hình vẽ những gì?
- Màu của các chi tiết: mái nhà màu gì? Cửa màu gì?..
- Các con thích gì trong bức tranh này nhất?
Hoạt động 2 : Cô hướng dẫn trẻ tô màu: 
- Cô giáo có thể tô áo dài màu xanh nước biển, các bạn có thể tô quần màu đỏ, vàng, cây màu xanh, các đồ chơi tô sao cho phù hợp và phong phú.
- Cô bao quát lớp, nhắc nhở học sinh tô màu, giữ vở sạch đẹp, trật tự..
Hoạt động 3: nhận xét sản phẩm.
- GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để nhận xét, đánh giá
- GV gọi 2 – 3 HS nhận xét.
3. Củng cố và dặn dò
- GV nhận xét tiết hoc
- Đánh giá và tuyên dương trẻ.
- Tập thể dục buổi sáng
- Cả lớp cùng hát
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trật tự lắng nghe
- Trẻ đưa bài lên để nhận xét
- Trẻ nhận xét màu sắc và chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
Thứ năm , ngày.tháng.năm....
	TOÁN: BẰNG NHAU VỀ SỐ LƯỢNG
	PTVĐ: VĐCB: Bò bằng bàn tay và cẳng chân
	 TCVĐ: Qua cầu tìm đồ chơi 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
	- Trẻ biết so sánh, nhận biết sự bằng nhau về số lượng giữa hai nhóm đồ vật.
	- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng tay nọ chân kia để bò.
2. Kỹ năng: 
	- Rèn cho trẻ khả năng quan sát và tư duy.
	- Trẻ biết kĩ năng vận động và biết phối hợp với bạn trong khi chơi.
3. Thái độ: 
	- Giáo dục trẻ có ý thức tập trung trong giờ học.
	- Trẻ nghe theo hiệu lệnh của cô và tích cực, hứng thú trong luyện tập.
II. Chuẩn bị: 
- Hai hộp đựng có số khăn mặt và số bàn chải bằng nhau, rổ đựng số sách và bút bằng nhau
- Một số đồ chơi, đồ dùng có khối lượng bằng nhau, từng cặp hai nhóm được xếp cạnh nhau hoặc ghép đôi để xung quanh lớp
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
1. Ổn định lớp
- Cho trẻ tập thể dục buổi sáng
- Điểm danh
2. Nội dung: 
TIẾT 1: TOÁN
Hoạt động 1: Ôn kĩ năng ghép đôi 1-1;
- Chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh (khi nghe hiệu lệnh, mỗi trẻ phải ngồi vào một ghế)
Hoạt động 2: nhận biết sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm:
- Có mấy hộp đựng đồ? 
- Các con có muốn biết bên trong có những gì không? Bạn nào có thể lên mở giúp cô nào? 
- Trong hộp có mấy chiếc khăn? 
- Còn hộp thứ 2 là gì nhỉ? 
- Có bao nhiêu bàn chải đánh răng?
- Có nhận xét gì về khăn mặt và bàn chải?
- Chúng có số lượng như thế nào với nhau? Vì sao?
Hoạt động 3: Đếm số lượng sách và bút trong rổ
- Trong rổ có gì nhỉ ? 
- Có bao nhiêu quyển sách ? 
- Ngoài sách ra trong rổ còn có gì nữa ? 
- Cần phải lấy bao nhiêu bút nữa để bằng số sách? 
- Vậy sách và bút như thế nào với nhau ? Vì sao? 
+ Liên hệ thực tế: Tìm trong lớp có đồ dùng, hay đồ chơi có số lượng bằng nhau.
TIẾT 2: PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG 
Hoạt động 4: Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay, vai.
- Động tác chân.
-Động tác lườn.
- Động tác bật.
- Cho trẻ chuyển đội hình thành hai hàng dọc quay mặt vào nhau.
Hoạt động 5: Vận động cơ bản: Bò bằng bàn tay và cẳng chân
- Giới thiệu tên vận động
- Làm mẫu 3 lần
- Lần 1: cô không phân tích
- Lần 2: cô phân tích: chuẩn bị trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh bò, bò phối hợp tay chân nhịp nhàng, mắt nhìn hướng bò và quan sát vật cản. Bò xong cô đứng dậy và đi về cuối hàng.
- Lần 3: cô nhắc lại một số điểm chính: bò phối hợp nhịp nhàng, khéo léo không làm đổ vật cản.
- Gọi 1 – trẻ lên tập thử.
- Cho cả lớp tập: cho trẻ ở hai hàng lần lượt ra tập, cho trẻ tập 3 lần, lần 3 thi đua giữa các đội. Trong quá trình trẻ tập, cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 6: Trò chơi vận động
- Qua cầu tìm đồ chơi.
3. Củng cố và dặn dò
- GV nhận xét tiết hoc
- Đánh giá và tuyên dương trẻ.
- Hướng dẫn và dặn dò trẻ làm bài tập ở nhà: nối số lượng bằng nhau trong vở toán
- Tập thể dục buổi sáng
- Tham gia trò chơi: Từng nhóm 4 trẻ lên chơi
- Trẻ trả lời
- 1 trẻ lên mở và đếm số lượng
- Cả lớp đếm lại: 1-2-3
- 1 trẻ lên mở và đếm số lượng
- Trẻ trả lời
- Trẻ xếp ra và đếm
- Cho trẻ xếp 3 bút ra 
Quan sát và trả lời
- Cả lớp cùng tập.
- Trẻ quan sát cô làm mẫu và nghe cô phân tích động tác
- 1 – 2 trẻ lân tập thử.
- Cả lớp tập.
Thứ sáu, ngày.tháng.năm....
ÂM NHẠC: DẠY HÁT: Mầm non mừng hội
 NGHE HÁT: Ngày đầu tiên đi học
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
	- Trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu của bài hát.
	- Trẻ thích thú khi nghe cô hát và cảm nhận được nhịp diệu, tình cảm trong bài hát
2. Kỹ năng: 
	- Trẻ chú ý nghe cô hát, biết vỗ tay phối hợp nhịp nhàng 
	- Phát triển tai nghe của trẻ thông qua trò chơi, luyện các giác quan nhanh nhẹn
3. Thái độ: 
	- Trẻ cảm nhận được tình cảm của bài hát và biểu hiện tình cảm khi hát
	- Giáo dục trẻ biết yêu thương cha mẹ, thầy cô và bạn bè
II. Chuẩn bị: 
- Nhạc bài hát : Ngày đầu tiên đi học
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Lưu ý
1. Ổn định lớp
- Cho trẻ tập thể dục buổi sáng
- Điểm danh
2. Trò chuyện cùng trẻ
- Trò chuyện cùng trẻ và cho trẻ hát bài: Vui đến trường
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài mới: Chúng mình đã được nghe, được học và cũng đã thuốc rất nhiều bài hát. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với chúng mình bài hát: Mầm non mừng hội.
b) Nội dung:
Hoạt động 1: :Dạy hát: Mầm no

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_choi_chu_de_1_truong_mam_non_than_yeu.doc