Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 24

LUYỆN TẬP CHUNG (trang123 )

I- Mục tiêu

1.Kiến thức: Biết vận dụng các công thức để tính diện tích các hình đã học và giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

* HSKT: Làm được BT1.

2.Kĩ năng: Làm nhanh và đúng các bài tập. Kĩ năng tính diện tích các hình đã học và giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

3.Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tiễn.

II.Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng nhóm, Kẻ lờn bảng (Bài2-tr 123).

 

doc27 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu hỏi - Đội 2 dùng bản đồ TNTG để trả lời đội 1, nếu trả lời đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bản trả lời bị loại khỏi cuộc chơi. Sau đó đội 2 lại ra câu hỏi cho đội 1. Mỗi đội được hỏi 6 câu.
+ Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi đội nào còn nhiều thành viên hơn đội đó thắng cuộc.
- GV tổng kết trò chơi.Tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động 3.So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu á và châu Âu
- GV: cho HS làm trên VBT.
- HS : nối tiếp trình bày. 
- GV: hoàn thành vào vở.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
(1p)
(10p)
(15p)
- Một số câu hỏi:
1. Hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu á.
2. Bạn hãy chỉ và nêu giới hạn châu á ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc.
3. Bạn hãy chỉ và nêu tên các khu vực ở châu á.
4. Bạy hãy nêu tên và chỉ dãy núi "nóc nhà của thế giới".
5.Chỉ khu vực Đông Nam á trên bản đồ.
6.Chỉ vị trí của đồng bằng Tây Xi- bi a
7. Bạn hãy chỉ và nêu tên dãy núi là ranh giới phía Đông của châu Âu với châu á. 
8. Bạn hãy nêu vị trí của châu Âu
9. Kể tên các đại dương, châu lục tiếp giáp với châu Âu.
10. Chỉ dãy núi An - pơ.
11. Chỉ và nêu tên con sông lớn ở Đông Âu.
Kết quả
Diện tích
b. Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục
a. Rộng 10 triệu km2
Khí hậu
c. Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới.
d. Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hoà.
Địa hình
e. Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích có đỉnh núi Ê - vơ - rét cao nhất thế giới.
g. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ Tây sang Đông.
Chủng tộc
i. Chủ yếu là người da vàng
h. Chủ yếu là ngườida trắng
Hoạt động kinh tế
k. Làm nông nghiệp là chính
l. Hoạt động công nghiệp phát triển.
4.Củng cố: (2p)
- GV nhắc lại nội dung bài ôn tập.
5. Dặn dò: (1p). Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài mới.
Thứ tư ngày 27 tháng 02 năm 2013
Toán Tiết 118
Bài đọc thêm:
Giới thiệu hình trụ. giới thiệu hình cầu
(trang 125)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Xác định, nhận biết đồ vật có dạng hình trụ hình cầu.
* HSKT: Nhận biết đồ vật có dạng hình trụ hình cầu.
2. Kĩ năng: Nhận dạng hình trụ và hình cầu.
3. Thái độ: Có ý thức học tập chăm chỉ.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Bộ đồ dùng dạy học toán.	
HS : Quả bóng, viên bi, hộp chè
III- Các hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- HS làm bài tập 1tiết trước.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Giới thiệu hình trụ
- GV:đưa ra khối hộp có dạng hình trụ và giới thiệu mặt đáy và mặt xq
- HS : quan sát ghi nhớ
- GV : vẽ hình lên bảng (SGK)
+CH : Hình này có mấy mặt đáy, các mặt đáy có hình gì? như thế nào so với nhau? Có mấy mặt xung quang?)
- GV : cho HS nhắc lại đặc điểm của hình trụ
Hoạt động 3. Giới thiệu hình cầu
- GV: cho HS quan sát quả bóng, quả địa cầuQuả bóng và quả địa cầu có dạng hình gì?
- GV cho học sinh lấy ví dụ về hình cầu.
- GV: nhận xét và kết luận.
Hoạt động 4. Luyện tập.
- GV: yêu cầu HS quan sát hình SGK
- HS : quan sát và thảo luận theo nhóm 
- HS : nối tiếp nhau nêu kết quả
- GV : nhận xét và kết luận.
- GV : hướng dẫn tương tự bài 1
- GV : cho HS thi kể nối tiếp theo tổ
- HS : thi kể
- GV nhận xét và kết luận.
(1p)
(8p)
(8p)
(11p)
+ Hình trụ có 2 mặt đáy là hình tròn bằng nhau 
+ có 1 mặt xung quanh.
- hình cầu
- Ví dụ : trái đất, quả bóng bàn, ...
Bài tập 1
- Hình A và e là hình trụ.
Bài tập 2
- Kết quả.
Quả bóng bàn và viên bi là hình cầu.
Bài tập 3
Hình trụ: hộp sữa, hộp chè,..
Hình cầu: Quả địa cầu, viên bi, quả bóng bàn,
4. Củng cố: (1p)
- GV nhắc lại nội dung bài , nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p)
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới. 
Luyện từ và câu Tiết 47
 Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh(trang 59)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:Tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ An ninh.
* HSKT: Làm được BT1.
- Hiểu được nghĩa của các từ đã cho trong bài tập
2. Kĩ năng: Vận dụng sự hiểu biết để làm các bài tập SGK
3.Thái độ: Có ý thức học tập chăm chỉ
II- Đồ dùng dạy học
- GV: 
III- Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức : (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- HS lên đặt câu ghép và phân tích cấu tạo câu mình đặt.
- GV nhận xét và chữa bài
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Luyện tập
- GV : cho HS đọc yêu cầu
- HS : tự làm bài cá nhân
- HS : nối tiếp nêu ý kiến (HSG giải thích và sao chọn ý đó)
- GV : giải thích từ an ninh.
- GV : nhận xét và kết luận
- GV : cho HS đọc yêu cầu.
- HS : tự làm bài cá nhân vào vở
- GV : nhận xét và kết luận
(1p)
(18p)
Bài 1
Kết quả đúng.
- Dòng đúng nghĩa vời từ an ninh là :An ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
-An ninh là từ ghép Hán Việt, lặp nghĩa gồm 2 tiếng, tiếng an có nghĩa là yên ổn trái với nguyên hiểm, tiếng ninh có nghĩa là yên lặng bình yên.
Bài 2 (Giảm tải)
Bài 3. (Giảm tải)
Bài 4
- Từ ngữ chỉ việc làm: Nhớ số điện thoại của cha mẹ, người thân, gọi ĐT 113 hoặc 114, 115..., kêu lớn để người xung biết
- Từ ngữ chỉ cơ quan tổ chức: Nhà hàng ,cửa hiệu, trường học, công an...
- Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên: ông, bà, chú , bác, người thân, hàng xóm...
4. Củng cố: (2p)- Nhắc lại nội dung bài
5. Dặn dò: (1p). VN học bài , chuẩn bị bài tiếp theo.
khoa học Tiết 48
An toàn và tránh lãng phí 
 khi sử dụng điện (trang 98)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
* HSKT: Biết sử dụng tiết kiệm điện.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng tiết kiện điện năng nhưng phải an toàn.
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm năng lượng.
II. đồ dùng dạy học
- GV:	Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức : (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Các biện pháp phòng tránh bị điện giật
- GV : cho HS quan sát hình SGK
- HS : nêu nội dung từng bức tranh
+CH : Khi ở nhà và ở trường bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác.
- GV nhận xét và kết luận 
- HS :đọc mục bạn cần biết (t.98-sgk)
Hoạt động 3: Thực hành
- GV: chia lớp thành 4 nhóm
- HS :đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi sgk- t.99
- đại diện các nhóm nêu ý kiến
+CH :Nêu vai trò của cầu chì và công tơ điện ?(HSG)
Hoạt động 4: Tiết kiện điện
- GV : cho HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến
+CH :Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện?(HSG)
+CH: Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.?
(1p)
(11p)
(9p)
(10p)
- tranh 1: Hai bạn nhỏ chơi thả diều ngay dưới đường dây điện đây là việc không nên làm vì rất dễ gây chập điện
-tranh 2: Một bạn nhỏ đang sờ tay và ổ điện là việc không nên làm vì dễ gây điện giật.
- không chạm vào chỗ hở của đường dây điện
- khi thấy dây điện bị đứt cần tránh xa
- khi nhìn thấy bị điện giật phải cắt nguồn điện, dùng gậy khô...gạt ra.
- Nếu sử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ dùng điện có số vôn quy định là 6V đó sẽ bị cháy vì do nguồn điện lớn hơn mức quy định.
-Vai trò của cầu chì: ngắt mạch điện khi dòng điện quá mạnh tránh được những sự cố nguy hiểm về điện.
Công tơ điện dùng để đo năng lượng điện đã dùng.
- Điện là nguồn năng lượng rất cần thiết để vận hành máy móc hoạt động sản xuất,... Vì thế ta phải sử dụng tiết kiệm điện.
+ Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt... tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là...
4. Củng cố: (2p)
- GV nhắc lại nội dung bài. HS liện hệ cách tiết kiệm điện ở gia đình.
5. Dặn dò: (1p)
- Về nhà học bài và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2013
Toán Tiết 119
 Luyện tập chung
 (trang 127)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết tình diện tích hình thang, hình tam giác, hình bình hành, hình tròn.
* HSKT: Làm được BT1.
2.Kĩ năng: Vận dụng các công thức để làm các bài tập.
3.Thái độ: Có ý thức học tập.
II.đồ dùng dạy học.
GV: com pa, hình minh hoạ SGK.
HS : 
III- Các hoạt động dạy - học.
1.ổn định tổ chức(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong tiết học)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Luyện tập.
- HS : đọc yêu cầu.
- HS : thảo luận nhóm và nêu cách giải bài tập.
- HS : nêu ý kiến. 
- GV kết luận. 
- HS làm bài vào vở ý a,(HSG làm cả bài) 1HS trình bày. 
- GV nhận xét và chữa bài.
- HS :đọc yêu cầu bài tập.
- GV : cho HS nhắc quy tắc tính diện tích hình bình hành ( tích của hai đường chéo chia cho 2).
- HS tự làm bài.
- 1HS lên bảng thực hiện. 
- GV nhận xét và chữa bài.
- GV: cho HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tròn.
- HS : thực hiện bài vào vở và đổi chéo vở kiểm tra.
- 1 HS trình bày miệng bài giải.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
(1p)
(30p)
Bài tập 1
Bài giải
a. Diện tích hình tam giác ABD là:
 4 x 3 : 3 = 6 (cm2)
Diện tích hình tam giác BDC là:
 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
b. Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là: 
 6 : 7,5 = 0,8
 0,8 = 80%
 Đáp số: a. 6 cm2; 7,5 cm2
 b. 80%
Bài tập 2
Bài giải
Diện tích hình bình hành MNPQ là:
12 x 6 = 72 (cm2)
Diện tích hình tam giác KQP là:
12 x 6 : 2 = 36 (cm2)
Diện tích hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là:
72 - 36 = 36 (cm2)
Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diên tích của hình tam giác MKQ và hình tam tam giác KNP.
Bài tập 3
Bài giải
Bán kính hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích hình tròn là:
2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần hình tròn được tô màu là 19,625 - 6 = 13,625 (cm2)
 Đáp số: 13,625 cm2
4.Củng cố : (2p)
- GVnhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài và làm lại các bài tập.
Tập làm văn Tiết 47
Ôn tập về tả đồ vật(trang 63)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :Tìm được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) ; tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá. 
* HSKT: Tìm được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài của BT1).
2. Kĩ năng : Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc.
3.Thái độ : Yêu quý các đồ vật
II- Đồ dùng dạy học 
GV : 
HS : 
III-

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_24.doc
Giáo án liên quan