Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016 - Lưu Thị Hợp

TOÁN

Luyện tập

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố

- 1 số kiến thức về PS thập phân, PS.

- Kĩ năng viết các số thập phân trên một đoạn của tia số; chuyển một số phân số thành phân số thập phân; giải bài toán về tìm giá trị của 1 PS cho trước (làm được các bài tập 1, 2, 3)

- Tích cực, chủ động học tập.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ vẽ tia số của bài tập 1

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ 3’

- Cho HS làm lại bài 1, 2 của tiết trước.

2 .Bài mới 32’

a. Giới thiệu bài (1')

b. Hướng dẫn HS luyện tập (30- 32')

 

doc22 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016 - Lưu Thị Hợp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
I. Mục tiêu: Học xong bài này,HS biết.
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào.
- Kính trọng Nguyễn Trường Tộ.
II. Đồ dùng dạy học -Hình trong sách giáo khoa, phiếu HT.
*ND phiếu HT
	1. Phiếu HT nhóm đôi
+ Năm sinh, năm mất, quê quán của Nguyễn Trường Tộ?
+Trong cuộc đời ông đã được đi những đâu, tìm hiểu những gì?
+ Ông có suy nghĩ gì để cứu nước nhà ra khỏi tình trạng lúc bấy giờ?
	2. Phiếu HT nhóm 4
- Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao?
- Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ?
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng?
- Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 3 – 4’
- Hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?
- Tình cảm của nhân dân ta đối với Trương Định như thế nào?
2.Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài 1- 2’
HĐ2. Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ. 5 - 7'
- Yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK kết hợp việc chuẩn bị bài ở nhà trao đổi nhóm đôi theo các câu hỏi trong phiếu học tập. 
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Theo em, tại sao thực dân Pháp lại dễ dàng xâm lược nước ta?
- Vậy nước ta cần phải làm gì để tránh lạc hậu?
HĐ3. Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 13 - 15'
- GV chia nhóm 4, giao phiếu học tập cho các nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo. 
- Giáo viên hỏi thêm: Việc vua quan triều đình nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là người thế nào? 
- GV KL.
3. Củng cố - dặn dò 2 - 3'
- Yêu cầu HS đọc phần tóm tắt SGK.
- Dặn HS: ghi nhớ kiến thức đã học. Kính trọng bậc hiền tài Nguyễn Trường Tộ .
- HS thảo luận.
- HS đại diện.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
 - Đại diện nhóm trả lời, mỗi nhóm 1 ý.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Một số HS nêu ý kiến
- 2HS.
Tiết 6	KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu
- Chọn được 1 câu truyện đã nghe (đã đọc) viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kẻ lại đực rõ ràng, đủ ý. (HS có thể tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện 1 cách tự nhiên, sinh động. 
- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Biết kính trọng, học tập các anh hùng, danh nhân của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ viết tiêu chí đánh giá kể chuyện
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra 5’ - Gọi 2 HS tiếp nối nhau kể lại truyện Lý Tự Trọng và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
2. Bài mới 30-32’
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn HS kể chuyện : 
a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
- GV gạch chân từ: đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân nước ta.
- GV giải nghĩa từ danh nhân.
- GV nhắc nhở chung về tìm truyện, cách kể..
b.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị kể
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi lại những nội dung chính của truyện để dễ nhớ trong khi kể.
c. HS thực hành kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
+ Kể chuyện trong nhóm:
GV nhận xét.
* Khuyến khích học sinh kể được cả câu chuyện và có minh hoạ bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt; chọn được câu chuyện ngoài SGK.
- Một HS đọc đề bài,
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Học sinh tự lập dàn ý cho câu chuyện mình sẽ kể. 
- HS kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Thi kể trước lớp, kể xong nói ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất
*Học sinh kể theo khả năng của mình: một đoạn, một số đoạn, cả câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:(3-4ph)
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Khuyến khích HS về kể lại chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị bài tuần sau
_________________________________________
Tiết 7	HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
(Có giáo án kèm theo)
Thứ năm, ngày 3 tháng 9 năm 2015
Tiết 1	 TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và Chiều tối (BT1).
- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết trước, viết một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
- Giáo dục ý thức tự giác, cách quan sát. 
+HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường tự nhiên ở BT1, qua đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn những cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học : - Tranh ảnh rừng tràm
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra 5’
- Gọi HS đọc dàn ý tả cảnh một buổi 
trong ngày đã làm ở tiết trước.
2. Bài mới 30-32’
HĐ1. Giới thiệu bài 
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
- Cho HS đọc nội dung bài tập.
- GV giới thiệu tranh ảnh về rừng tràm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. 
- Gọi HS nêu những hình ảnh mình thích. Nêu rõ lí do?
- GV KL, giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của MT thiên nhiên, GD HS ý thức bảo vệ MT.
Bài 2 – Nêu yêu cầu của bài?
- Định hướng cho HS chọn viết một đoạn trong phần thân bài.
- Gọi 1- 2HS đọc dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn để viết thành đoạn văn.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn của mình.
- GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt cho HS.
2 HS đọc
- 2HS đọc. 
- HS thảo luận nhóm đôi, đọc thầm và gạch chân những hình ảnh mình thích, giải thích lí do. 
- 1 số HS nêu.
- HS theo dõi.
- HS nêu
- 1HS.
- HS nêu ý kiến của mình theo yêu cầu của bài.
- HS cả lớp viết bài.
- HS đọc bài của mình trước lớp. 
3. Củng cố- dặn dò 3’
- Cho HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. Dặn HS về quan sát cơn mưa ghi lại kết quả quan sát.
_____________________________________________
Tiết 2	TOÁN
Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số
I. Mục tiêu:	Giúp HS
- Củng cố cách thực hiện phép nhân, chia hai phân số.
- Củng cố kĩ năng thực hiện nhân, chia 2 phân số, giải các bài toán có liên quan ( làm bài1(cột 1, 2), bài 2 (a, b, c), bài 3).
- Rèn tính chính xác, khoa học, yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 5’
- Nêu cách cộng, trừ hai PS . HS có thể làm lại bài 1 của tiết trước. 
2- Dạy- học bài mới (10-12ph)
	Ôn tập về phép nhân và phép chia hai phân số.
	GV học sinh học sinh nhớ lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số. Ví dụ: rồi gọi HS nêu cách tính trên bảng. HS khác làm vở nháp rồi chữa bài.
	Gọi một vài Hs nêu cách thực hiện phép nhân hai phân số.
Làm tương tự với phép chia .
HS nêu lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số.
* Khuyến khích các em tự lấy ví dụ như với phép cộng, phép trừ để nhớ lại kiến thức đã học.
Bài 1:Cột 1,2
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
- Khuyến khích học sinh làm cả cột 3,4.
- Chốt lại kĩ năng giải đúng.
- HS nêu yêu cầu.
- Tự làm theo khả năng vào giấy nháp.
- HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét kết quả.
Bài 2: a,b,c
- Khuyến khích học sinh làm cả phần d.
Chữa bài
Bài 3:
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Chấm chữa bài, nhận xét kết quả.
 - Học sinh làm bài theo khả năng.
 - HS làm bảng
- HS đọc đề toán, phân tích dữ kiện bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi cách làm và làm bài.
- Tự làm vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
Diện tích của tấm bìa là
 ( m2)
Diện tích mỗi phần là:
 (m2)
 Đáp số: m2
3. Củng cố dặn dò 3'
- Yêu cầu HS nêu cách nhân, chia phân số.
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3	CHÍNH TẢ
Lương Ngọc Quyến
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Nắm được mô hình cấu tạo vần. Ghi lại đúng phần vần của tiếng trong bài tập 2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình theo YC ( BT3). (Giảm bớt các tiếng có vần giống nhau ở BT 2)
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép BT3 .
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra (5’):
 - 2 HS viết bảng, lớp viết nháp: nghe ngóng, kiên quyết..
- 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh ,ng/ngh , c/k
2. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài 1’
HĐ2. Hướng dẫn HS nghe-viết 22-25’
- GV đọc bài chính tả.
- Em biết gì về Lương Ngọc Quyến? Ông được giải thoát khỏi nhà giam khi nào?
- Yêu cầu HS tìm từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong bài.
- Đọc cho HS viết từ khó.
- Nêu cách trình bày bài viết?
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi .
- Chấm 1 số bài - Nhận xét.
HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 2: (Giảm bớt các tiếng có vần giống nhau ở BT 2)
- Yêu cầu HS làm bài - nêu KQ.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS làm bài , chữa bài.
- GV chốt.
- Theo dõi SGK
- Đọc thầm lại bài chính tả.
- HS TL.
- HS tìm , nêu
- Lớp viết nháp, 2 HS viết bảng lớp.
- 1 HS nêu cách trình bày.
- HS viết bài.
- HS đổi vở, soát lỗi 
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- Đọc thầm, làm vở BTTV(8- 10 tiếng), nêu KQ, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Tự làm vào vở BTTV. 
- 1 HS làm bảng phụ, lớp NX, chữa bài.
- Đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau.
3. Củng cố, dặn dò 3’
- Cho HS nêu cấu tạo của phần vần.
- Dặn dò: luyện viết chữ viết sai; chuẩn bị bài sau.
Tiết 4	HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
GD An toàn giao thông
Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- HS biết những quy định với người đi xe đạp; lên, xuống xe và dừng đỗ xe an toàn, nắm được những điều cần và cấm khi đi xe đạp.
- Có kĩ năng lên, xuống, dừng đỗ xe đạp.
- Giáo dục HS ý thức thực hiện đúng luật lệ giao thông đường bộ.
II. Đồ dùng
- GV: Sân tập.
- HS: Xe đạp (Theo nhóm)
III. Hoạt động dạy học
1 Kiểm tra 3 - 5'
- Khi đi xe đạp trên đường em thường đi như thế nào?
2. Bài mới
a, Giới thiệu bài 1'
b, Nội dung bài 25 - 27'
HĐ1: Những điều cần biết khi đi xe đạp
- Yêu cầu HS quan sát hình 8 - 9 SGK- Hình chụp những gì?
- Những người đi xe đạp ở trong hình đi ở phần đường nào?
- Khi sang đường họ cần phải làm gì?
-Vậy đi xe đạp thế nào mới đúng quy định?
- Em đi đến trường bằng phương tiện nào? Khi đi xe đạp em tuân thủ những quy định nào?
- Nếu đi xe đạp từ ngõ hẻm, cổng trường,... ra ngoài đường chính, ta phải làm gì?
- GV KL: những điều cần thiết khi đi xe đạp
- Yêu cầu HS nêu lại.
HĐ2: Những điều cấm khi đi xe đạp
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK- Trong hình ai là người đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp?
- Theo em, khi đi xe đạp cần tránh điều gì?
- GV KL: Những điều cần tránh khi đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_2_nam_hoc_2015_2016_luu_thi_hop.doc
Giáo án liên quan