Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 15

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.

 - Vận dụng để tìm x, và giải các bài toán có lời văn.

 *HSKT: Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.

2. Kĩ năng:

 - Luyện kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân, tìm x, và giải các bài toán có lời văn.

3. Thái độ:

- Yêu thích và say mê học toán. Tự giác, ý thức kỉ luật trong học tập.

 

doc34 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức: (1p) - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ : (2p)
 - CH : Kể tên một số trung tâm công nghiệp của nước ta ? (Trung tâm công nghiệp Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Thái Nguyên...)
 - GV nhận xét.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Hoạt động thương mại.
- GV Y/c HS thảo luận cặp và trả lời các câu hỏi sau:
+ CH: Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?
+CH: Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước?
+ CH: Nêu vai trò của các hoạt động thương mại?
+ CH: Kể tên một số hàng xuất khẩu ở nước ta?
+ CH: Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu?
- HS chỉ bản đồ kinh tế nơi phân bố của một số ngành thương nghiệp.
- HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Ngành du lịch ở nước ta.
- GV Y/c HS thảo luận theo nhóm 3 và trả lời các câu hỏi sau
+ CH: Em hãy nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta?
+ CH: Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên?
+ CH: Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi
- GV gọi 2-3 HS lên bảng chỉ bản đồ tự nhiên Việt Nam các điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. 
 - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. 
- GV giảng và kết luận. 
- GV gọi 2 HS nêu phần ghi nhớ của bài (SGK-95).
(1p) 
(14p) 
(14p) 
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên các phố.
+ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất nước ta.
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, các mặt hàng thủ công, nông sản, thuỷ sản
+ Việt Nam thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu để sản xuất, xây dựng.
+ Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.
+ Lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên vì: 
- Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Nhiều lễ hội truyền thống.
- Các loại dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện.
- Có nhiều di sản văn hoá được công nhận .
- Nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao.
- Nước ta có hệ thống an ninh nghiêm ngặt tạo cảm giác an toàn cho khách du lịch.
- Người Việt Nam có tấm lòng hào hiệp và mến khách.
+ Huế, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đền Hùng, Sa Pa, Đà Lạt
4. Củng cố: (2p) HS nhắc lại ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) 
- Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới: Ôn tập (Trang 101).
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012
Toán Tiết 73
Luyện tập chung (trang 73)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân. Vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có lời văn, tìm x.
*HSKT: Biết thực hiện các phép tính với số thập phân.
2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân, tính giá trị của biểu thức, giải bài toán có lời văn. Kỹ năng tìm x.
3. Thái độ: Yêu thích và say mê học toán. Tự giác, ý thức kỉ luật trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: 
HS : bảng con (BT1)
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức: (1p) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :(3p) Tính:
 a) 400 + 50 + 0,07 = 450 + 0,07 
 = 450,07
 b) 30 + 0,5 + 0,04 = 30,5 + 0,04 = 30,54
- GV: nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò 
 TG
 Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập
- HS: Đọc yêu cầu bài 1.
- GV hướng dẫn HS làm.
- HS làm vào bảng con.
- GV + HS : Nhận xét chữa bài. 
-HS: Đọc yêu cầu.
- GV: Hướng dẫn HS làm vào vở, đổi bài kiểm tra chéo.
- HS: Nhận xét.
- GV: Nhận xét, chữa bài, cho điểm.
- HS: Đọc bài 3:
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tóm tắt.
- 1HSlàm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở.
- GV: Chấm chữa bài nhận xét.
- HS: Đọc bài 4.
- GV: Hướng dẫn phân tích đề.
- GV: Hướng dẫn HS làm 
- 2HS lên bảng làm, cả lớp tự làm vào vở.
- GV: Chấm chữa bài nhận xét.
(1p)
(27p)
Bài 1(73): Tính 
 a) 266,22 : 34 = 7,83 
 b) 483 : 35 = 13,8
 c) 91,08 : 3,6 = 25,3 
 d) 3 : 6,25 = 0,48
Bài 2( 73): Tính:
a) ( 128,4 – 73,2 ) : 2,4 – 18,32
 = 55,2 : 2,4 – 18,32
 = 23 – 18,32 = 4,68
b) 8,64 : (1,46 + 3,34 ) + 6,32
 = 8,64 : 4,8 + 6,32
 = 1,8 + 6,32 = 8,12
Bài 3(73)
 Tóm tắt:
1 giờ: 0,5 dầu
120 : .? giờ
 Bài giải
 Số giờ mà động cơ đó chạy được là:
 120 : 0,5 = 240 ( giờ)
 Đáp số: 240 giờ.
Bài 4(73)
 a) - 1,27 = 13,5 : 4,5
 - 1,27 = 3
 = 3 + 1,27
 = 4,27
b) +18,7 = 50,5 : 2,5
 + 18,7 = 20,2
 = 20,2 – 18,7
 = 1,5
c) 12,5 = 6 2,5
 12,5 = 15
 = 15 :12,5
 = 1,2
 4. Củng cố: (2p)
 - HS nhắc lại bài học. 
 - GV nhắc lại nội dung bài, nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: (1p) Về làm bài tập, chuẩn bị bài: Tỉ số phần trăm (trang 73).
Luyện từ và câu Tiết 29
Mở rộng vốn từ: hạnh phúc ( Trang 146)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức : Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc(BT1) tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT 2,3). Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.
*HSKT: Hiểu và làm BT1.
2. Kĩ năng: 
- Kỹ năng hiểu nghĩa của từ, tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc. 
3.Thái độ: Giáo dục HS biết cùng gia đình chung sống hạnh phúc.
II. Đồ dùng dạy- học
GV: Bảng phụ (Bài tập 2)
HS: 
III. Các hoạt động dạy- học 
1. ổn định tổ chức: (1p) - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ :(3p)
+ CH: tìm 3 động từ, 3 tính từ, 3 danh từ ( ĐT: đi, nằm, nói, TT: xanh, đẹp, nóng; DT: sông, hồ, Nguyễn Trãi)
- GV: Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
 TG
 Nội dung
Hoạt động 1.Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập.
- HS: Đọc bài 1 
- GV: Yêu cầu HS thảo luận cặp nêu kết quả.
- HS: Thảo luận cặp
+ CH: Chọn ý thích hợp nhất để giảI nghĩa từ hạnh phúc:
- GV: Nhận xét kết luận.
- HS: Đọc yêu cầu bài 2. 
- GV: Phát bảng phụ cho 1 HS tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc. HS khác làm vào vở.
- HS: Trưng bảng phụ).
- GV: Nhận xét chữa bài. 
- HS : Đọc bài tập bài 4.
- GV: Hướng dẫn HS làm bài nhóm 3.
- HS thảo luận nêu kết quả:
- HS nhận xét.
- GV: Nhận xét, cho điểm. 
(1p)
(26p)
Bài 1(146):
b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện
Bài 2(147):
* Những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc: sung sướng, may mắn,
* Những từ trái nghĩa với từ hạnh phúc: Bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực
Bài 3( 147): Giảm tải
Bài 4( 147):
* Tất cả các yếu tố trên đều có thể tạo nên hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất. Nếu:
+ Một gia đình nếu con cái học giỏi nhưng bố mẹ mâu thuẫn, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rất căng thẳng cũng không thể có hạnh phúc được.
+ Một gia đình mà các thành viên sống hoà thuận, tôn trọng yêu thương nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là một gia đình hạnh phúc.
4. Củng cố: (3p) 
 + CH: Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn hạnh phúc của gia đình mình? (ngoan ngoãn vâng lời bố, mẹ, chăm học, học giỏi,)
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1p) Học bài cũ. Chuẩn bị bài: Tổng kết vốn từ ( trang 151).
Khoa học: Tiết 30
 Cao su (Trang 62)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết:
 - Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc biệt của cao su.
 - Kể tên các vật liệu để chế tạo ra su.
 - Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su.
*HSKT: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su.
2. Kĩ năng: Kỹ năng nhận biết một số tính chất của cao su. Kỹ năng bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su.
3. Thái độ: Có ý thức bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su.
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: - Chậu nước, dây cao su để làm thí nghiệm). 
- HS:
 III. Các hoạt động dạy- học 
1. ổn định tổ chức: (1p) - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ : (3p)
+ CH: Hãy nêu tính chất của thủy tinh? 
- (Thuỷ tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a- xít ăn mòn). 
- GV: Nhận xét- đánh giá.
3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò 
 TG
 Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Một số đồ dùng làm bằng cao su.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ sgk .
+ CH: Hãy kể tên các đồ dùng làm 
bằng cao su mà em biết?
+ CH: Dựa vào kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ dùng làm bằng cao su, em thấy cao su có tính chất gì?
- HS: Nêu
- GV kết luận: 
Hoạt động 3: Tính chất của cao su.
- GV: Y/c HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Quan sát mô tả hiện tượng và kết quả quan sát:
Thí nghiệm 1
+ Ném quả bóng cao su xuống nền nhà. 
Thí nghiệm 2:
+ Kéo căng sợi dây chun hoặc dây cao su rồi thả tay ra.
Thí nghiệm 3:
+ Thả một dây cao su vào chậu nước.
- HS nhận xét.
- GV làm thí nghiệm 4 cho HS quan sát và nhận xét.
- 1 HS lên cầm một đầu sợi dây cao su, đầu kia GV đốt. Hỏi: 
+ CH: Em có thấy nóng ở đầu kia không? Điều đó chứng tỏ điều gì?
+ CH: Qua các thí nghiệm trên, em thấy cao su có những tính chất gì?
+ CH: Cao su được sử dụng để làm gì?
+ CH: Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
+ CH: Nêu cách bảo quản đồ dùng làm bằng cao su?
- GV kết luận: 
- GV: Nhận xét- bổ xung.
(1p)
(6p)
(20p)
+ủng, đệm, tẩy, lốp xe, săm xe,
+ Cao su dẻo, bền, cũng bị mòn.
- Kết luận: Cao su có tính chất đàn hồi.
+ Khi ta ném bóng cao su xuống nền nhà, ta thấy quả bóng nẩy lên, chỗ quả bóng đập xuống nền nhà bị lõm lại một chút sau lại trở lại hình dạng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.
+ Dùng tay kéo căng sợi dây cao su, ta thấy sợi dây dãn ra nhưng khi ta buông tay ra thì sợi dây lại trở lại hình dạng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.
+ Thả một sợi dây chun vào bát nước, quan sát ta không thấy có hiện tượng gì xẩy ra. Thí nghiệm đó chứng tỏ cao su không tan trong nước.
+ Khi đốt một đầu sợi dây, đầu kia không bị nóng, chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém.
+ Cao su có tính đàn hồi tôt, không tan trong nước, không đãn nhiệt, cách nhiệt.
+ Cao su được sử dụng làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của mộ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_15.doc
Giáo án liên quan