Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016 - Lưu Thị Hợp

TOÁN

 Luyện tập

I. Mục tiêu: HS biết:

- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

- So sánh các số thập phân; giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân.

- Vận dụng vào thực tế.

II. Đồ dùng:

- Bảng phụ

II. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra 3 - 5’

- Gọi HS lấy ví dụ về cộng nhiều số thập phân.

- Yêu cầu HS tính và nêu cách tính.

- Nhận xét.

2. Bài mới

HĐ1. Giới thiệu bài 1-2’

HĐ2. Hướng dẫn luyện tập 30-32’

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016 - Lưu Thị Hợp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả phép tính ta làm thế nào?
Bài 2: Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính
- Tổ chức cho HS làm phần a, c.
- GV+ HS chữa bài.
- Cho HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ số thập phân.
* Dựa vào một phép tính đặt đề toán và nêu bài giải
Bài 4
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để rút ra tính chất một số trừ đi một tổng.
- Yêu cầu HS ghi nhớ và thấy được tác dụng của tính chất.
- Hướng dẫn HS vận dụng để làm phần b).
* Dựa vào một phép tính đặt đề toán và nêu bài giải
Bài 3: HS hoàn thành bài nếu làm xong bài 1,2,4
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS lên bảng
- HS nêu
- HS làm bài vào vở, nếu xong làm thêm phầ b, d vào vở nháp/ nêu kết quả. 
- 2 HS làm bảng phần a, c.
- 1số HS nêu.
- HS nêu
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- HS so sánh2 biểu thức a-b-c và a-(b+c)
- Rút ra KL, đọc thuộc tính chất.
- HS thảo luận cách làm câu b)
- HS thực hiện tính.
3- Củng cố, dặn dò (3- 4’)
- HS nêu cách trừ 1số cho 1 tổng .
 - Dặn HS học bài, chuẩn bị bài Luyện tập chung.
Tiết 6	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Quan hệ từ
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.
- Nhận biết được một số quan hệ từ thường dùng, xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu, biết đặt câu với quan hệ từ.
- Có ý thức sử dụng đúng quan hệ từ trong nói và viết.
II. Đồ dùng 
- Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét
- Bài tập 2, 3 phần Luyện tập viết sẵn trên bảng phụ
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra 3- 5’
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô.
- Kiểm tra việc học thuộc lòng phần Ghi nhớ của HS dưới lớp.
2. Bài mới 
HĐ.1 Giới thiệu bài 1-2’
HĐ2. Nhận xét 12-15’
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. 
- YCHS làm việc theo cặp theo gợi ý:
 + Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu?
 + Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì? 
- Gọi HS phát biểu, bổ sung (nếu cần)
- GV chốt lại lời giải đúng.
 + Quan hệ từ là gì?
 + Quan hệ từ có tác dụng gì?
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bản trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau phát biểu bổ sung. Mỗi HS chỉ nói về 1 câu.
- Lắng nghe.
- Trả lời theo khả năng ghi nhớ.
Bài 2.
- Cách tiến hành tương tự như bài 1.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời đúng.
- GV kết luận. 
- Tiếp nối nhau phát biểu.
HĐ3. Ghi nhớ 2-3’
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- 3 HS tiếp nối đọc thành tiếng. Các HS khác đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
HĐ4. Luyện tập 15- 16’
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp lấy bút chì gạch chân các quan hệ từ trong câu văn.
- Nhận xét bài của bạn – chữa bài.
Bài 2. - Cách tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3.
- Yêu cầu HS đọc đề bài tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét – chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu – 2 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bài vào vở.
3. Củng cố – dặn dò (3- 5’)
- Gọi 1 HS nhắc lại phần Ghi nhớ 
* Nêu một câu trong đó có sử dụng quan hệ từ.
________________________________________
Tiết 7	KĨ THUẬT
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
I-Mục tiêu: hs cần phải:
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học: một số bát đũa và dụng cụ, nước rửa chén, tranh minh hoạ,...
III. Hoạt động dạy học:
1. GTB: GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
2. Bài mới: 
* HĐ 1. Tìm hiểu mục đích tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống:
- Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình thường dùng?
Yêu cầu hs đọc nội dung mục 1.
- Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát. đũa sau bữa ăn?
GV chốt ý đúng.
* HĐ 2. Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Nêu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống?
GV giúp hs làm đúng cách: Trước khi rửa bát cần dồn hết thức ăn còn lại trên mặt bát đĩa vào một chỗ, sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch rồi mới dùng nước rửa bát để rửa, không rửa chén cốc, li,.. với bát đĩa vì sẽ gây ra mùi khó chịu khi uống nước. Rửa sạch lại bằng nước trắng nhiều lần. úp từng bát đĩa cho khô ráo nước.
* HĐ 3. Đánh giá kết quả học tập.
- Nêu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình? GV nhắc nhở hs về nhà giúp đỡ gia đình.
- HS nghe.
- Hs nêu: dao, thớt, bát đĩa,...
HS đọc sgk.
- ...Giúp cho bát đũa sạch sẽ, không có vi trùng gây bệnh,...không bị hoen gỉ,...
HS nghe, nhắc lại.
- HS tự nêu cách mình thường làm như thế nào trong gia đình.
Sau đó đọc sgk và nêu xem có khác với cách sgk hướng dẫn hay không.
- hs nghe.
- 2, 3 hs nêu lại.
- Hs liên hệ trong gia đình thường làm.
Thứ năm, ngày 5 tháng 11 năm 2015
Tiết 1	 TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu 
- HS biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); tự sửa lỗi trong bài văn; viết lại 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- HS hiểu được cái hay của những đoạn văn, bài văn của bạn, có ý thức học hỏi từ những bạn học giỏi để viết những bài sau tốt hơn.
- Giáo dục HS tích cực học tập, tích luỹ để có những câu văn, đoạn văn hay.
II. Đồ dùng 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra 3- 5' 
- Cho HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
2. Bài mới 
HĐ1. Giới thiệu bài 1-2’
HĐ2. Nhận xét chung bài làm của HS 10’
- Gọi HS đọc đề của bài tập làm văn.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV nhận xét ưu điểm về: viết đúng yêu cầu của đề, bố cục của bài văn, trình tự miêu tả, diễn đạt câu, ý, dùng từ, sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh, bộc lộ cảm xúc... 
- Nhược điểm: GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
- Trả bài làm của HS.
HĐ3. Hướng dẫn chữa bài 20’
Bài 1.
- Gọi HS đọc bài 1 Vở BTTV.
- Hướng dẫn HS tự nhận xét, chữa lỗi theo yêu cầu.
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các em gặp khó khăn.Sau khi HS đã chữa xong lỗi, nhận xét đầy đủ về bài làm của mình GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Bài văn tả cảnh theo trình tự nào là hợp lí nhất?
+ Mở bài theo kiểu nào hấp dẫn người đọc?
+ Thân bài cần tả những gì?
+ Câu văn nên viết như thế nào để sinh động, gần gũi.
+ Phần kết bài nên viết như thế nào để các vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc?
- Gọi các nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Bài 2. – Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay mà GV sưu tầm được.
- Gọi HS đọc đoạn văn trong bài mà em cho là hay cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn mình vừa viết, các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét khen ngợi HS viết tốt.
- 1 HS nêu.
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi để nẵm được lỗi của mình, của bạn thường mắc phải.
- Xem lại bài làm của mình.
- HS đọc bài 1.
- HS tự chữa lỗi theo yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi mà GV đưa ra.
- Cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- HS tự viết lại đoạn văn.
- Đọc bài, nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò 3 - 4’
- Cho HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Dặn HS đọc lại bài văn, ghi nhớ lỗi mà GV đã nhận xét, chuẩn bị bài sau
_____________________________________
Tiết 2	 TOÁN
Luyện tập chung
I.Mục tiêu- Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng cộng, trừ hai số thập phân; tìm thành phần chưa biết của phép tính; tính giá trị biểu thức số; vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tình bằng cách thuận tiện nhất). 
- Giải bài toán có liên quan đến cộng, trừ các số thập phân.
- Vận dụng được vào trong cuộc sống.
II. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra 3 - 5’
- Gọi HS lên bảng làm lại bài 1,2 tr.54- SGK.
- Nhận xét, đánh giá
2.Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài 1-2’
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập 28- 30’
Bài 1 Củng cố kĩ năng đặt tính và tính với các số thập phân.
– Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- YCu HS đặt tính rồi tính với phần a, b.
- Gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét.
Bài 2. Củng cố cho HS tìm thành phần chưa biết của phép tính
– Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp. Nêu cách tìm x.
- GV nhận xét.
* Dựa vào một phần tìm x, đặt đề bài và giải
Bài 3. 
– Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài làm của bạn trên bảng.
- Em đã áp dụng tính chất nào trong bài làm của mình, hãy giải thích rõ cách áp dụng của em?
- GV nhận xét.
Bài 4 
- Yêu cầu HS tự làm bài nếu làm xong bài 3. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài.3 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài. 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS chữa bài.
- HS đặt đề và giải
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài. 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
3. Củng cố- dặn dò 3 - 5'
- Cho HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ số thập phân. 
- Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3	CHÍNH TẢ (nghe- viết) 
 Luật Bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- Nghe –viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật. 
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu n/ l.
- Có ý thức bảo vệ môi trường; giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HS về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển, đảo nói riêng
II. Đồ dùng 
 - Thẻ chữ ghi các tiếng ở bài tập 2, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra 3- 5’ 
- Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài chính tả trước.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài 1’ 
HĐ2. Hướng dẫn nghe-viết 22-25’
- Gọi HS đọc đoạn luật.
- Cho HS nêu nội dung Điều 3 khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường. 
- Kết luận, giúp HS nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
- Yêu cầu HS tìm, viết các từ ngữ khó dễ lẫn.
- GV đọc cho hs viết. 
- Đọc cho HS soát lỗi, sửa lỗi.
- Chấm bài 1 số em, nhận xét.
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập 10’
 Bài 2 
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi “Tìm từ”.
- G

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2015_2016_luu_thi_hop.doc
Giáo án liên quan