Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2012-2013
Tiết 2: TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
A,Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài.Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại .
- Hiểu nội dung : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Có ước mơ đẹp về cuộc sống mai sau.
- Tăng cường tiếng việt : Đọc đúng các tiếng có âm đầu l/đ.
B, Chuẩn bị :
- Tranh đốt pháo hoa, giảng từ: đốt cây bông.
- Câu văn cần luyện đọc
- Hoạt động cả lớp- nhóm- cá nhân.
-Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, giảng giải, luyện tập.
.......................................................................................................................................................................................................................... Tiết 2 : TOÁN VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC A, Mục tiêu: - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước - Vẽ được đường cao của một hình tam giác. - HS Có ý thức thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc. - Tăng cường tiếng việt: Đọc tên hai đường thẳng vuông góc. B, Chuẩn bị - Nội dung bài dạy - Thước kẻ và ê ke. - Hoạt động cả lớp - cá nhân. - Phương pháp: Quan sát, thuyết trình, thực hành C. Các hoạt động dạy – học I. Ổn định: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh và 2 học sinh lên bảng. - Nhận xét, cho điểm. III. Bài mới: *Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ cùng thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau. * Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước: - Giáo viên thực hiện các bước vẽ như SGK. Vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ để học sinh quan sát (vẽ theo từng trường hợp) - Đặt một cạnh vuông góc của êke trùng với đường thẳng AB. - Chuyển dịch êke dọc theo đường thẳng AB (SGK). C A E B D Điểm E nằm trên đường thẳng AB - Tổ chức cho học sinh thực hành vẽ. + Yêu cầu vẽ đường thẳng AB bất kì + Lấy điểm E trên đường thẳng AB (hoặc nằm ngoài đường thẳng AB) + Dùng êke để vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với AB. * Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác: - Giáo viên vẽ tam giác ABC như SGK. - Yêu cầu đọc tên tam giác. - Yêu cầu vẽ đường thẳng đi qua điểm A vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. - Giáo viên kết luận: (SGK) Giáo viên: Đường cao của hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó. - Yêu cầu học sinh vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC. ? Một hình tam giác có mấy đường cao ? * Hướng dẫn thực hành: Bài 1: - Yêu cầu đọc đề bài sau đó vẽ hình - Nhận xét. - 3 học sinh nêu cách thực hiện vẽ đường thẳng AB của mình. - Nhận xét, cho điểm. Bài 2: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Đường cao AH của tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của tam giác ABC ? và vuông góc với cạnh nào của tam giác ABC ? - Yêu cầu học sinh vẽ hình. - Nhận xét, nêu cách thực hiện. IV. Củng cố - Tổng kết giờ học V. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh lên bảng vẽ 2 đường thẳng song song với nhau. - Học sinh nghe. - Theo dõi thao tác. C E A B Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB. - Một học sinh vẽ lên bảng, lớp vẽ vào nháp. A B H C - Tam giác ABC. - Một học sinh lên bảng vẽ, lớp vẽ vào nháp. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh dùng êke để vẽ. - Có ba đường cao. - 3 học sinh lên bảng vẽ, mỗi học sinh vẽ một trường hợp, lớp vẽ vào vở. - Nhận xét. - 3 học sinh lần lượt nêu cách thực hiện. - Vẽ đường cao AH của tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau. - Là đường thẳng đi qua đỉnh A của tam giác ABC và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC tại điểm H. - 3 học sinh lên vẽ hình, mỗi học sinh vẽ đường cao AH trong một trường hợp, cả lớp dùng bút chì vẽ vào SGK. - Nhận xét, 3 học sinh nêu cách thực hiện. - Học sinh vẽ vào vở bài tập. Điều chỉnh, bổ sung ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3 : KHOA HỌC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC A, Mục tiêu: - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. + Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối, giếng, chum, vại ,bể nướcphải có nắp đậy. - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước. - Tăng cường tiếng việt : Nêu được những việc không nên làm để phòng tránh đuối nước. B, Chuẩn bị : - Hình vẽ sgk trang 36, 37. - Học bài cũ - Hoạt động cả lớp- nhóm- cá nhân. - Phương pháp: Trực quan- vấn đáp, giảng giải, gợi mở, luyện tập – thực hành,. C. Các hoạt động dạy – học I. Ổn định – hát II. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. ? Cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ? ? Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? -Làm thế nào để phòng tránh được tai nạn sông nước ? Các em cùng học bài ngày hôm nay. III. Bài mới. Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. - 2 học sinh trả lời câu hỏi. - Cho học sinh thảo luận cặp đôi. 1. Hãy mô tả những gì em thấy ở hình vẽ: 1,2,3. Theo em việc nào nên làm và việc nào không nên làm ? Vì sao ? 2. Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước ? * Kết luận: + Không chơi đùa gần bờ ao, sông suối. + Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. - Tiến hành thảo luận, trình bày. 1. Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chúng có thể ngã xuống ao. Hình 2: Vẽ một cái giếng xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Viêc này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em. Hình 3: Em thấy các học sinh đang nghịch khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ bị ngã xuống sông và chết đuối. 2. Phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và co nắp đậy. Hoạt động 2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi. - Yêu cầu thảo luận, quan sát hình 4, 5 trang 37 sách giáo khoa. ? Hình minh hoạ cho em biết điều gì? ? Theo em chúng ta nên đi bơi hoặc tập bơi ở đâu ? ? Trước và sau khi bơi ta cần chú ý điều gì ? * Kết luận: Chỉ tập bơi hoặc đi bơi ở những nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. - Thảo luận, đại diện trình bày kết quả. 1. Hình 4: Các bạn đang bơi đông người. Hình 4: Các bạn đang bơi ở bở biển. 2. Ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ. 3. Cần phải vận động, tâp các bì thể dục để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”. Tắm bằng nước ngọt trước khi bơi và sau khi bơi cần tắm lại bằng xà phòng và nước ngọt. Dốc và lau hết nước ở mang tai và mũi. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến. - Cho học sinh thảo luận, phát phiếu. ? Nếu mình ở trong tình huống đó, em sẽ làm gì ? Nhóm 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu là Bắc em sẽ nói gì với bạn ? Nhóm 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ? *KL:Khuyên bạn không nên đi tắm nắng, từ chối không đi qua suối lúc nước chảy to siết. IV.Củng cố -Nhận xét tiết học. V. Dặn dò -Về nhà học thuộc mục bạn cần biết. Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước, vận động mọi người cùng thực hiện và chuẩn bị bài sau ôn tập. - Tiến hành thảo luận, nhận phiếu. - Đại diện trình bày ý kiến. Nhóm 1: Em sẽ nói với Nam là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều nếu đi bơi hay tắm ngay sẽ rất dễbị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy tắm. Nhóm 2: Em sẽ bảo các em không cố lấy quả bóng nữa, đứng xa bờ ao và đi nhờ người lớn lấy giúp. Vì trẻ em không nên đứng gần bờ ao, rất dễ bị ngã xuống nước khi lấy vâth gì đó, dễ sảy ra tai nạn. Điều chỉnh, bổ sung ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 4: MĨ THUẬT ( GV chuyên dạy) BUỔI CHIỀU Tiết 1: LỊCH SỬ ( GV dạy bộ môn) Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN A. Mục đích yêu cầu: - Rèn kĩ năng phát triển câu chuyện theo thời gian và không gian - Vận dụng vào bài tập - Có ý thức ôn luyện kiến thức. B. Chuẩn bị: - Nội dung bài dạy - Làm bài ở nhà. - Hoạt động cả lớp - cá nhân. C.Các hoạt động dạy- học I.Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nêu các phần khi phát triển câu chuyện. III.Bài mới A, Giới thiệu bài B, Ôn tập 1. Làm vở bài tập 2. Bài tập làm thêm( TVNC- trang 180) Đề bài: Một buổi sáng đến trường, em nhìn thấy một cây non mới trồng bị bẻ ngọn ,cây non đã kể lại câu chuyện của nó với em, mong em cùng chia sẻ nỗi buồn. Em hãy tưởng tượng và viết lại câu chuyện đó. *Hướng dẫn HS làm bài: - GV đọc đề bài - Phân tích đề bài, gạch dưới ý chính - Hướng dẫn học sinh làm bài - GV, HS nhận xét, góp ý bổ sung IV.Củng cố - GV nhận xét tiết học V. Dặn dò - Dặn HS về nhà xem lại bài làm và sửa chữa lại. - Cả lớp hát - 3 HS thực hiện yêu cầu của GV. - HS trung bình, yếu làm bài. - HS khá giỏi làm bài. - 2 HS đọc - HS làm bài - 1 HS đọc bài trước lớp Điều chỉnh, bổ sung ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3 : ÔN TOÁN VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC A. Mục tiêu: - Rèn
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2012_2013.doc