Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2014-2015

Tiết 3 Tập đọc .

 NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I-Mục đích yêu cầu :

Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

-Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1,2, 3)

*HS khá, giỏi trả lời được CH4 (SGK ) .

GDKNS : Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân ; Tư duy phê phán .

II-Đồ dùng dạy - học :

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m chữa bài.
Bài 2/ - 1 hs đọc đề bài.
- Hs nêu miệng câu đạt được
- Chúng ta không nên gian dối...
- Bài 3/ 1 hs đọc đề bài.
- Hs mở từ điển làm bài cá nhân.
+Tự trọng : coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.(ý c)
Bài 3/ - 1 hs đọc đề bài.
- Nhóm 4 hs thảo luận, nêu kết quả
+Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng trung thực: a, c, d
+Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng : b, e.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 Anh văn Giáo viên bộ môn dạy
Tiết 2:Ôn Toán
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu:
 - Luyện tập về tìm số trung bình cộng.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
* Thực hành
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn học sinh làm bài
- HS làm bài – Gv giúp đỡ 
- Nhân xét – chữa bài
* Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số:
 a, 32 và 34
 b, 20; 36; 37
* Bài 2: 
 Ba em Chú, Hoa, Dũng lần lượt cân nặng là 32 kg, 34kg, 33 kg. Hỏi trung bình mỗi em cân nặng bao nhiêu kg ?
 =======================*****==========================
Tiết 3 GDNGLL CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY BÈ BẠN
I. Mục tiêu:
- HS nghe một câu chuyện về lòng trung thực.
- Hiểu nội dung câu chuyện và biết được cần phải trung thực trong cuộc sống.
II. Phương tiện dạy – học:
 Quy mô dạy học: Sân trường.
III. Các hoạt động dạy – học: 35 phút
1. Ổn định
- Khởi động tiết học, tạo không khí tươi vui.
- Giới thiệu nội dung tiết học.
- Giới thiệu câu chuyện...
- Kể nội dung câu chuyện.
- Hỏi học sinh: Nội dung câu chuyện nói về điều gì?, qua câu chuyện đó em rút ra bài học gì cho bản thân?...
- Qua câu chuyện liên hệ giáo dục học sinh.
- Tổng kết tiết học.
2. Kết thúc
Nhận xét tiết học.
------------------------------------b&a-----------------------------------
Ngày soạn 14/9/2014
Ngày dạy Thứ tư 18/9/2014
Tiết 1 Toán 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 -Giúp HS: Củng cố về số trung bình cộng, cách tìm số trung bình cộng.
II.Đồ dùng dạy học: 
VBT , PBT , Bảng phụ 
III.Hoạt động trên lớp: 37 phút
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 3 của tiết 22, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số rồi tự làm bài.
 Bài 2
 -GV gọi HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3/ GV gọi Hs đọc đề 
GV gọi 1 em lên làm 
Các em còn lại làm trong PBT 
GV nhận xét ghi điểm 
 4.Củng cố- Dặn dò
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 3 và chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3: -Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9.
-HS nêu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là:
1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 45
Trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là:
 45 : 9 = 5
-HS nghe GV giới thiệu bài.
Bài 1/ đọc yêu câu đề 
-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
a) (96 + 121 + 143) : 3 = 120
b) (35 + 12 + 24 + 21 + 43) : 5 = 27
Bài 2/ Hs đọc yêu cầu đề
-HS đọc.
Bài giải
Số dân tăng thêm của cả ba năm là:
96 + 82 + 71 = 249 (người)
Trung bình mỗi năm dân số xã đó tăng thêm số người là:
249 : 3 = 83 (người)
Đáp số: 83 người
Bài 3/ Hs đọc yêu cầu đề
Bài giải 
Tổng số đo chiều cao của 5 học sinh là 
138+132+130+136+134=670(cm)
Trung bình số đo chiều cao của mỗi HS là :
670:5= 134(cm )
 Đáp số : 134cm
-HS cả lớp.
Tiết 2 Tập đọc: 
 GÀ TRỒNG VÀ CÁO.
I. Mục đích – yêu cầu:
Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
-Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống , chế tin những lời lẽ ngọt ngàocủa kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi; thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng ) .
 II.đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
III.Các hoạt động dạy học :37 phút
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS đọc bài : “ Những hạt thóc giống” + trả lời câu hỏi
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
2.Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS ; lõi đời ,đon đả , phách bay ,quắp đuôi 
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu giải nghĩa; đon đả, dụ ,loan tin , hồn lạc phách bay
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
 + Gà Trống và Cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào?
 + Cáo đã làm gì để Gà Trống xuống 
đất?
Từ rày: từ nay trở đi
+ Tin tức Cáo đưa ra là thật hay bịa đặt? nhằm mục đích gì?
+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
+ Gà tung tin có chó săn đang chạy đến để làm gì?
Thiệt hơn: so đo tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu.
- Yêu cầu HS đọc đoạn cuối bài và trả lời câu hỏi?
+ Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói?
+ Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao?
+ Theo em Gà thông minh ở điểm nào?
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
+ Bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
GV ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố– dặn dò: 
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca”
2 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Hs đọc từ khó đọc 
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu giải 
Nghĩa.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Gà Trống đứng vắt vẻo trên một cành cây cao, Cáo đứng dưới gốc cây.
- Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để thông báo một tin mới: Từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà để bày tỏ tình thân.
- Cáo đưa ra tin bịa đặt để dụ Gà Tróng xuống đất để ăn thịt Gà.
1. Âm mưu của Cáo.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Gà biết những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt gà.
+ Vì Cáo rất sợ chó săn, chó săn sẽ ăn thịt cáo. Chó săn chạy đến để loan tin vui , Gà đã làm cho Cáo kiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ rõ âm mưu gian giảo đen tối của hắn.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
+ Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi co cẳng bỏ chạy.
- Gà khoái chí cười phì vì Cáo đã lộ rõ bản chất, đã không ăn được thịt Gà lại còn cắm đầu chạy vì sợ.
- Gà không bóc trần âm mưu của Cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo nói. Rồi Gà báo cho Cáo biết chó săn đang chạy đến loan tin, đánh vào điểm yếu là Cáo sợ chó săn ăn thịt.
 2. Cáo lộ rõ bản chất gian sảo.
Bài thơ khuyên chúng ta hãy cảnh giác, chớ tin những lời kẻ xấu cho dù đó là những lời ngọt ngào.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm,đọc thuộc lòng bài thơ, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, thuộc bài nhất.
Lắng nghe
Ghi nhớ
Tiết 3 Kể chuyện: 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC.
I. Mục đích yêu cầu :
Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
-Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện.
II. Đồ dùng dạy học 
Gv chuẩn bị vài câu chuyện nói về tính trung thực . 
III.Các hoạt động dạy học :37 phút
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KTBC : 
GV gọi 2, 3 Hs lên ktbc của tiết trước
2. Bài mới 
a/ Giới thiệu bài .
b/. Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.’
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
- Hs nối tiếp đọc 4 gợi ý ở sgk.
a.Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của đề bài
- Gv gạch chân dưới các từ quan trọng.
+Khi kể chuyện cần lưu ý gì?
- Gọi hs nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị để kể.
b.Kể theo nhóm.
+ Gv nêu tiêu chí đánh giá :
- Nội dung đúng :4 điểm.
- Kể hay , phối hợp cử chỉ ,điệu bộ khi kể .
- Nêu được ý nghĩa :1 điểm .
- Trả lời được câu hỏi của bạn :1 điểm .
+ HS thực hành kể :
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Tổ chức cho hs kể thi .
+ HD trao đổi cùng bạn về câu chuyện vừa kể dựa vào tiêu chí đánh giá .
- Gv cùng hs bình chọn bạn kể chuyện hay 
- Khen ngợi hs và tuyên dương những bạn kể hay nhất . 
3.Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- VN học bài , CB bài sau .
- Hs theo dõi .
- 1 hs đọc đề bài.
- 3 - 4 hs giới thiệu tên câu chuyện và nhân vật trong truyện mình sẽ kể.
-Hs đọc tiêu chí đánh giá .
- Nhóm 2 hs kể chuyện .
- Các nhóm hs kể thi từng đoạn và toàn bộ câu chuyện , nêu ý nghĩa câu chuyện .
- Hs đặt câu hỏi cho bạn trả lời về câu chuyện vừa kể .
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất, nêu ý nghĩa câu chuyện sâu sắc nhất.
Tiết 4 Khoa học . 
ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
I/ Mục tiêu:
 Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
GDMT : Liên hệ / Bộ phận 
GDKNS : Kỹ năng tự nhận thức về lợi ích của các loại rau, quả chín; Kỹ năng nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ ở trang 22, 23 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ.
 -5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.
III/ Hoạt động dạy- học:35 phút
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:4 2 HS 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày.
 -GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi với các câu hỏi:
 1) Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau ?
 2) Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì ?
 -Gọi các HS t

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2014_2015.doc
Giáo án liên quan