Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 9 - Ngô Thị Bạch Ngọc

Tập đọc

ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐỌC

 ĐỌC THÊM: ĐƠN XIN VÀO ĐỘI (tiết 1)

 A/ Mục đích, yêu cầu: - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút).Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho(bt2).

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chổ trốngddeer tạo phép so sánh(bt3)

 B / Đồ dùng dạy học - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 .

 - Bảng phụ viết sẵn các câu văn trong bài tập số 2 .

 - Bảng lớp viết (2 lần ) các câu văn bài tập 3 .

 

doc36 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 9 - Ngô Thị Bạch Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp làm bài.
- 4 - 5 HS đọc lá đơn của mình trước lớp.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn viết đúng.
- Cả lớp nối tiếp đọc và nắm ND bài học
Tập đọc :
ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC (T4)
ĐỌC THÊM BÀI: NGÀY KHAI TRƯỜNG
 A/ Mục đích, yêu cầu: : - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút).Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài
Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai làm gì?(bt2).
Nghe viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúngquy định bài chính tả, tốc độ viết khoảng 55 chữ/ phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
GDHS trình bày đẹp, gữi vở sạch 
 B/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8. Bảng phụ chép bài tập 2.
 C/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Bài cũ: - KT bài tập ở nhà
2/ Bài mới: - Giới thiệu bài - ghi bảng:
 Kiểm tra tập đọc : 
- Kiểm tra số học sinh còn lại.
- Hình thức KT như tiết 1.
Bài tập 2: -Yêu cầu một em đọc bài tập 2, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. 
+ Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào ?
- Yêu cầu lớp làm nhẩm.
- Gọi 4 em nối tiếp nhau nêu câu hỏi mình vừa đặt được
- GV nhận xét, ghi các câu hỏi đúng lên bảng. 
- Gọi HS đọc lại.
Bài tập 3: - Đọcđoạn văn một lần. 
- Mời hai học sinh đọc lại đoạn văn .
- Yêu cầu lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu cả lớp viết ra giấy nháp các từ mà em hay viết sai .
- Đọc chính tả, cả lớp viết bài vào vở.
- Chấm 1 số bài, nhận xét , chữa lỗi phổ biến.
- Số vở còn lại về nhà chấm.
- HD đọc: Ngày khai trường
 3) Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Về nhà đọc lại các bài TĐ có yêu cầu HTL đã học để chuẩn bị cho tiết KT tới.
- Lớp lắng nghe để nắm về yêu cầu của tiết học .
- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra 
- Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp sách giáo khoa lại .- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .
- Học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm trong sách giáo khoa.
+ Cấu tạo theo mẫu câu : Ai làm gì ?
- Cả lớp làm bài.
- 4 em nối tiếp nêu câu hỏi mình vừa đặt được
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng.
 a/ Ở câu kạc bộ chúng em làm gì? 
 b/ Ai thường đến các câu lạc bộ vào các ngày nghỉ ?
- 2 em đọc lại các câu hỏi trên bảng.
- 2 em đọc đoạn văn “ Gió heo may “
- Lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp suy nghĩ và viết các từ hay sai ra nháp. 
- Nghe - viết bài vào vở.
- Nộp vở để GV chấm.
- Nối tiếp đọc, nắm ND bài học
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2009
Toán 
ĐỀ - CA - MÉT. HÉC- TÔ- MÉT
 A/ Mục tiêu : - Biết tên gọi kí hiệu của đề-ca-mét, héc- tô- mét.
Biết quan hệ của đề -ca –mét, héc –tô- mét
Biết đổi từ đề - ca –mét, héc –tô –mét ra mét
 B/ Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập ghi nội dung bài 2 .
 C/ Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng vẽ góc vuông có đỉnh và 1 cạnh cho trước
2/ Bài mới: - Giới thiệu bài: ghi bảng
a.Cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học
b .Giới thiệu 2 đơn vị đo độ dài: Đề - ca - mét và héc - tô - mét: 
- GV vừa giới thiệu vừa ghi bảng như SGK. 
+ Đề - ca - mét là 1 đơn vị đo độ dài.
 Đề - ca - mét viết tắt là dam.
 1dam = 10m
- Cho HS nhắc lại và ghi nhớ.
+ Héc - tô - mét là một đơn vị đo độ dài.
 Héc - tô - mét viết tắt là hm.
 1hm = 100m ; 1hm = 10dam.
- Cho HS nhắc lại và ghi nhớ.
 3) Luyện tập :
*Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Hướng dẫn HS làm mẫu câu a.
 1hm = ... m
 1dam = .....m 
- Yêu cầu cả lớp tự làm câu b.
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2 : - Gọi một học sinh nêu yêu cầu BT.
- Phân tích bài mẫu.
- Yêu cầu lớp làm vào phiếu. 
- Gọi hai học lên bảng sửa bài. 
- Cho HS đổi Phiếu để KT bài nhau.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 : - Gọi 2 em nêu yêu cầu đề bài. 
- Cho HS phân tích bài mẫu.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
 1dam = ...m ; 1hm = ... dam = ... m
- Dặn HS về nhà học bài và xem lại các BT đã làm.
- 2 em vẽ - lớp theo dõi nhận xét
- Lớp theo dõi giới thiệu
- Học sinh nêu lại tên của các đơn vị đo độ dài đã học: m, dm, cm, mm, km. 
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để nắm về tên gọi và cách đọc , cách viết của hai đơn vị đo độ dài đề - ca - mét và héc - tô -mét.
- HS đọc và ghi nhớ 2 đơn vị đo độ dài vừa học.
- Đọc yêu cầu BT: Điền số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu).
- Theo dõi GV hướng dẫn.
1 hm= 100 m; 1dam = 10 m ..........
- Cả lớp tự làm bài.
- 2HS nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
 7dam = 70m 7hm = 700m
 9dam = 90m 9hm = 900m
 6dam = 60m 5hm = 500 m
- 1em đọc yêu cầu BT: Điền số thích hợp vào chỗ trống (theo mẫu).
- Hai học sinh sửa bài trên bảng, lớp bổ sung. 
- 2 em đọc yêu cầu BT: Tính theo mẫu.
- Phân tích mẫu rồi tự làm bài.
- 2HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
 25dam + 50dam = 75dam
 8hm + 12hm = 20hm
 45dam - 16dam = 29dam
 72 hm - 48hm = 24hm
- Nêu lại 2 đơn vị đo độ dài vừa học.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP KIỂM TRA (T5), ĐỌC THÊM: LỪA VÀ NGỰA
I/ Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút).Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài
Lựa chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từnguwx chỉ sự vật(bt2)
Đặt được 2-3 câu theo mẩu Ai làm gì ( bt3)
 II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập, bảng phụ
 III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng đọc bài HTL mà GV chỉ định
- Nhận xét - ghi điểm
2/ Bài mới: - Giới thiệu bài
* Kiểm tra học thuộc lòng: Tiến hành như tiết 1 (Với HS chưa đọc thuộc, GV cho HS ôn lại và kiểm tra vào tiết sau)
*/ Ôn luyện củng cố vốn từ: 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Em chọn từ nào, vì sao em phải chọn từ đó? 
- Nhận xét ghi điểm và xoá từ không thích hợp.
*/ Ôn luyện đặt câu theo mẫu Ai, làm gì? 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
3/ Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học trước các tiết ôn tập tiếp theo và chuẩn bị kiểm tra.
- 2 em lên bảng
- Cả lớp lắng nghe.
- Học sinh bốc thăm và chuẩn bọi đến lượt thì lên bảng đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu bài làm.
- HS tự làm bài.
+ Chọn từ xinh xắn (Không chọn từ lộng lẫy)
+ Chọn từ tinh xảo vì bàn tay khéo léo.
+ Chọn từ tinh tế.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài làm.
- HS tự làm bài.
- Viết vào vở 3 câu
- Về nhà ôn tập các bài đã học...
Tiết 3: 	Tự nhiên xã hội: 
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
 A/ Mục tiêu: -Khắc sâu khiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài,chức năng,giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu 
 B/ Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 36, phiếu học tập ghi các câu hỏi ôn tập.
để học sinh rút thăm.
 C/ Các hoạt động dạy - học::
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Giới thiệu bài: Ôn tập kiểm tra 
 2) Khai thác:
 *Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng “
* Bước 1 Làm việc cá nhân 
- Tổ chức cho học sinh lên bốc thăm đã chuẩn bị sẵn trong hộp .
- Yêu cầu cả lớp độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
Câu hỏi:
+ Hãy nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ Cơ quan hô hấp có chức năng gì?
+ Lông mũi có chức năng gì?
+ Em cần làm gì để giữ VS cơ quan hô hấp?
+ Nêu tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
+ Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì?
* Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu từng học sinh lên trả lời câu hỏi trong phiếu bốc được. 
- Giáo viên theo dõi nhận xét , ghi điểm. 
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày 
- Xem trước bài mới .
- Lần lượt lên bốc thăm để chọn câu hỏi .
- lần lượt từng HS trả lời theo yêu cầu của phiếu.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung.
--------------------------------------------------------
 Tiết 4: 	
Mỹ thuật
 VẼ THEO MẪU 
VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I/ Mục tiêu:
-Học sinh hiểu biết hơn về cách sử dụng màu
-Biết cách Vẽ được màu vào hình có sẵn.(HS: Khá, giỏi tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, làm rõ hình ảnh.
- Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.
II/ Chuẩn bị:
-Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài lễ hội.
III/ Các hoạt động dạy học
- Giới thiệu bài: Trong các dịp lễ tết nhân dân ta thường tổ chức các hình thức vui chơi như múa hát, đánh trống, đấu vật...Múa rồng cũng là một hoạt động trong những ngày vui đó mà bạn Quang Trung đã vẽ. Bài học ngày hôm nay là chúng ta vẽ màu theo ý thích vào tranh nét múa rồng của bạn Quang Trung sao cho màu rực rỡ, thể hiện không khí ngày hội, phù hợp với nội dung của tranh.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giới thiệu các tranh ảnh về lễ hội để học sinh thấy được quang cảnh vui tươi, không khí nhộn nhịp
- Yêu cầu học sinh quan sát vào tranh múa rồng:
Cảnh múa rồng có thể diễn ra ban ngày hoặc ban đêm
- Màu sắc cảnh vật ban đêm và ban ngày giống hay khác nhau ?
Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng. Còn cảnh vật ban đêm dưới ánh đèn, ánh lửa thì màu sắc lung linh huyền ảo hơn.
Hoạt động 2: Cách vẽ màu
-Tìm màu vẽ con rồng, người, cây...
-Tìm màu nền
-Vẽ màu cần có đậm, có nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành
-Em vẽ màu vào bức tranh vẽ nét múa rồng
-Theo dõi, hướng dẫn học sinh.
Khuyến khích sử dụng màu theo cảm nhận riêng trong bài vẽ của mình
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-Gợi ý cho học sinh chọn ra những bài vẽ đẹp
-Nhận xét chung tiết học.
__________________________________
Tiết5: Âm nhạc: 
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT ĐÃ HỌC
 A/ Mục tiêu: Biết hát theo giai điệu và hát đúng theo lời ca của 3 bài hát.
 - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .Tập biểu diển bài hát. 
B/ Đồ dùng dạy học:
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Bài ca đi học.
- Yêu cầu cả lớp hát kết hợp gõ đệm lần lượt theo 3 kiểu : đệm theo phách, đệm theo nhịp, đệm theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS hát kết hợp 1 vài động tác phụ họa.
- Mời 1 số nhóm biểu diễn trước

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_9_ngo_thi_bach_ngoc.doc
Giáo án liên quan