Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 20 - Lê Thị Hưng

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch.

- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).

- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Mở rộng: HS bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.

* GD kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, tư duy sáng tạo, bình luận nhận xét, lắng nghe tích cực.

B. Kể Chuyện:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.

* Mở rộng: HS kể lại được toàn bộ câu chuyện.

* Giáo dục kĩ năng: Thể hiện sự tự tin; Giao tiếp

 

doc20 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 20 - Lê Thị Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được.
- HS trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
- Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giới thiệu tranh ảnh, tư liệu và nhận xét, chất vấn.
- GV nhận xét khen các HS nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc sáng tác về chủ đề này.
* Liên hệ: Giáo dục HS đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho MT thêm xanh, sạch đẹp.
HĐ2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước.
- Tổ chức cho HS viết thư theo nhóm
- HS viết thư theo nhóm nên cả nhóm thảo luận lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào (VD các nước đang gặp khó khăn, đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai sóng thần, )
- Nội dung thư sẽ viết những gì?
- Tiến hành viết thư (một số bạn là thư ký, ghi chép ý của các bạn đóng góp)
- Thông qua nội dung thư cho nhóm nghe và ký tên tập thể vào thư.
- Cử người sau giờ học ra bưu điện gửi thư.
HĐ3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
- HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm,  về tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
* Liên hệ câu hỏi mở rộng: Biết trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
* Liên hệ: Nói về cảm xúc của mình, thảo luận, ... Qua đó GDKNS cho các em.
* KL chung: thiếu nhi VN và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da ngôn 
ngữ, điều kiện sống. Song đều là anh em bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới, vì vậy chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học - Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2014
TẬP ĐỌC: 
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng, rành mạch.
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, lhổ thơ.
- Hiểu ND: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em 
bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc bài 
thơ)
* GD kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kiềm chế cảm xúc, lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi bài thơ.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Kể lại chuyện Ở lại với chiến khu.
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
1. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu: Giọng đọc (Như phần mục tiêu.)
b. GV hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng thơ 2 lượt: Mỗi em đọc 2 dòng thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS
- Đọc đoạn: HS đọc nối tiếp khổ thơ: HS đạt yêu cầu nêu các khổ 
+ Lượt 1: HD ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ.
+ Lượt 2: HD tìm hiểu từ mới: HS đọc trong SGK 
- Đọc nhóm: HS đọc trong nhóm đôi tất cả các nhóm cùng đọc - sửa lỗi cho bạn trong nhóm
- 3 HS thi đọc tiếp nối 3 khổ thơ - Cả bài.
- Một HS đọc lại cả bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc thành tiếng khổ 1, 2 - lớp đọc thầm trả lời câu hỏi
Câu1: (Chú Nga đi bộ đội  Chú ở đâu, ở đâu ? ...)
- Đọc thầm khổ 3:
Câu 2: ( Mẹ thương chú, khóc ., Ba nhớ chú . Chú ở bên Bác Hồ)
Câu 3: Trao đổi nhóm đôi (Chú đã hi sinh/.)
Câu 4: (Trao đổi nhóm đôi - HS, vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân  không bao giờ quên ơn họ).
- ? Bài thơ muốn nói với các em điều gì? (tình yêu thương sâu sắc  đã hi sinh vì 
tổ quốc)
- HS đạt yêu cầu rút ra nội dung.
- GV bổ sung nội dung: Như phần mục tiêu. HS chưa đạt yêu cầu nêu lại.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV cho HS đọc đồng thanh bài thơ sau đó tự nhẩm để học thuộc lòng. (HS: chưa đạt yêu cầu học thuộc 1, 2 khổ thơ ở lớp)
- Một số HS đạt yêu cầu thi đọc cả bài
C. Củng cố, dặn dò: HS nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học- giao bài về nhà- Chuẩn bị tiết TLV 
MĨ THUẬT:
(Cô Dung dạy)
TOÁN:
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Mục tiêu:
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
- Bài tập cần làm: 1a, 2.
* Mở rộng: HS làm được thêm BT: 1b, 3 trong SGK.
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết sẵn BT1 Phấn màu.
III. Các hđ dạy học:
A. Bài cũ: 2 HS lên bảng điền dấu thích hợp vào chỗ chấm của 2 bài sau
 567 . 489 ; 999 . 1000
- HS nhận xét chữa bài - HS nêu rõ cách so sánh
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
1. GV hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10 000
a. So sánh 2 số có các chữ số khác nhau.
- GV viết lên bảng 999  1000 yêu cầu HS so sánh và vài giải thích vì sao. (vì 999 kém 1000 một đơn vị; 999 + 1 = 1000) 
GV khẳng định cách làm đúng nhất: số 999 bé hơn 1000 vì 999 có ít chữ số hơn.
- GV yêu cầu HS so sánh tiếp: 9999 với 10 000. HS: 9999 bé hơn 10 000 vì 9999 ít chữ số hơn. (9999 có bốn chữ số, 10000 có năm chữ số)
b. So sánh 2 số có cùng chữ số.
GV yêu cầu HS so sánh: 9000  8999. (1 HS đạt yêu cầu so sánh và giải thích)
? Khi so sánh các số có cùng chữ số với nhau ta so sánh như thế nào? (so sánh lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp)
- GV chốt lại ý đúng nhiều học sinh nhắc lại
- GV yêu cầu HS so sánh 6579 với 6580 và giải thích về kết quả so sánh.
- 2 số có cùng chữ số (bốn chữ số, các chữ số hàng nghìn đều bằng 6, các chữ số hàng trăm đều bằng 5, ta so sánh các chữ số hàng chục vì 7 < 8 nên 6579 < 6580)
- Một số học sinh chưa đạt yêu cầu nhắc lại cách so sánh 
2. Thực hành
Bài 1a: Điền dấu > < =
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh thực hiện vào giấy nháp 
- 4 HS nối tiêp nhau lên bảng chữa bài (Có đủ các đối tượng học sinh)
- HS nêu cách so sánh từng bài của mình 
- HS nhận xét, GV chốt lại kết quả đúng
- GV lưu ý HS khi thực hiện so sánh các bài tập có dạng: 900 + 9 . 9009 cần phải thực hiện như sau: nhẩm kết quả của biểu thức sau đó mới so sánh
VD: 900 + 9 < 9009 (900 + 9 = 909)
Bài 1b: Bài mở rộng 
- HS nêu y/c của bài, làm bài cá nhân.
- 2 HS nêu KQ - GV và HS nhận xét và chốt KQ đúng.
Bài 2: So sánh các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian
- HS thực hiện cá nhân vào vở nháp
- 6 HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài (đủ các đối tượng học sinh)
- Lớp nhận xét, GV chốt lại ý đúng
- HS giải thích cách so sánh (đổi về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh)
VD: 1k m > 985m (vì 1km = 1000m nên 1km > 985m)
 60 phút = 1 giờ (vì 1giờ = 60 phút nên 60 phút = 1 giờ)
- Học sinh đổi chéo vở để chữa bài, một số học sinh báo cáo kết quả kiểm tra
Bài 3: Bài mở rộng 
- HS nêu y/c của bài, làm bài cá nhân.
- 2 HS nêu KQ - GV và HS nhận xét và chốt KQ đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Yêu cầu HS về nhà ghi nhớ các cách so sánh các số trong phạm vi 10000 và làm bài tập trong vở bài tập. 
HÁT NHẠC: HỌC HÁT: BÀI EM YÊU TRƯỜNG EM - ÔN TẬP TÊN NỐT NHẠC
I. Mục tiêu: 
- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. Tập biểu diễn bài hát. 
* Mở rộng: HS biết hát đúng giai điệu; Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Phách
- Học sinh: SGK, phách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 
2. Phần hoạt động: 
HĐ1: Ôn lời 1 bài hát Em yêu trường em và học tiếp lời 2 
- Cho học sinh hát ôn lại lời 1 của bài hát. 
- Dạy hát lời 2 - Giáo viên hát mẫu - HS nghe giai điệu lời 2. 
- HS học hát lời 2 theo h/dẫn. 
* Lưu ý học sinh các tiếng hát luyến 3 âm: nở;đỏ; thế. 
- Tập cho học sinh gõ phách đệm cho bài hát. 
- Hướng dẫn học sinh một số động tác phụ họa cho bài hát: HS quan sát và thực hiện theo h/dẫn. 
+ Động tác 1: Đưa 2 tay lần lượt trên trước ngực và vòng tay rộng sang 2 bên qua đầu. Thực hiện ở câu: “Em yêu trường em  yêu thương" (ở cả 2 lời)
+ Động tác 2: Thực hiện động tác hái đào ở cả 2 bên. 
Thực hiện ở câu: “Nào bàn nào bảng” (lời 1)
 “Mùa phượng.. hồng đỏ” (lời 2)
- Cho cả lớp cùng thực hiện vài lần sau đó gọi một số nhóm lên bảng thực hiện. 
- Học sinh lên bảng biểu diễn. (GV nhận xét- đánh giá)
HĐ2: Ôn tập tên nốt nhạc 
- Giáo viên đưa bảng phụ cho học sinh quan sát: 
- Cho học sinh đọc tên nốt nhạc. (Không yêu cầu đọc cao độ)
- Học sinh đọc tên nốt nhạc. 
- Dùng bàn tay làm khuông nhạc, cho học sinh chỉ vị trí các nốt nhạc. 
- Gọi một số cá nhân lên bảng chỉ vào tay của mình nói tên nốt nhạc. 
- Học sinh lên thực hiện 
C. Phần kết thúc: 
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học. 
- Dặn học sinh về tự tìm thêm động tác phụ họa cho bài hát.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1).
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2).
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3)
II. Chuẩn bị: 
- Bảng lớp kẻ sẵn (2 lần) bảng phân loại để HS làm BT1.
- Tóm tắt tiểu sử 13 vị anh hùng được nêu tên trong BT2 
- Bảng lớp viết sẵn các câu văn in nghiêng ở BT3
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Nhân hoá là gì? Đặt một câu có hình ảnh nhân hoá ? (HS trả lời) 
B. Bài mới: GV nêu mục đích YC của tiết học
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: 1 HS đọc y/c và các từ ngữ trong bài - cả lớp theo dõi trong SGK
- HS trao đổi theo cặp và làm bài vào vở BT
- 2 HS làm bài trên bảng lớp - GV theo dõi HD HS chưa đạt yêu cầu
- GV giảng thêm về nghĩa của các từ: giang sơn, kiến thiết, 
* Câu mở rộng: HS đặt câu với các từ trên. 
- HS chưa đạt yêu cầu dừng ở mức hiểu các từ đó.
- Giáo viên chốt KT: Các em đã được hiểu thêm một số từ về Tổ quốc.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu và 1 HS đọc tên các vị anh hùng được nêu trong bài. đọc tóm tắt tiểu sử.
- GV: Kể ngắn gọn, nói thành câu, tập trung vào phần kể công lao to lớn của vị anh hùng đó, nói ngắn gọn về tình cảm, suy nghĩ của mình
- HS kể theo cặp (2 HS kể cho nhau nghe)
- Tổ chức cho HS thi kể. (HS cùng nhóm đối tượng). - HS và GV nhận xét.
GV kết luận: Qua bài này các em biết dùng các từ ở BT 1 để nói thành các câu văn kể về người anh hùng.
Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK
- GV giới thiệu về anh hùng Lê Lai: Người Thanh Hoá  hi sinh vì Tổ quốc.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_20_le_thi_hung.doc
Giáo án liên quan