Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 11 - Năm 2014

ĐẤT QUÝ,ĐẤT YÊU

I) Mục tiêu:

 1) Tập đọc:

a) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

-Chú ý các từ: Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng.

-Bước đầu biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

b) Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

-Hiểu nghĩa của một số từ khó trong bài.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

 2) Kể chuyện:

a) Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng trình tự và kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

*Đối với HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.

b) Rèn kĩ năng nghe.

II) Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ trong SGK trang 84.

 

docx30 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 11 - Năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...............................................
Tiết 3:Tập đọc
vẽ quê hương
I) Mục tiờu:
 1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Chú ý các từ: xanh tươi, làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, bức tranh...
-Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ được niềm vui qua giọng đọc. 
 2) Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
-Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu nội dung từng khổ thơ. Cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ và giàu màu sắc của bức tranh quê hương.
-Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ.
 3) Học thuộc bài thơ.
-Thuộc hai khổ thơ (HS trung bình) hoặc cả bài thơ (HS khá, giỏi)
II) Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ trang 88- SGK .
III) Các hoạt động dạy học:
TG
ND
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
32’
3’
1)Kiểm tra
2)Dạy bài mới
b)Luyện đọc
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài
d)Học thuộc lòng bài thơ
3)Củng cố- Dặn dò:
-Đọc bài Đất quý, đất yêu.
-Hỏi: Vì sao người dân Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi một hạt đất nhỏ?
-Nhận xét 
a) Giới thiệu bài:
Ai cũng có quê hương, tình yêu quê hương làm cho ta thấy quê hương đẹp vô cùng. Bài tập đọc ngày hôm nay sẽ cho em thấy điều đó.
-Ghi đầu bài.
*GV đọc bài thơ một lần (đọc giọng, vui hồn nhiên. Nhấn giọng ở các từ chỉ màu sắc)
*Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng dòng thơ:
-Từ khó đọc: làng xóm, lượn quanh, nắng lên,quay...
Đọc từng khổ thơ trước lớp.
-Nhắc nhở HS đọc ngắt nghỉ ở một số câu.
VD: Bút chì xanh đỏ/
 Em gọt hai đầu/
 Em thử hai màu/
 Xanh tươi,/ đỏ thắm .//
Hoặc A,/ nắng lên rồi//
 Mặt trời đỏ chót/
 Lá cờ Tổ quốc/
 Baygiữatrời xanh...//
- Giải nghĩa từ: 
+cây gạo: Cây bóng mát thường có ở miền Bắc, ra hoa vào tháng ba âm lịch, hoa có màu đỏ.
Đọc từng khổ thơ theo nhóm.
Đọc đồng thanh
Tổ chức cho HS đọc thầm, đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
Câu 1: Kể tên các cảnh vật được tả trong bài?
Câu 2: Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc đó?
Câu 3: Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn lấy câu trả lời đúng nhất.
a) Vì quê hương rất đẹp.
b) Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi.
c)Vì bạn nhỏ yêu quê hương. 
-Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
-Đọc thuộc khổ thơ em thích trước lớp.
-Nhận xét, cá nhân đọc thuộc và hay .
-Hỏi: Bài thơ cho em biết điều gì về quê hương?
-Nhận xột chung tiết học
-3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài "Đất quý, đất yêu".
-1 HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
-Ghi đầu bài vào vở.
-Mở SGK theo dõi.
-HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ
( mỗi em đọc 2 dòng thơ)
-Phát hiện từ khó đọc và luyện đọc đúng.
4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ.
-Luyện đọc theo hướng dẫn
-Luyện đọc lần 2,3 kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài: Sông máng.
-HS đặt câu với từ "cây gạo"
+Cây gạo đầu làng nở hoa đỏ rực.
-HS luyện đọc theo nhóm
-Đọc đồng thanh toàn bài 1 lần.
-
Tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, ngói mới, trường học, cây gạo, mặt trời , lá cờ Tổ quốc.
-Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót.
-HS thảo luận và đưa ra câu trả lời của mình.
Câu c: Vì yêu quê hương nên bạn nhỏ thấy quê hương rất đẹp.
-HS luyện học thuộc lòng tại lớp.
-Thi đọc thuộc khổ thơ( tự chọn)
-Bình xét, chọn cá nhân đọc tốt, tuyên dương.
Tiết 4:Tập viết
 Ôn chữ hoa: G ( tiếp theo) 
 I) M ục tiờu:
- Viết đúng chữ hoa: G( 1dòng chữ :Gh;chữ R,Đ: 1dòng) 
 +Viết tên riêng Ghềnh Ráng bằng chữ cỡ nhỏ: 1dòng.
 +Viết câu ca dao: 
 Ai về đến huyện Đông Anh
 Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
 II) Đồ dùng dạy học:
-Mẫu các chữ hoa:G, R, Đ.
III) Các hoạt động dạy học:
TG
ND
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
32’
3’
1)Kiểm tra:
2)Dạy bài mới:
b)H/ dẫn luyện viết bảng
c) H/ dẫn viết vở tập viết
3) Củng cố-Dặn dò
-Đọc chữ hoa và tên riêng: 
 Gi, Ông Gióng.
-Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
-Nhận xét, động viên
a) Giới thiệu bài: 
-Nêu mục đích, yêu cầu giờ học
-Ghi bảng: 
*Luyện viết chữ hoa
-Luyện viết chữ hoa: Gh
+GVviết mẫu và giải thích lại cách viết của các chữ hoa: Gh, R, Đ.
ỉChữ G gồm 3 nét:2 nét cong trái nối liền nhau và một nét khuyết ngược.
ỉChữ Đ gồm 3 nét: Nét lượn đứng và nét cong phải nối liền nhau tạo thành một nét thắt nhỏ ở chân chữ và một nét ngang ngắn.
ỉChữ R gồm 2 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái. Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trên và móc ngược phải nối vào nhau tạo thành vòng xoắn ở giữa thân chữ.
-Luyện viết chữ hoa R,Đ.
+Nhận xét, sửa sai đối với từng bài
*Luyện viết tên riêng
-Giới thiệu địa danh Ghềnh Ráng: là nơi có bãi tắm rất đẹp và là thắng cảnh đẹp ở Bình Định.
-Viết mẫu theo cỡ nhỏ (lưu ý nét nối từ chữ G sang chữ h trong tiếng Ghềnh)
*Luyện viết câu ứng dụng:
-Mở bảng che.
-Nêu ý nghĩa của câu ca dao: 
 Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về một di tích lịch sử Loa Thành được xây theo hình vòng xoáy chôn ốc, từ thời An Dương Vương cách đây hàng nghìn năm.
-H/dẫn viết bảng con các tên riêng: + Đông Anh
+ Loa Thành
+ Thục Vương.
-Nhận xét, sửa sai.
-Nêu y/ cầu viết bài
-Theo dõi và sửa cho HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút và các nét nối đúng quy định
d) Chấm chữa bài: Chấm 6,7 vở. Nhận xét từng bài ,nêu cái làm tốt và cái cần sửa chữa.
-Tuyên dương bài viết sạch, đẹp, đúng yêu cầu.
-Nhắc nhở động viên những HS chưa hoàn thành bài viết trên lớp cần viết thêm ở nhà.
-Nhận xét chung giờ học.
-Dặn viết bài về nhà tuần 11.
-HS viết vào bảng con.
-5 HS mang vở lên kiểm tra.
-Ghi đầu bài vào vở.
-Mở SGKtrang 90 và tìm những chữ hoa có trong bài: G, (Gh), R, A, Đ, L, T ,V.
-Theo dõi cách viết của GV.
-Luyện viết trên bảng con chữ Gh, R, Đ.
-Đọc tên riêng: Ghềnh Ráng.
-Theo dõi GV viết mẫu.
-Luyện viết trên bảng con 2,3 lần
-HS đọc câu ứng dụng:
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
-Luyện viết bảng con 3 tên riêng.
-HS mở vở viết bài theo yêu cầu.
-HS mang bài chấm điểm.
 Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2014
 Tiết 1: Toán
Luyện tập
 I) Mục tiêu: Giúp HS: 
- Thuộc bảng nhân 8
-Biết vận dụng bảng nhân 8 vào việc giải toán.
 II) Các hoạt động dạy học
TG
ND
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
32’
3’
1)Kiểm tra
2)Luyện tập
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3)Củng cố- Dặn dò
-Đọc bảng nhân 8
-Chữa bài tập 51 vở Em học toán
-Nhận xét, cho điểm
Tổ chức cho HS làm các bài tập 1,2,3,4 trang 54-SGK.
Làm vở
-Riêng phần b: 
Làm bảng con
-Củng cố cho HS về cách lập bảng nhân.
-Nhận xét, chữa bài
Làm vở
-Nhận xét, chữa bài
Làm miệng: Dựa vào hình vẽ để viết phép nhân cho phù hợp vào chỗ trống.
 A B
 C D
H/dẫn HS tìm phép nhân, nêu nhận xét.
-Ghi bảng:
Khi đổi chỗ 2 thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi
-Nhận xét chung giờ học
-Dặn làm bài tập tiết vở BT toán
-3 HS đọc bảng nhân 8
-2 HS chữa bài tập 53
-Nêu yêu cầu của bài tập: Tính nhẩm
-HS tự làm bài vào vở
-Vài HS đọc bài làm trước lớp , cả lớp chữa bài.
8 x 1 = 8 8 x 5 = 40 8 x 0 = 0 
8 x 8 = 64 8 x 8 = 64 0 x 8 = 0
8 x 2 =16 8 x 4 = 32 8 x 6 =48 
8 x 3 =24 8 x 7 = 56 8 x10 =80 
-HS tự làm bài và nêu nhận xét về các phép tính trong mỗi cột.
VD: 8 x 2 = 2 x 8 = 16.
 8 x 4 = 4 x 8 = 32
 8 x 6 = 6 x 8 = 48
 8 x 7 = 7 x 8 = 56
VD: Khi đổi chỗ các thừa số trong một phép nhân thì tích của chúng không thay đổi.
-HS nêu yêu cầu: Tính
-HS làm vào bảng con từng phép tính
8 x 3 + 8 = 24 + 8 = 32 hay 8 x 4 = 32
8 x 4 + 8 = 32 + 8 = 40 hay 8 x 5 = 40
8 x 8 + 8 = 64 + 8 = 72 hay 8 x 9 = 72
8 x 9 + 8 = 72 + 8 = 80 hay 8 x 10 = 80
- Đọc bài toán
- Tóm tắt
 8 m 8m 8 m 8m 
 50 m
-Giải bài toán vào vở
+1 HS làm bảng lớp
Bài giải
Số m dây điện cắt đi là:
8 x 4 = 32(m)
Số m dây điện còn lại
50 - 32 = 18(m)
Đáp số: 18m
-Theo dõi trong SGK 
-HS quan sát hình minh họa.
-Thảo luận nhóm, trình bày ý kiến trước lớp
a) Có 3 hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông.
Số ô vuông trong hình chữ nhật trên là: 8 x 3 = 24 (ô vuông)
b) Có 8 hàng, mỗi hàng có 3 ô vuông.
Số ô vuông trong hình chữ nhật trên là: 3 x 8 = 24 (ô vuông)
-Lớp nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8
-Vài HS đọc bài học
-Ghi vở ô li.
Tiết 2:Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Quê hương . Ôn tập câu Ai làm gì?
I) Mục tiờu:
-Hiểu và sắp xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương(BT1).
Biết dùng từ ngừ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn(BT2). 
-NHận biết các câu theo mẫu Ai làm gì? và tìm các câu trả lời câu hỏi Ai? hoặc Làm gì?(BT3).
-Đặt được 2-3câu theo mẫu Ai làm gì? từ ngữ cho trước(BT4).
II) Đồ dùng dạy học:
-Chép bảng nhóm nội dung của BT1 ( 4 bảng)
 Nhóm
 Từ ngữ
1 . Chỉ sự vật ở quê hương
 Mẫu: cây đa
2 .Chỉ tình cảm đối với quê hương
 Mẫu: gắn bó
.
III) Các hoạt động dạy học:
TG
ND
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
32’
3’
1)Kiểm tra
2) Dạy bài mới
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3)Củng cố- Dặn dò
Đọc lại nội dung BT2 ( Tuần 10)
Nhận xét
a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu câu của giờ học. Ghi đầu bài lên bảng lớp.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Làm vở
- Nhắc lại yêu cầu của bài: Xếp các từ ngữ đã cho vào 2 nhóm
(1) Chỉ sự vật ở quê hương.
(2) Chỉ tình cảm đối với quê hương.
-Phát cho 4 HS bảng nhóm và yêu cầu các em làm bài rồi gắn lên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở.
-GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
-Nhận xét, chữa bài
(1) cây đa, dồng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, mái đình.
(2) gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.
Làm miệng
-H/dẫn HS làm bài tập: Dựa vào câu văn trong SGK để thay thế từ Quê hương bằng 1 trong các từ: quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn.
-Nhận xét, chữa bài
Các từ có thể thay thế là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
-Giải nghĩa từ: giang sơn là sông núi.
Làm miệng
-Nêu yêu cầu của bài tập: Đọc đoạn văn và tìm câu theo mẫu Ai làm gì? Chỉ rõ từng bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? hoặc làm gì?
-Nhận xét, chốt câu đúng.
Làm vở
-Nhắc lại yêu cầu của bài: mỗi từ có thể đặt được nhiều câu.
VD: Bác nông dân đang cày ruộng.
 Bác nông dân đang cấy lúa.
-Theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
-Thu và chấm bài cho HS( 7,8 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_11_nam_2014.docx
Giáo án liên quan