Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 8

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 36 + 15(cộng có nhớ dưới dạng tính viết)

- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phé`p cộng có nhớ trong phạm vi 100 .

- Ý thức cẩn thận chính xác khi học toán.

B. Đồ dùng dạy - học:

 GV: phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán.

 HS: Bảng con, que tính.

C.Các hoạt động dạy - học:

1.Bài cũ: (5’) Gọi 1HS lên bảng đặt tính rồi tính 26+6 34+7 17+8 5+23

- Gọi 2 HS đọc bảng cộng 6 cộng với một số 6 + 5.

- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.

2.Bài mới:(30’) - Giới thiệu bài.

Hoạt động 1:(10’) Giới thiệu phép cộng 36 + 15.

- GV yêu cầu HS lấy 3 bó chục và 6 que tính rời – GV kiểm tra.

- GV lấy 3 bó chục và 6 que tính cài bảng ( tương tự HS lấy thêm 1 bó chục và 5 que tính rời)

- GV yêu cầu HS gộp 3 bó chục thêm 1 bó chục và gộp 6 que tính rời rời thêm 5 que tính rời được tất cả bao nhiêu que tính? ( 51 que tính)

- GV hướng dẫn thực hiện đặt tính như Sgk/ tr 36.

- HS thực hiện tính bảng con – GV nhận xét, cùng lớp thực hiện phép tính trên bảng.

* Gọi 1 HS yếu lên bảng Đặt tính rồi tính 36 + 28.

- GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0->cuối tháng tổng kết
 +HS đăng kí giờ học tốt,trưng bày sản phẩm đẹp
 +Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
 +Ôn bài tốt chuẩn bị kiểm tra chất lượng giữa kì 1
 + Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
 +Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học.
 +Giáo dục HS không xem bài làm của bạn, trình bày sạch sẽ,viết số ,chữ rõ ràng.
Hoạt động khác
- Thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và về nhà.
- Tham gia sinh hoạt sao nhi đồng.
* Tiếp tục nhắc nhở HS về lập quỹ heo đất
Bổ sung :
 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011	
 TẬP ĐỌC (24) TGDK:40’
 Bàn tay dịu dàng
A. Mục tiêu: 
 - Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung .
 - Hiểu được nội dung bài: Thái độ dịu dàng đầy thương yêu của thầy đã động viên, an ủi bạn An đang đau buồn vì bà mất. Làm cho bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.(TLCH sgk)
- Giáo dục HS biết vượt mọi khó khăn để học tập tốt.
B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ ghi câu hướng dẫn HS đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: (5’) Gọi 3 HS đọc bài Người mẹ hiền và trả lời câu hỏi về nội dung bài..
- Việc làm của Minh và Nam đúng hay sai ? Vì sao ?
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại ,cô giáo làm gì ?
-Ai là người mẹ hiền trong bài ? Vì sao ?
 - GV nhận xét- ghi điểm. 
2. Bài mới:(30’) Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Luyện đọc( 15’)
Bước 1: GV đọc mẫu - HS nghe, theo dõi sgk.
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi, sửa sai. 
- GV rút từ khó– HS luyện đọc từ khó.
Bước 2: Luyện đọc đoạn
 - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần) 
- HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/ 66.
* GV hd hs ngắt,nghỉ hơi câu dài.
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét- Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (7’)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý:
Câu 1: Lòng An nặng trĩu nổi buồn. Nhớ bà, An ngồi buồn lặng lẽ.
* Vì sao An buồn như vậy? (Vì An yêu bà, tiếc nhớ bà, bà mất an không còn nghe bà kể chuyện cổ tích...) 
* Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy thế nào?( Thầy không trách chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, yêu thương.)
Câu 2 : Cảm thông với nỗi buồn của An. Với tấm lòng thương yêu bà của An
Câu 3 : Nhẹ nhàng xoa đầu, dịu dàng, trìu mến, thương yêu.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (8’)
- GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu. 
- HS tự phân vai đọc trong nhóm. Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét , tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:Trong bài em thích nhân vật nào nhất ?Vì sao?.(5’)
- GV nhắc nhở HS luôn cố gắng học tập tốt.
-Chuẩn bị:Ôn tập giữ kì 1
Bổ sung :
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (8) TGDK:40’ 
Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy.
A. Mục tiêu: HS:
- Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động,trạng thái của loài vật và sư vật trong câu. 
- HS biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ chấm trong bài đồng dao.
- Biết dùng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ bài tập.
C.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:(5’) 2 HS lên bảng làm bài tập : Điền từ chỉ hoạt động vào chỗ trống trong câu.( tương tự bài tập 4 sgk/tr 29) - HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :(30’)- Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/vbt: (viết)(7’)
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm lại bài , gạch chân các từ chỉ hoạt động (của loài vật), trạng thái (của sự vật) trong từng câu.
- 1 HS lên bảng làm bài – GV xuống lớp hướng dẫn HS yếu làm bài.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài. ( Lời giải đúng: ăn, uống, tỏa)
* GV chốt: Từ chỉ hoạt động của con người và loài vật ( đi, chạy, ăn, uống, nhảy, múc...); từ chỉ trạng thái của sự vật ( tỏa, yên tĩnh, thoảng...).
Bài tập 2/vbt: ( viết)(10’)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm bài ca dao và tự làm vbt – 2 HS lên bảng làm bài.
* GV chốt từ đúng theo thứ tự: Đuổi - Giơ – nhe - chạy – luồn
* GV: Các từ điền trong bài tập là từ chỉ hoạt động của con vật ( loài vật): chuột và mèo.
- HS đọc bài đồng dao cho thuộc lòng.
Bài tập 3/vbt: (Viết)(13’)
- HS đọc yêu cầu bài tập và nội dung bài tập – GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV đặt câu hỏi để HS hiểu rõ hơn nội dung từ câu của bài tập ( câu hỏi sgv/ 172)
- GV hướng dẫn mẫu câu a – tương tự HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng phụ - Lớp nhận xét – đọc lại câu đã dùng đúng dấu phẩy.
a. Lớp em học tập tốt, lao động tốt. 
b. Cô giáo chúng em rất yêu thương, quí mến học sinh.
c. Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
* Dấu phẩy dùng để ngắt các bộ phận trong câu giống nhau (có cùng chức năng ).
 3. Củng cố, dặn dò:(5’) Nhắc HS ghi nhớ các từ chỉ hoạt động, trạng thái đã học. Biết dùng dấu phẩy đúng trong câu.
- Tiết sau: Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu phẩy.
Bổ sung:
 TOÁN(38) TGDK:40’
 Bảng cộng
A. Mục tiêu: 
- HS thuộc được bảng cộng đã học và thực hiện được phép tính cộng có nhớ.trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn .
- Ý thức cẩn thận chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: bảng phụ, que tính.
HS: Que tính
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên đọc bảng cộng đã học
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: (30’) - Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:(10’) Giới thiệu bảng cộng.
- GV ghi lần lượt các bảng cộng 9 ( 8, 7, 6 đã học) như bài 1/ sgk.
- HS thực hiện trên que tính và nêu lại kết quả.
- GV xóa dần kết quả để HS học thuộc bảng cộng.
* Gọi HS yếu đọc bảng cộng.
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Thực hành (20’)
Bài 1: Tính nhẩm.(7’)
- HS nêu miệng kết quả. 
Bài 2: (6’) Tính. (3phép tính đầu)
- HS nhắc lại cách thực hiện phép tính – HS tự làm bài bảng con.	
- HS nhận xét, sửa bài.
Bài 3: (7’)Gọi HS đọc bài toán – Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? -GV tóm tắt .
- HS làm vở , 1 em làm bảng phụ – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS nhận xét, sửa bài. 
	Bài giải
 Mai cân nặng là:
 28 + 3 = 31 (kg)
 Đáp số: 31 kg
3.Củng cố, dặn dò: (5’)
- Gọi HS đọc lại bảng cộng.
- Tiết sau: Luyện tập
Bổ sung:
 Tự nhiên và Xã (8) TGDK:35’ 
 Ăn uống sạch sẽ. 
A. Mục tiêu: Nêu được 1 số việc làm để giữ vs ăn uống như:ăn chậm nhai kĩ,kg uống
nước lã,rữa tay sạch trước khi ăn và sau khi đai,tiểu tiện.
- Giáo dục HS có ý thức ăn, uống sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy – học:
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: (5’) - 2 HS trả lời câu hỏi:
- Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước? Nếu thường xuyên chúng ta bị đói, khát thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: (25’) - Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm việc với SGk (10’)
* Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để bảo đảm ăn sạch.
* Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi:
 Muốn ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm những việc gì? 
- GV ghi nhanh lên bảng ý kiến HS nêu. 
+ HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát tranh trong Sgk/ tr 18.
- GV gợi ý câu hỏi để HS nhận xét từng tranh sgk
- Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp – nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Để ăn, uống sạch chúng ta phải rửa tay trước khi ăn. Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn.Thức ăn phải đậy kín, bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.(10’)
* Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để đảm bảo uống sạch.
* Cách tiến hành: GV chia nhóm 4, nêu yều cầu nói về thức ăn và nước uống mình ưa thích và uống hằng ngày.
 - Loại đồ uống nào nên uống, loại nào không nên uống, Vì sao?
+ Cho cả lớp quan sát tranh sgk/tr 19. Nhận xét bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh và giải thích vì sao.
- Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác có ý kiến.
Kết luận:Nước uống lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, nước đun sôi, để nguội.nước không được sách cần làm theo hướng dẫn của y tế, phải đun sôi để nguội. 
Hoạt động 3: Thảo luận(10’)	
* Mục tiêu: HS giải thích tại sao phải ăn, uống sạch sẽ.
* Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi: Tại sao chúng ta phải ăn, uống sạch sẽ?
- Tác hại của việc ăn uống không sạch sẽ, mất vệ sinh?
- HS nêu ý kiến
* GV kết luận: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như bụng, ỉa chảy, giun sán
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt việc ăn uống sạch sẽ
-Chuẩn bị:Đề phòng bệnh giun
Bổ sung: 
 Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm2011
 TOÁN(39) TGDK:40’
 Luyện tập
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ghi nhớ tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm .
-Cộng có nhớ trong phạm vi 100
- Biết giải bài toán có một phép cộng.
- Có ý thức cẩn thận khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng phụ làm bài tâp.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:(5’)
- Gọi 3 HS lên bảng đọc lại bảng cộng đã học
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: (30’) - Luyện tập 
Bài 1Tính nhẩm (5’)
- HS nêu miệng kết quả. 
- HS nhận xét – GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3:Tính (10’)
- HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính – GV nhận xét.
- HS tự làm bài – 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4:(10’) 1 HS đọc đề toán – GV tóm tắt đề toán 
- HS tự làm bài – 1 HS lên bảng làm bài.
	Bài giải
	Số quả bưởi mẹ và chị chị hái được là:
	38 + 16 = 64 ( quả )
	 Đáp số: 64 quả
- HS nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò:(5’)
- HS đọc lại bảng cộng đã học.
- Tiết sau: Phép cộng có tổng bằng 100.
Bổ sung
 CHÍNH TẢ(Nghe-viết)(16) TGDK:40’
 Bàn tay dịu dàng
A. Mục tiêu:
- HSchép chính xác bài chính tả trong bài Bàn tay dịu dàng.
- HS biết cách trình bày đoạn văn xuôi ; Biết ghi đúng các dâú câu trong bài. Làm đúng bài tập chính tả tìm tiếng chứa vần ao/ au; uôn/ uông.
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết đúng, đẹp.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập 2 b/vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (5’) GV đọc các từ ngữ: thoảng, hương nhài, giảng, ngắm mãi...
2 HS lên bảng viết - HS còn lại viết nháp. 
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: (30’) - Giới thiệu bài
Hoạt đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_8.doc