Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 30 - Đoàn Nam Giang

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Phân biệt được lời của các nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa của các từ mới: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của các cháu. Bác luôn khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.

3. Thái độ: Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ câu cần luyện đọc.

- HS: SGK.

 

doc36 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 30 - Đoàn Nam Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
äng (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH: Để làm gì?
Gọi 3 HS lên viết các từ chỉ các bộ phận của cây và các từ dùng để tả từng bộ phận.
Gọi 2 HS dưới lớp thực hiện hỏi đáp có cụm từ “Để làm gì?”
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Từ ngữ về Bác Hồ.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm nhận 1 tờ giấy và bút dạ và yêu cầu: 
+ Nhóm 1, 2 tìm từ theo yêu cầu a.
+ Nhóm 3, 4 tìm từ theo yêu cầu b.
Sau 5 phút thảo luận, gọi các nhóm lên trình bày kết quả hoạt động.
Nhận xét, chốt lại các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng, hay.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đặt câu dựa vào các từ trên bảng. Không nhất thiết phải là Bác Hồ với thiếu nhi mà có thể đặt câu nói về các mối quan hệ khác.
Tuyên dương HS đặt câu hay.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Cho HS quan sát và tự đặt câu.
Gọi HS trình bày bài làm của mình. GV có thể ghi bảng các câu hay.
Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Cho HS tự viết lên cảmxúc của mình về Bác trong 5 phút.
Gọi một số HS xung phong đọc.
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn.
Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy.
Hát
Ví dụ: 
HS 1: Thân cây: khẳng khiu, sần sùi,
HS 2: Lá cây: xanh mướt,
HS 3: Hoa: thơm ngát, tươi sắc,
HS 1: Cậu đến trường để làm gì?
HS 2: Tớ đến trường để học tập và vui chơi cùng bạn bè.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Nhận đồ dùng và hoạt động nhóm.
Đại diện các nhóm lên dán giấy trên bảng, sau đó đọc to các từ tìm được. Ví dụ: 
a) yêu, thương, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo,
b) kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương,
Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1.
HS nối tiếp nhau đọc câu của mình (Khoảng 20 HS). Ví dụ: 
Em rất yêu thương các em nhỏ.
Bà em săn sóc chúng em rất chu đáo.
Bác Hồ là vị lãnh tụ muôn văn kính yêu của dân tộc ta
Đọc yêu cầu trong SGK.
HS làm bài cá nhân.
Tranh 1: Các cháu thiếu nhi vào lăng viếng Bác./ Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác.
Tranh 2: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ./ Các bạn thiếu nhi kính cẩn dâng hoa trước tượng Bác Hồ.
Tranh 3: Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác./ Các bạn thiếu nhi tham gia Tết trồng cây.
HS tự viết lên cảmxúc của mình về Bác.
HS xung phong đọc.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Củng cố về tên gọi và kí hiệu của các đơn vị đo độ dài: mét (m), kilômet (km), milimet(mm)
2Kỹ năng: 
Rèn luyện kĩ năng thực hành tính, giải toán có lời văn với số đo độ dài.
Củng cố kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng cho trước.
3Thái độ: Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị
GV: Thước kẻ HS với từng vạch chia milimet. Hình vẽ bài tập 4.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Milimet.
Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Số?	
	1cm = . . . mm	 1000mm = . . . m
	1m = . . . mm	 10mm = . . . cm
	5cm = . . . mm	 3cm = . . . mm.
Chữa bài và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Các phép tính trong bài tập là những phép tính ntn?
Khi thực hiện phép tính với các số đo ta làm ntn?
Yêu cầu HS làm bài, sau đó chữa bài và cho đi điểm HS.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Vẽ sơ đồ đường đi cần tìm độ dài lên bảng như sau:
 18km	 12km
Nhà-----------------------/-----------------/ Thành phố 
	 	 Thị xã 
Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bác thợ may dùng tất cả bao nhiêu mét vải?
15m vải may được mấy bộ quần áo?
Em hiểu may 5 bộ quần áo giống như nhau nghĩa là thế nào?
Vậy làm thế nào để tính được 1 bộ quần áo may hết bao nhiêu mét vải?
Vậy ta chọn ý nào?
Yêu cầu HS dùng bút chì khoanh tròn vào ý C.
Bài 4:
Yêu cầu HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi của một hình tam giác, sau đó yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV đánh giá tình hình thực tế của HS lớp mình, xem các em còn yếu về nội dung nào thì soạn thêm bài tập bổ trợ phần đó cho HS.
Nhận xét và tổng kết tiết học.
Chuẩn bị: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Hát
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
1cm = 100 mm 1000mm = 1m
1m = 1000mm	10mm= 1cm
5cm = 50mm	3cm = 30mm
Là các phép tính với các số đo độ dài.
Ta thực hiện bình thường đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính.
Một người đi 18km để đến thị xã, sau đó lại đi tiếp 12km để đến thành phố. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu kilômet?
Bài giải.
Người đó đã đi số kilômet là:
	18 + 12 = 30 (km)
	Đáp số: 30km.
Một bác thợ may dùng 15m vải để may 5 bộ quần áo giống nhau. Hỏi để may 1 bộ quần áo như thế cần bao nhiêu mét vải?
A. 10m
B. 20m
C. 3m
Dùng tất cả 15m vải.
May được 5 bộ quần áo như nhau.
Nghĩa là số mét vải để may mỗi bộ quần áo bằng nhau.
Thực hiện phép chia 15m:5=3m
Chọn ý C
Làm bài:
+ Các cạnh của hình tam giác là: AB = 3cm, BC = 4cm, CA = 5cm
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là:
	3 + 4 + 5 = 12 (cm)
	Đáp số: 12cm
- Làm bài tập bổ trợ.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với điệu bộ, cử chỉ, giọng kể phù hợp với nội dung.
2Kỹ năng: Biết kể chuyện theo lời của bạn Tộ.
3Thái độ: Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn gợi ý của từng đoạn.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Những quả đào.
Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Những quả đào.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong giờ kể chuyện hôm nay, lớp mình sẽ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng, đặc biệt lớp mình sẽ thi xem bạn nào đóng vai Tộ giỏi nhất nhé.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể lại từng đoạn truyện theo tranh
Bước 1: Kể trong nhóm
GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung của một bức tranh trong nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Yêu cầu HS nhận xét.
Nếu khi kể, HS còn lúng túng GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý cụ thể như sau:
Tranh 1
Bức tranh thể hiện cảnh gì?
Bác cùng các em thiếu nhi đi đâu?
Thái độ của các em nhỏ ra sao?
Tranh 2
Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
Ơû trong phòng họp, Bác và các cháu thiếu nhi đã nói chuyện gì?
Một bạn thiếu nhi đã có ý kiến gì với Bác?
Tranh 3
Tranh vẽ Bác Hồ đang làm gì?
Vì sao cả lớp và cô giáo đều vui vẻ khi Bác chia kẹo cho Tộ?
b) Kể lại toàn bộ truyện
Yêu cầu HS tham gia thi kể.
Nhận xét, cho điểm HS.
Gọi HS lên kể toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm HS.
c) Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ
Đóng vai Tộ, các em hãy kể lại đoạn cuối của câu chuyện. Vì mượn lời bạn Tộ để kể nên phải xưng là “tôi”.
Gọi 1 HS khá kể mẫu.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Qua câu chuyện con học tập bạn Tộ đức tính gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe 
Chuẩn bị bài sau: Chiếc rễ đa tròn.
Hát
5 HS kể lại chuyện theo vai (người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt).
HS kể trong nhóm. Khi HS kể, các em khác lắng nghe để nhận xét, góp ý và bổ sung cho bạn.
Mỗi nhóm 2 HS lên kể.
Nhận xét bạn kể sau khi câu chuyện được kể lần 1 (3 HS).
Bác Hồ tay dắt hai cháu thiếu nhi.
Bác cùng thiếu nhi đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa
Các em rất vui vẻ quây quanh Bác, ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
Bức tranh vẽ cảnh Bác, cô giáo và các cháu thiếu nhi ở trong phòng họp.
Bác hỏi các cháu chơi có vui không, ăn có no không, các cô có mắng phạt các cháu không, các cháu có thích ăn kẹo không?
Bạn có ý kiến ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ạ.
Bác xoa đầu và chia kẹo cho Tộ.
Vì Tộ đã dũng cảm, thật thà nhận lỗi.
Mỗi lượt 3 HS thi kể, mỗi em kể 1 đoạn.
2 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
HS suy nghĩ trong 3 phút.
Đứng nhìn Bác chia kẹo cho các bạn, tôi thấy buồn lắm vì hôm nay tôi không ngoan. Khi Bác đưa kẹo cho tôi, tôi không dám nhận chỉ lí nhí nói: “Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu tự thấy mình chưa ngoan nên không được ăn kẹo”. Thật ngạc nhiên, Bác xoa đầu tôi, trìu mến nói: “Cháu biết nhận lỗi như thế là ngoan lắm! Cháu vẫn được nhận phần kẹo như các bạn khác”. Tôi vô cùng sung sướng. Đó là g

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_30_doan_nam_giang.doc
Giáo án liên quan