Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 3

 Kiểm tra

A. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của học sinh:

- HS đọc, viết số có hai chữ số, viết số liền trước, số liền sau.

- Kĩ năng đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.

Giải toán bằng một phép tính ( cộng hoặc trừ), đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng.

- Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng . - Ý thức cẩn thận khi làm toán.

B. Đồ dùng dạy học:GV: Chuẩn bị đề toán.

 HS: Giấy trắng làm bài.

C. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2.Bài mới: Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Kiểm tra- GV chép đề lên bảng - HS làm bài vào giấy.

Bài 1: Viết các số:

a. Từ 60 đến 73 :

b. Từ 91 đến 100: .

Bài 2: Số liền sau của 99 là: Số liền trước của 11 là:

Bài 3: Đặt tính rồi tính.

 31+ 27, 68 - 33, 40 + 25, 79 - 77, 6+ 32

Bài 4Mẹ và chi hái được 48 qủa cam, riêng mẹ hái được 22 quả cam. Hỏi chị hái được bao nhiêu quả cam ?

Bài 5: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hợp chỉ tranh
-GV hd hs chỉ/-Sửa sai,n/xét
3/Củng cố-dặn dò:
-VN xem lại bài
-N/xét tiết học
 Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2012
 TẬP ĐỌC(t9) TGDK:40’ 
Gọi bạn
A. Mục tiêu: HS đọc trơn được toàn bài. Học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc đúng từ khó: thuở nào, sâu thẳm, hạn hán, khắp nẻo, Biết ngắt, nhịprõ ở từng câu thơ, nhỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu nghĩa các từ: sâu thẳm, hạn hán, lang thang...
- Hiểu nội dung bài: Tình bạn thân thiết cảm dộng giữa Bê vàng và Dê trắng.(trả lời các câu hỏi trong SGK , thuộc 2 khổ thơ cuối bài )
- Giáo dục HS phải biết quý trọng tình bạn.
B. Đồ dùng dạy – học: GV: Viết sẵn bài tập đọc lên bảng phụ.
C/Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Bạn của Nai Nhỏ 
 - HS nhận xét - GV ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu.
- GV đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk.
đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi, sửa sai. 
- Giáo viên rút từ khó ghi bảng – HS luyện đọc từ khó ( cá nhân, cả lớp)
Bước 2: Luyện đọc đoạn
- HS luyện đọc đoạn ( khổ thơ) nối tiếp (2lần)
- Hs luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ mới trong sgk/ 29. 
- Gv hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở đoạn khó.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét- Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
 Bước 3: Cả lớp đọc đồng thanh
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. 
Câu 1: Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở rừng xanh sâu thẳm.
Câu 2: Vì trời hạn hán. 
Câu 3: Bê vàng quên đường về, Dê trắng chạy khắp nẻo tìm bê.
Câu 4: Vì Dê Trắng nhớ thương bạn cũ.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ.
 Bước 1: GV hướng dẫn cách đọc bài thơ - GV đọc mẫu. 
- HS luyện đọc bài thơ theo nhóm.
Bước 2: GV xóa dần bảng cho HS học thuộc lòng. HS xung phong đọc trước lớp. 
- HS theo dõi, nhận xét bạn đọc – GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: Gọi học sinh đọc lại bài thơ.
- Bài thơ giúp em hiểu gì về tình bạn giữa Bê vàng và Dê trắng?
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Bổ sung:
 Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (t3) TGDK:40’ 
Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?
A..Mục tiêu: 
- HS tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý. (bài tập 1,2 )
-Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì ? (Bt3)
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh bài tập 1.
C.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: HS đặt câu với từ có tiếng học (tập)  tiết LTVC trước.
	- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: (làm VBT)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV giải thích yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tranh theo thứ tự - tìm những từ chỉ sự vật trong tranh.
- Đại diện nhóm nói 2 tranh – Nhóm khác nhận xét.
- 1 HS nói lại tên tất cả các sự vật trong tranh.
( bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía)
- GV tuyên dương HS nêu tên đúng các từ chỉ sự vật.
Bài tập 2: Làm VBT
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV nêu yêu cầu bt gạch chân các từ chỉ sự vật.
* Nhắc HS : Trong bảng đã nêu có từ không chỉ sự vật.
- 5 HS nối tiếp đọc các từ trong bảng theo hàng ngang.
- HS gạch dưới các từ chỉ sự vật – HS nêu trước lớp.
- Cả lớp nhận xét – GV chốt từ đúng.
Bài tập 3/vbt: ( làm theo cặp.)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập – GV gắn bảng phụ - viết câu mẫu.
- 1 HS đọc mô hình và câu mẫu.
- 2 HS hỏi – đáp nhau.
 - GV xuống lớp theo dõi, hướng dẫn HS yếu.
- Từng cặp HS đứng lên hỏi – đáp theo kiểu câu nhóm mình đã làm. 
- Nhóm khác nhận xét cách đặt câu và trả lời của nhóm bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đặt câu đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại bài học. Nhắc HS ghi nhớ kiểu câu Ai làm gì?.
Bổ sung:
 TOÁN (13) TGDK:40’ 
26 + 4 ; 36 + 24
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4, 36 +4
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng..
- Rèn tính cẩn thận chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy học: Gv: Đồ dùng dạy toán, bảng phụ làm bài tập.
 HS: bảng con, 4 bó chục que tính, 10 que tính rời. 
C. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: - 2 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính các số tròn chục: 6 + 4 ; 3 + 7
- HS dưới lớp làm bảng con – GV nhận xét.
- HS nhận xét bảng – GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 26 + 4, 26 + 24.
Bước 1: Thực hiện phép cộng 26 + 4.
- Yêu cầu HS lấy 2 bó chục que tính đặt lên bàn và lấy tiếp 6 que tính rời. 
- GV hỏi có bao nhiêu que tính? (26 que tính) GV ghi bảng số 26 như sgk/13.
- HS lấy lấy tiếp 4 que tính rời đặt lên bàn. GV ghi bảng cột dọc 4 như SGK/13.
- Đã lấy được tất cả mấy que tính? ( 30 que tính)- GV và HS thực hiện phép cộng.
- Vậy : 26 + 4= 30
Bước 2: Thực hiện phép cộng 26 + 24 ( Tương tự như bước 1)
*GV hướng dẫn HS đặt tính hàng chục thẳng cột với hàng chục, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, thực hiện phép tính từ phải sang trái.
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Tính
- GV nhắc lại cách tính - HS tự làm bài – GV theo dõi, kèm HS yếu. 4HS lên bảng làm bài – HS nhận xét, sửa bài.
a.	35	42	81	57	b. 63 	25	21
	 5	 8	 9	 3	 27	35	29
Bài 2: Gọi hs đọc bài toán – Gv tóm tắt
- HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán. 
- HS làm vào vở– 1 HS lên bảng làm bài. *Gv kèm HS yếu làm bài.
 	Bài giải
Cả hai nuôi được là:22+18=40(con)
	Đáp số: 40 con
3.Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính dạng 24 + 36.
Bổ sung:
 Tự nhiên và Xã hội.(t3) TGDK:35’ 
 Hệ cơ
A. Mục tiêu: sau bài học, HS biết: 
- Nói tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính cơ đầu ,cơ ngực ,cơ bụng ,cơ tay ,cơ chân ,cơ lưng.
- Hiểu được rằng cơ có thể co và duỗi. Nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
- Giáo dục HS có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được săn chắc. 
B. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh vẽ hệ cơ.
C. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: Gọi hs lên bảng chỉ và nói tên 1 số xương và khớp xương của cơ thể. Nhận xét đánh giá- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát.
*Mục tiêu: HS nhận biết và nói được tên 1 số hệ cơ của cơ thể.
- Cách tiến hành: Học sinh thực hiện theo nhóm đôi. Quan sát tranh chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể.
- Các nhóm quan sát tranh thảo luận.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét – Bổ sung. GV nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Cơ thể chúng ta có nhiều cơ bám vào xương mà ta cử động như: chạy, nhảy, cười, nói
Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu: HS hiểu được rằng cơ có thể co duỗi được. Nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
Cách tiến hành: GV cho HS quan sát tranh 2, sgk/ tr 9 và làm động tác giống như hình vẽ. Đồng thời sờ, nắn và mô tả bắp cơ của tay khi co. Sau đó lại duỗi tay ra và tiếp tục quan sát bắp cơ khi duỗi. So sánh bắp cơ khi duỗi như thế nào so với bắp cơ khi co.
- HS thực hành và nêu kết quả.
 Kết luận: Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn. Khi cơ duỗi cơ sẽ dài hơn và mềm hơn. Nhờ có sự co duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
Hoạt động 3: Làm gì để cơ săn chắc.
Mục tiêu: HS biết được vận động và luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ được săn chắc.
Cách tiến hành: - Chúng ta làm gì để cơ được săn chắc?
- HS phát biểu ý kiến – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: ăn uống đầy đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên để cơ thể săn chắc, khoẻ mạnh.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS thực hiện tốt những điều đã học.
Bổ sung :
 Tiếng Việt(bs)(8) TGDK:35’
 Rèn viết chính tả bài:Gọi bạn.
1/Mục tiêu:
Rèn hs viết đúng 1đoạn trong bài: Gọi bạn còn lại.
2/Nội dung:
-GV đọc đoạn viết chính tả:
-Gọi hs đọc lại.
-Gv phân tích 1số từ khó:
-Hs viết bảng con
-Gv đọc cho hs viết bài-chấm lỗi
-Gv chấm vở,n/xét
3/Cùng cố-d2
-VN đọc lại bài
-N/xét tiết học
SHTT(3) TGDK:35’
Phổ biến tiêu chuẩn GVS-VCĐ đến hs.-GDhs có ý thức giữ vệ sinh cá nhân-Thống kê chất lượng đầu năm
I/Nhận định tuần qua:
-Phổ biến tiêu chuẩn GVS-VCĐ đến hs.
-GDhs có ý thức giữ vệ sinh cá nhân.
-Thống kê chất lượng đầu năm.
II/Nội dung:
1.Nhận định hoạt động trong tuần :
-Tổ trưởng,lớp trưởng báo cáo.
-GV:Nhìn chung đa số hs thực hiện tốt nội qui trường.lớp.Hạn chế là các em làm trực nhật chưa tốt.Còn vài em đọc viết chậm:An,Anh, Lâm.
2.Phổ biến tiêu chuẩn GVS-VCĐ :
*GVS:5đ:-Bìa vở sạch sẽ,không quăng góc(1đ)
-Giay không nhào nát,không xé vở,không dơ bẩn,không phí giấy(2).
-Trình bày đúng qui định(2đ)
*VCĐ:5đ-Chữ viết thẳng hàng,ngay ngắn(1đ)
-Chữ viết đúng mẫu,đúng cỡ,đúng tiêu chuẩn.
-Viết đúng khoảng cách giữa chữ với chữ,giữa từ với từ.
-Đảm bảo yê cầu về tốc độ.
*GDhs có ý thức giữ vệ sinh cá nhân 
 Nhắc nhở hs giử vệ sinh tay,chân,đầu tóc.để phòng tránh tay chân miệng
*Thống kê chất lượng đầu năm:
 Gioi Khá TB Yếu
Tieng Việt: 9 30% 14 46,7% 4 13,3% 3 10%
Toán 15 50% 10 33,3% 3 10% 2 6,7%
Tổng cộng 5 16,7% 13 43,3% 7 23.3% 5 16,7% 
 Tiếng Việt(bs)(t9) TGDK:35’
 Ôn luyện từ và câu
I. Mục tiêu :Ôn từ chỉ sự vật , kiểu câu : Ai là gì ?
II.Nội dung:
Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ sự vật dưới đây.
Con cá, yêu quý, xe buýt, cây ổi, thật thà, bút chì, ngồi, công an.
Bài 2: Ghi từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu.
 Ai ( hoặc cái gì, con gì) là gì?
Hoa là bạn thân nhất của em.
Sách, vở là đồ dùng học tập thân thiết của em.
III.Củng cố dặn dò:
GV nhận xét vở chấm của hs.
Tuyên dương những em học tốt
 SHTT(bs)(t3) TGDK:35’ 
GD đạo đức học sinh và tiếp tục xây dựng nề nếp lớp
I.Nhận định tuần qua: 
Tổng kết HĐ tuần 3
Đề ra phương hướng rèn luyện, học tập tuần 4.
II. CÁC HĐ :
A. Tổng kết HĐ của tuần 3.
Đại diện tổ báo cáo
Lớp nhận xét, bổ sung
GVCN tổng kết,tuyên dương tổ thực hiện tốt
GD đạo đức hs-Xây dựng nề nếp lớp
1. Nề nếp
- Đi học đúng giờ.Nghỉ học xin phép 
- Xếp hàng ra vào lớp tốt
- Giữ trật tự lớp chưa tốt: Tâm,Thắng.
-GD hs tiết kiệm điện,nước
-GD hs vệ sinh cá nhân sạch sẽ phòng chống bệnh tay chân miệng
-Thực hiện tốt ATGT-Không mua quà rong
2. Học tập:Phải chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến lớp
-Tích cực rèn chữ viết,giữ vở sạch

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_3.doc
Giáo án liên quan