Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 29

C. Các hoạt động dạy - học:

1. Bài cũ: - HS đọc các số từ 101 đến 110(5’)

- HS lên bảng so sánh các số: 107 102 104 104

 110 108 101 105

- Nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Đọc và viết các số từ 111 đến 200.(10’)

Bước 1: Viết và đọc số 111

GV kẻ bảng như trong sgk - Gắn hình vuông, cột hình chữ nhật như trong sgk.

-HS xác định số trăm ,số chục ,đơn vị - HS nêu cách viết số, đọc số.

- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.

- GV hướng dẫn HS viết số, đọc số 111.

Bước 2: các số tiếp theo, GV gợi ý – HS nêu cách viết số và đọc số.

- HS đọc các số từ 111 đến 200.

* GV hỏi, HS nêu được: 2 số liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị.

Hoạt động 2: Thực hành.(15;)

Bài 1: Viết (theo mẫu )

- GV gắn bảng phụ - GV hướng dẫn mẫu.

- HS làm bài vbt – GV kèm HS yếu đọc và viết số.

- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển KN hợp tác(KN3)
 Phát triển KN giao tiếp thông qua các hđ học tập(KN4)
B. ĐDDH:GV,HS: sưu tầm tranh, ảnh một số loài vật sống dưới nước.
C. Các hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ: Kể tên một số loài vật sống trên cạn.(5’)
- Nêu lợi ích của một số loài vật sống trên cạn. - Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Làm việc với Sgk.(10’)
* Mục tiêu: HS biết nói tên 1 số con vật sống dưới nước. Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.(KN1,KN2)
- HS làm việc theo cặp.Tự quan sát và nêu tên con vật, lợi ích và nơi sống của chúng ( nước ngọt hay nước mặn).
- Từng cặp HS hỏi và trả lời tên một số con vật sống dưới nước. 
- GV kết luận : Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, có loài vật sống ở nước ngọt, có loài vật sống ở nước mặn. Chúng ta cần giữ sạch nguồn nước để bảo vệ chúng.
Hoạt động 2: sưu tầm tranh(7’)
* Mục tiêu: Hình thành cho HS kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả((KN3).
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về một số loài vật sống dưới nước.
- GV chia nhóm – yêu cầu: Nói tên các loài vật trong tranh và phân loại nơi sống của chúng.
- Các nhóm phân loại – Các nhóm trình bày - Nhóm khác có ý kiến, bổ sung.
- GV chốt kết quả đúng, tuyên dương nhóm trình bày đúng.
Hoạt động 3: Trò chơi: Thám hiểm đại dương(10’)(KN4)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài.
-GV nêu tên trò chơi, cách chơi – GV chia lớp thành nhóm 6, phát phiếu cho các nhóm.
- HS thi kể tên các con vật sống ở nước ngọt, các con vật sống ở nước mặn.
- Các nhóm trình bày lên bảng – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* GV giáo dục HS biết yêu quí và bảo vệ các loài vật sống dưới nước. 
3. Củng cố, dặn dò.(3’) Sưu tầm tranh, ảnh cây cối và các con vật.
-Tiết sau: Nhận biết cây cối và các con vật
Bổ sung:
ĐẠO ĐỨC(29)
Giúp đỡ ngưòi khuyết tật ( tiết 2)
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có thái độ cảm thông không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng,
-Không đồng tình với những thái độ xa lánh ,kì thị ,trêu chọc bạn khuyết tật.
- Có thái độ thông cảm, chia sẻ với những người khuyết tật.
-GDKNS:KN thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật(KN1)
 KN ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.(KN2)
 KN thu nhập và xử lý thông tin về các hđ giúp đỡ người khuyết tật..(KN3)
B. Đồ dùng dạy – học:
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (5’)
- Vì sao chúng ta phải giúp đỡ người khuyết tật?
- Nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: xử lí tình huống ( bài tập 4)(15’)(KN1,2)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ những người khuyết tật
* Cách tiến hành: 1 HS đọc tình huống sgk/42.
- GV nêu câu hỏi: Nếu là Thủy, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- GV chi nhóm – HS thảo luận nêu cách xử lí tình huống.
- đại diện các nhóm trình bày – Nhóm khác có ý kiến.
- GV kết luận: Thủy nên khuyên bạn cần chỉ đường hoặc dẫn ngưòi bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm. Khuyên bạn cần biết giúp đỡ người khuyết tật.
Hoạt động 2: tự liên hệ(10’)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật.(KN3)
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu bài tập: 
+ Nêu những việc đã làm giúp đỡ người khuyết tật.
+ Nêu những việc sẽ làm về giúp đỡ người khuyết tật.
- HS lần lượt trình bày những việc đã làm và sẽ làm về giúp đỡ người khuyết tật.
- GV cùng lớp nhận xét về việc làm của bạn – Tuyên dương cá nhân biết giúp đỡ người khuyết tật. Khuyết khích HS thực hiện tốt những việc đã làm và sẽ làm.
GV kết luận chung: sgv/ 80
3. Củng cố, dặn dò: (5’)(KN1) Gáio dục HS cần thông cảm, chia sẻ và hòa đồng với các bạn bị khuyết tật trong trường, trong lớp. Giúp đỡ những người khuyết tật phù hợp với khả năng của mình.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung:
 Tiếng Việt(bs)(85) TGDK:40’
 Rèn đọc và TLCH:Những quả đào
1/Mục tiêu
-HS đọc và trả lời được các câu hỏi bài Những quả đào.
-HS viết được câu trả lời đầy đủ,trọn ý.
2/Nội dung:
-GV gọi hs đọc bài vàTLCH sgk.
-GV n/xét,ghi điểm.
-GV hd hs viết câu trả lời vào vở.Kèm hs chậm làm bài.
Chấm 1số vở n/xét
3/Chuẩn bị bài sau:
Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012
 TẬP ĐỌC (87) TGDK:40’
 Cây đa quê hương
A. Mục tiêu: 
-Đọc rành mạch toàn bài ,biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
- Hiểu các từ khó trong bài :thời thơ ấu ,cổ kính ,lững thững Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương ,thể hiện tình cảm của tá giả với quê hương(trảlờiGH 1,2,4) Khá ,giỏi (ch3)
B. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi đoạn thơ hướng dẫn HS đọc.
C. Các hoạt động da- học:
1. Bài cũ: HS đọc đoạn và trả lời bài những quả đào(5’)
 Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc(10’)
Bước 1: Luyện đọc câu
GV đọc mẫu bài thơ giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên.
- HS đọc nối tiếp từng câu thơ lần 1. GV theo dõi rút từ khó ghi bảng và hướng dẫn HS đọc đúng từ khó.(dự kiến:không xuể,chót vót, lững thững..)
- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
Bước 2: Luyện đọc đoạn
- GV chia bài thơ thành 3 đoạn – HS nối tiếp đọc đoạn bài thơ ( 2 lần).
- HS luyện đọc đoạn GV kết hợp giải nghĩa từ mới Sgk/ 89.
- GV đưa bảng phụ đoạn 1, 2 và hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng.
*Trong vòm lá,/gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười/ đang nói.//
- Luyện đọc đoạn trong nhóm – GV kèm HS yếu đọc đúng.
- Thi đọc đoạn giữa nhóm - Lớp nhận xét, tuyên dương.
Bước 3: Cả lớp đồng thanh đọc bài thơ. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.(7’)
- HS đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm đoạn và TLCH. 
1.Cây đa nghìn năm gắn liền thơ ấu của chúng tôi.Đó là cả một toà cổ kính..
2.Các bộ phận của cây đa:Thân cây : là một toà cổ kính ,chín ,mười đứa bé bắt tay nhau ,Cành cây lớn hon cột đình.,Ngọn cây : chót vót giữa trời xanh ,Rể cây :nổi lên mặt đất thành nhửng hình thù quái lạ ..
3 Thân cây to , cành cây lớn ,ngọn cây cao ,rễ cây ngoằn ngoèo,đồ sộ.
4.Ngồi hóng mát ở gốc cây đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng: đàn trâu lững..
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại(10’)
- GV hướng dẫn giọng đọc – GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 3-5 em- GV xóa dần các từ, cụm từ
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ – GV gọi HS yếu đọc thuộc 1-2 đoạn thơ. 
3. Củng cố dặn dò(5’)- Bài thơ, giúp em hiểu gì thêm về điều gì?
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ và TLCH bài.
Bổ sung:
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (29) TGDK:40’ 
 Từ ngữ về cây cối. Câu hỏi:Để làm gì? 
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối(bt1, bt2)
-Dựa theo tranh biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ? (bt3)
- Giáo dục HS biết yêu quí và chăm sóc cây cối.
B. Đồ dùng dạy-học: GV: Tranh bài tập 3,bảng phụ
C. Các hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng hỏi-đáp theo kiểu câu: Để làm gì?(5’)
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 Bài 1: Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.(7’)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
- HS nêu tên cây ăn quả HS biết và nói về các bộ phận của cây.
- HS nêu miệng, cả lớp nhận xét.
GV kết: Các loài cây đều có 3 bộ phận chính : rễ, thân và lá. Có một số loài cây có hoa và quả.
Bài 2: Viết những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.(7’)
- GV hướng dẫn mẫu ở vbt – HS làm bài theo cặp.
- GV phát phiếu cho 2 nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét bài trên bảng, sửa sai. Ví dụ:
* Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, xù xì
* Gốc cây: đen xì, to đùng, thô ráp, chắc nịch.
- HS làm vở bài tập, GV chấm, giúp học sinh làm.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3(7’)
- GV gắn tranh phóng to sgk – HS nêu nội dung từng tranh.
- HS hỏi - đáp theo cặp theo kiểu câu có cụm từ Để làm gì? 
- GV gợi ý cho HS yếu đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì?
- Từng cặp HS hỏi - đáp trước lớp lần lượt các tranh – Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt câu hỏi và câu trả lời của HS.
- Tuyên dương nhóm biết đặt và trả lời câu hỏi.
3. Củng cố dặn dò(5’)
- HS nêu lại các bộ phận của cây cối.
 -Về nhà xem lại các bài tập. Thực hành đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
-Nhận xét tiết học.
Bổ sung:
 TOÁN(143) TGDK:40’ 
So sánh các số có ba chữ số
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số.
_Nhận biết thứ tự các số (không qúa 1000).
- HS làm bt 1,2a,3(dòng 1)-HS K,G làm thêm bt2b,c.
B. Đồ dùng day-học:
GV: Các tấm bìa hình vuông, hình chữ nhật như trong sgk. Bảng phụ.
HS: Bảng con.
C. Các hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ: GV đọc các số có ba chữ số - HS viết số vào bảng con.(5’)
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc và viết số có ba chữ số.(5’)
- GV treo trên bảng các dãy số viết sẵn cho HS đọc.
- HS lần lượt đọc. GV chú ý uốn nắn HS đọc dãy số.
- GV đọc số có ba chữ số - HS nghe, viết số vào bảng con.
Hoạt động 2: So sánh các số (5’)
- GV đưa số ô vuông, HS nêu số có ba chữ số và so sánh số. 
- GV nhận xét, hướng dẫn HS so sánh số có ba chữ số.
( so sánh theo thứ tự : từ trái sang phải, so sánh từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị)
- HS nhắc lại cách so sánh.
Hoạt động 3: Thực hành(15’)
Bài 1: ,= 
- HS so sánh và điền dấu >, <, hoặc dấu = vào vở.
- HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu so sánh số.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2:Tìm số lớn nhất trong các số sau:
-HS đọc các số đã cho và nêu miệng số lớn nhất:
a/395,695,375
b,c/dành cho HS K,G.
Bài 3: Số ?
- GV gắn bảng phụ - Hướng dẫn HS nhận xét điền số.
- HS làm bài vào vở – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
- HS đọc dãy số đã hoàn thành và nêu nhận xét:
* Số liền sau hơn số liền trước 1 đơn vị. ( cộng thêm 1) Hoặc ( muốn viết số liền sau ta lấy số liền trước và cộng thêm 1)
3. Củng cố dặn dò(5’) GV cho số có ba chữ số và HS so sánh 2 số đã cho.
- HS nhắc lại cách so sánh số có ba chữ số
Tiết sau: Luyện tập
Bổ sung:
Toán(bs)(56) TGDK:35’
I/Mục tiêu:Củng cố các số có 3 chữ số
II/Nội dung:HS làm bài vào vở
1./Viết vào chỗ trống:
Viết số
Trăm
Chục
Đvị
 Đọc số
217
Ba t

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_29.doc
Giáo án liên quan