Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 23

 Toán(111) TGDK:40’

 SỐ BỊ CHIA ,SỐ CHIA ,THƯƠNG

I.Mục tiêu:

-Nhận biết số bị ghia -số chia –thương.

-Biết tìm kết quả của phép chia.

-HS K,G làm được bt3

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ làm bài 2

IIICác hoạt động dạy học:

1/ Bài cũ :Sửa bài 4/SGK/ 111 (5’)

2/Bài mới:

Hoạt động 1:Giới thiệu tên gọi và thành phần ,kết quả của phép chia (10’)

-Gv nêu phép chia 6 : 2 Hs tìm kết quả.

-GV chỉ vào từng số` trong trong phép chia ,từ trái sang phải và nêu tên gọi.

 6 : 2 = 3

Số bị chia Số chia Thương

-Cho Hs nêu tên từng thành phần trong phép tính.

-Cho Hs cho ví dụ về một phép chia ,sau đó nêu tên từng thành phần trong phép tính.Cho Hs nhắc lại nhiều lần

 

doc19 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã, huyện nào? Kể tên những nghề chính và sản phẩm chính ở xã huyện mình.
Bước 2: - Gọi HS lần lượt HS lên “ hái hoa” đọc to câu hỏi trước lớp.
- GV dành thời gian cho HS suy nghĩ. Ai trả lời đúng lưu loát sẽ được cả lớp vỗ tay tuyên dương. Đồng thời được chỉ định bạn khác lên hái hoa.
- Trò chơi cứ tiếp tục như vậy. Lớp nhận xét, bổ sung, tuyên dương.
* Sau trò chơi, GV giáo dục HS biết yêu quí quý gia đình, trường học và xã, huyện của mình; Có ý thức giữ cho môi trường nhà ở, trường học sạch, đẹp.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Ghi nhớ và thực hiện tốt nhửng điều đã học.
- Nhận xét tiết học.
- Tiết sau: Cây sống ở đâu?
Bổ sung:
ĐẠO ĐỨC Tiết 24
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ( Tiết 2)
Sgk:36 / tgdk: 35’
A. Mục tiêu: HS biết:
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
- Biết xử lí một số tình huống đơn giản ,thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
- Từ tốn khi nói chuyện qua điện thoại. Đồng tình ủng hộ với các bạn biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
KNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.(1)
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ bài tập 4, bài tập 5.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: (5’)- 3 HS trả lời câu hỏi:
+ HS nêu những việc làm cần thiết khi nói chuyện qua điện thoại.
+ Lịch sự khi nói chuyện qua điện thoại thể hiện điều gì?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 4)(10’)
* Mục tiêu: HS thực hành nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống.
* Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Từng cặp HS thảo luận và sắm vai, xử lí tình huống.
- Các nhóm sắm vai trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá cách xử lí tình huống của nhóm bạn.
- GV kết luận: Trong bất kì tình huống nào, chúng ta cũng cần phải cư xử cho lịch sự khi nói chuyện qua điện thoại.-GDKNS1
Hoạt động 2: Xử lí tình huống ( bài tập 5)(10’)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận giúp điện thoại.
* Cách tiến hành: 
- GV gắn bảng phụ bài tập – 1HS đọc yêu cầu và các tình huống của bài tập.
- HS đọc tình huống a và nêu cách xử lí tình huống a.
- HS khác nhận xét, bổ sung – GV nhận xét cách xử lí của HS.
- Tương tự với các tình huống b, c.
GV kết luận: Trong bất kì tình huống nào, các em cũng cần phải biết cư xử một cách lịch sự, nói năng rõ ràng, mạch lạc.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế(5’)
* Mục tiêu: HS tự nhận xét, đánh giá về việc nhận và gọi điện thoại của bản thân.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS kể một vài lần nghe và nhận điện thoại.
- HS nhận xét – GV khen ngợi HS có thái độ lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.-GDKNS 1
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.
- Nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung:
*************************************************************	 Tiếng Việt (bs)(67) TGDK:35’
Rèn đọc và TLCH:Bác sĩ Sói
1/GV hd hs đọc và TLCH/43.
2/GV tổ chức cho hs làm việc theo nhóm.Đại diện nhóm trình bày.
 N/xét,ghi điểm.
3/Chuẩn bị bài sau: Tập đọc, luyện từ và câu, toán 
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2012
 Tập đọc(69) TGDK:40’
 Nội quy Đảo Khỉ 
 A. Mục tiêu: 
1. Biết. ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc rõ ràng , rành mạch được từng điều trong bản nội qui .
-Hiểu và có ý thức tuân theo nội qui (trả lời câu hỏi 1,2, 3 (HSG)
2. Hiểu nghĩa các từ: du lịch ,nội qui ,bảo tồn ,tham quan ,quản lý ,khoái chí.
- Hiểu ý nghĩa bài: Hiểu và có ý thức tuân theo nội qui.
B. Đồ dùng dạy - học: Tranh. Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
C.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:(5’) Gọi 3HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi bài Bác sĩ Sói.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
Bước 1: Luyện đọc câu
- GV đọc diễn cảm bài văn - HS nghe, theo dõi sgk.
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu - GV rút từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng.
Khành khạch ,khoái chí trêu chọc..
Bước 2: Luyện đọc đoạn
- GV chia bài thành 2 đoạn - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2- 3lần)
- GV theo dõi, sửa sai.
- GV đưa bảng phụ ghi câu khó và hướng dẫn HS đọc đúng.
*Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng
- HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong bài ( sgk/44)
Bước 3: Luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
- Đại diện một vài nhóm thi đọc đoạn 1,2.
- GV cùng lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (7’)
1.Nội qui Đảo Khỉ có 4 điều.(Y).
2.Có HS tự phát biểu- cả lớp nhận xét ,bổ sung(TB,K)
-3. Khỉ Nâu khoái chí vì bản nội qui này bảo vệ loài Khỉ ,yêu cầu mọi người giữ sạch , đẹp hòn đảo nơi khỉ sinh sống.(K,G)
- GV nhận xét, chốt ý đúng từng câu trả lời của HS.
* Bài văn nói điều gì?GV chốt ý nghĩa của bài.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại(10’)
- GV hướng dẫn giọng đọc – HS luyện đọc theo nhóm.
- Đại diện một vài nhóm thi đọc cả bài.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:(3’) - Gọi 1 HS đọc một số điều trong bản nội qui
-Yêu cầu Hs tìm hiểu một số loài thú .
Bổ sung:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (23) TGDK:40’
Từ ngữ về loài thú. 
Đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
A.Mục tiêu : Giúp HS :
- Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp(BT1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào?.(BT2, BT3)
- Yêu quí và bảo vệ loài thú quí hiếm.
B.Đồ dùng dạy - học :
GV: - Tranh các loài chim, thú
- phiếu cho HS chơi trò chơi bài tập 1. 
C.Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ (5’) GV gắn tranh một số loài chim HS nhìn tranh và nói tên loài chim đó.
-Yêu cầu HS tìm một câu thành ngữ nói về loài chim đó.
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/sgk: HS đọc yêu cầu bài tập(10’)
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
- GV chia nhóm – Phát phiếu cho các nhóm ghi tên các con thú vào 2 cột khác nhau cho thích hợp.
- Các nhóm trình bày bài – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- Vì sao em nghĩ con hổ( thỏ) là thú dữ, nguy hiểm( không nguy hiểm)?
- HS trình bày ý kiến – GV nhận xét, chốt ý kiến của HS.
Bài tập 2/sgk: ( Miệng): GV cho HS chơi trò chơi: con thỏ(5’)
- GV hỏi: Thỏ chạy như thế nào? ( thỏ chạy rất nhanh)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 – 1 HS đọc câu hỏi a và 1 HS khác trả lời.
- Tương tự với các câu b, c, d – HS hỏi- đáp theo cặp.
- Các nhóm hỏi - đáp trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3/ sgk: (viết) HS đọc yêu cầu bài tập.
-- GV hướng dẫn – HS thực hành hỏi - đáp như bài tập 2.
- HS thực hành hỏi -đáp trước lớp.
-HS làm bài tập vào vở.-Sửa bài, nhận xét.-GV chốt lại ý kiến đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Phải biết yêu quí và bảo vệ các loài thú quí hiếm.
- Thực hành đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Như thế nào?
Bổ sung:
 TOÁN(113) TGDK:40’ 
 Một phần ba
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu và nhận biết được .
- Biết đọc, viết . Tô màu đúng vào hình thể hiện . 
-Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau.
B. Đồ dùng dạy học: 2 mảnh bìa hình vuông có chia thành 3 phần bằng nhau. Các hình vẽ bài tập.
 C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ (5’) HS đọc bảng chia 3. HS sửa bài 3 theo cách truyền điện.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu một phần ba (10’)
Bước 1: GV cho HS quan sát mảnh bìa hình vuông được chia làm ba phần bằng nhau ( không tô màu).HS trả lời: hình vuông được chia làm ba phần bằng nhau.
- GV gắn mảnh bìa giống hình vuông ban đầu nhưng đã tô màu 1 phần.
- HS nêu: hình vuông được chia làm ba phần, tô màu 1 phần, được hình vuông.
- GV ghi bảng - nhiều HS nhắc lại.
Bước 2: viết như thế nào? – GV đố HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét. GV hướng dẫn cách viết . HS đọc nhiều lần.
* GV kết: Hình vuông được chia làm ba phần. Tô màu 1 phần, được hình vuông.
Hoạt động 2: Thực hành(15’)
Bài 1: Đã tô màu hình nào?- GV gắn hình vẽ to lên bảng phụ - HS trả lời.
Bài 3: Hình nào đã khoanh vào số con gà?
- GV gắn hình phóng to lên bảng.HS quan sát và trả lời.
3.Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài.- Ghi nhớ cách đọc và viết . Nhận biết được một phần ba các vật có trong cuộc sống.
- Tiết sau: Luyện tập
Bổ sung :
 Toán(bs)(45) TGDK:35’
1/Củng cố các thành phần trong phép chia.
2/Làm bài tập
Bài 1:Tính nhẩm
2 x7= 2 x9 = 2 x 2= 2 x10 =
14:2= 18:3= 24:3= 30:2=
Bài 2:Tính
4 x7-13= 16:2 +9= 15:3-6= 5 x 8 +10=
Bài 3:Có 18 học sinh chia đều cho 3 đội.Hỏi mỗi đội có bao nhiêu học sinh? 
3/Chấm 1số vở-n/xét.
Tiếng Việt(bs)(69) TGDK:35’
 Ôn luyện từ và câu
1/HS hoàn thành tiếp bài Luyện từ và câu(nếu chậm)
2/Làm bt:
Bài 1:Kể tên 1 số loại thú rừng mà em biết?
Bài 2:Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào cho các câu sau:
a/Sóc chuyền cành rất nhanh.
b/Voi đi thong thả,chậm rãi.
c/Chó Sói rú to và dài 
 Thủ công(bs)(23) TGDK:35’
 Ôn gấp,cắt,dán phong bì.
1/HS nêu lại các bước gấp,cắt,dán phong bì.
2/Tổ chức cho hs tiếp tục hoàn thành sản phẩm-trang trí.
3/Chuẩn bị bài sau:CTả ;Toán; Tviết:Chữ hoa T
 Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2012
 Toán(114) TGDK:35’ 
 Luyện tập
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thuộc bảng chỉa 3
-Biết giải bài toán có mộ tphép tính chia(trong bảng chia3)
-Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo (chia cho 3, cho 2) 
B. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Bảng phụ làm bài tập.
 HS: bảng con.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- 2.Bài mới: Luyện tập(30’)
Bài 1/ sgk: Tính nhẩm.(Miệng)
HS đọc kết quả - Lớp nhận xét, sửa sai
Bài 2/sgk: Tính nhẩm.
HS làm vào vở - lớp nhận xét đúng ,sai.
Bài 3/ sgk: Tính theo mẫu(dành cho hs K,G)
Bài 4/ sgk: HS đọc đề toán – GV tóm tắt bài toán
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét, sửa sai.
- HS làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa sai.
3.Củng cố, dặn dò: (5’)
- Nhắc HS ghi nhớ cách tính nhẩm.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung:
CHÍNH TẢ(Nghe-viết)(46) TGDK:35’
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
A. Mục tiêu:
- HS nghe-viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần dễ lẫn lộn: ươt/ươc.(bài 2/vbt)
- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_23.doc
Giáo án liên quan