Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2014-2015

Thể dục

ĐI THƯỜNG THEO NHIP .TRÒ CHƠI BỎ KHĂN.

I. Mục tiêu:

-Bước đầu biết thực hiện đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái , nhịp 2 bước chân phải )

-Biết cách chơi và tham gia được trò chơi

II. Điạ điểm ,phương tiện:

Sân trường sạch sẽ, c òi

III. Hoạt động dạy học:

1.Phần mở đầu: 7’

Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học

Khởi động xoay cổ tay, cổ chân .

2. Phần cơ bản :23’

Đi thường theo 3 hàng dọc , lần 1 GV điều khiển , lần 2 cán sự điều khiển

Chú ý sử dụng khẩu lệnh “Đứng lại . đứng )

Ôn bài thể dục phát triển chung dưới sự điều khiển của giáo viên.

Trò chơi bỏ khăn:

Giáo viên nhắc lại cách chơi, hướng dẫn học sinh chơi.

HS chơi theo đội hình vòng tròn.

Gv theo dõi hổ trợ thêm những Hs chơi còn lúng túng

 

doc10 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_________
Chính tả:
BÀ CHÁU
I. Mục tiêu: 
-Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài Bà cháu 
- Làm được BT2, BT3; BT(4) a/b 
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng đã chép sẵn bài viết
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 5’
Cả lớp viết bảng con, 2 học sinh viết bảng lớp: kiến, con công, nước non, công lao
Gv nhận xét tuyên dương 
B. Dạy bài mới :
Hoạt động1.Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động2.Hướng dẫn tập chép:21’
a. Hướng dẫn chuẩn bị: 
Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại.
Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả?
Lời nói ấy được viết dưới dấu câu nào?
Chữ nào được viết hoa trong đoạn văn trên.
Học sinh viết từ khó, từ dễ lẫn vào bảng con: màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay
b. Học sinh chép bài vào vở.
 Học sinh chép bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
c. Chấm chữa bài
Hoạt động3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:7’
Gv nêu câu hỏi, HS nhìn vào BT2 trả lời:
Trước những chữ cái nào em chỉ viết g, không viết gh? (trước các chữ a, ă, â, o, ô, ơ, u ,ư) 
Trước những chữ cái nào, em chỉ viết gh mà không viết g? (trước các chữ i, e, ê)
Gọi HS phát biểu quy tắc g, gh
Bài 3: Điền vào chỗ trống x/ s, ươn/ ương:
a. Nước sôi, ăn xôi, cây xoan, siêng năng.
b. Vươn vai, vương vãi, bay lượn, số lượng
C.Củng cố dặn dò:1’: Nhận xét tiết học 
_______________________________________________
Kể chuyện
BÀ CHÁU
I. Mục tiêu: 
-Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện: Bà và cháu.
-HS khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện. (BT2)
II.Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:5’
3 học sinh kể lại3 đoạn của câu chuyện Sáng kiến của bé Hà
GV nhận xét tuyên dương 
B. Dạy bài mới :
Hoạt động1:Giới thiệu bài: 1’ 
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động2 :Hướng dẫn học sinh kể chuyện: 27’
Kể từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh .
HS đọc yêu cầu của bài, GV kể lại đoạn 1 theo tranh .
HS quan sát tranh lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
Trong tranh có những nhân vật nào ? Ba bà cháu sống với nhau như thế nào?
Cô tiên nói gì ?- HS khá kể mẫu đoạn 1 .
Kể chuyện trong nhóm :
HS quan sát từng tranh trong SGK tiếp nối nhau kể từng đoạn của chuyện trong nhóm ( hết lượt quay lại đoạn1) 
Sau mỗi lần kể HS nhận xét , GV nhận xét chung 
Kể chuyện trước lớp :
GV gọi 1 số HS đại diện một số nhóm thi kể chuyện trước lớp .
HS lần lượt nhận xét , đánh giá các nhóm kể 
 Kể toàn bộ câu chuyện: ( Dành cho Hs khá giỏi)
3 – 4 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện .
Nhận xét , bình chọn cá nhân, kể hay nhất. 
Hoạt động3: Củng cố- Dặn dò :2’V nhận xét tiết học, động viên , khen ngợi những HS kể chuyện hay. Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe
_____________________________________________
 Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
 I. Mục tiêu: Rèn luyện và thực hành kĩ năng các chuẩn mực đạo đức đã học:
- Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết nhận lỗi và sữa lỗi.
- Gọn gàng, ngăn nắp. 
- Chăm làm việc nhà, chăm chỉ học tập.
- Vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.
 II. Đồ dùng :
 Bảng phụ ghi các tình huống; Phiếu ghi câu hỏi thảo luận.
 III, Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra:
 Gọi 1 HS nhắc lại các bài đã học.
Hỏi: Em nào đã thực hiện được các điều đã học?
B. Thực hành:
Hoạt động 1: GV yêu cầu cả lớp sắp xếp lại bàn, ghế, sách , vở... để thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp.
- Hỏi: Ở nhà đồ dùng học tập của em đã gọn gàng, ngăn nắp chưa?
Hoạt động2: - GV phát phiếu cho 3 tổ mỗi phiếu ghi 1 câu hỏi.
Câu 1: Hãy kể những việc em đã làm ở nhà và những việc em sẽ làm.
Câu 2: Nêu các việc làm thể hiện chăm chỉ học tập.
Câu 3: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi gì?
 Các nhóm thảo luận, trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống nhận lỗi và sửa lỗi.
Tình huống 1: Vào sáng thứ hai tuần trước Tú mặc quần áo không đúng quy định. Nếu em là Tú em sẽ nói gì với cô giáo và các bạn?
Tình huống 2: Trong giờ kiểm tra Hà cho bạn Lan xem bài, bị cô giáo phát hiện. Nếu em là Hà, em sẽ nói gì với cô giáo?
- HS thảo luận rồi trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
 Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 ________________________________________________
Buổi chiều : Thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 
 ____________________________________________
 Thứ 4 ngày 19 tháng 11năm 2014
Buổi sáng : Cô Lam soạn giảng
 ______________________________________________ 
Buổi chiều : Dự lễ mít tin Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 tại xã 
 _____________________________________________
Thứ 5 ngày 20 tháng 11 năm 2014
Làm lễ mít tin Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 tại trường 
____________________________________________ Thứ 6 ngày 21 tháng 11 năm 2014
Toán
52 - 28
I. Mục tiêu: 
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 – 28.
-Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 – 8.
 -BT cần làm bài 1( dòng 1), bài 2( a,b), bài 3 
II. Đồ dùng dạy học: GV và HS: 5 bó và 12 que tính rời, bảng cài.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 5’
Gọi 1 em làm bài ở bảng lớp: 32 – 5.
3 em đọc bảng trừ 12 trừ đi một số.
Cả lớp, GV nhận xét, tuyên dương 
B. Bài mới: 28’
1.Giới thiệu phép trừ: 52 – 28
GV nói; Có 5 bó và 2 que tính nữa. Có bao nhiêu que tính?( 52 que tính).
Bớt đi 28 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính, ta làm tính gì? Tính trừ.
Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả.
Một số học sinh nêu cách làm?Vậy 52 trừ 28 bằng bao nhiêu?
Học sinh đặt tính và tính vào bảng con.
	52	 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 nhớ 1.
	28	 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
	24
2.Thực hành: Học sinh làm bài vào vở. Giáo viên theo dõi ,chấm chữa bài.
Bài 1: Làm ở bảng con. Học sinh nêu cách thực hiện và kết quả.
 62 32 82 92
 19 16 37 23
 ......... .......... ......... ........
Bài 2: 1 học sinh nêu yêu cầu bài( Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là): HS làm vào vở.Sau đó gọi 2 em lên bảng chữa bài
 a, 72 và 27 b, 82 và 38
 ............... ..................
 ................ ..................
 ................ ..................
Bài 3: 1 HS đọc bài toán, GV hdẫn HS suy luận và làm vào vở.
GV chấm bài, yêu cầu 2 em đọc bài giải. Cả lớp nhận xét, kết luận.
Bài giải
Đội 1 trồng được số cây là:
92 – 38 = 54 ( cây)
Đáp số: 54 cây
3.Cũng cố dặn dò: 2’ Nhận xét tiết học 
_________________________________________________
Tập viết
CHỮ HOA I
I. Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa I (1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ) chữ và câu ứng dụng : Ich (1dòng cỡ vừa , 1dòng cỡ nhỏ ) ích nước lợi nhà (3 lần )
II. Đồ dùng dạy học: GV: Chữ hoa I 
Bảng phụ viết sẵn chữ ứng dụng.Ích nước lợi nhà 
III. Hoạt động dạy học:
A. kiểm tra: 5’ Học sinh viết bảng con: H, Hai ( một lần)
GV nhận xét tuyên dương 
B. Dạy bài mới: 30’
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn viết chữ hoa:
Học sinh quan sát chữ mẫu trên bảng lớp, nhận xét về độ cao, nét của các chữ.
 I I I I I 
 Chữ I cao 5 li (6 đường kẻ ngang). 
Gồm 2 nét: nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản- cong trái và lượn ngang.
 nét 2: móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong. 
 Nét 1: Giống nét 1 chữ H; ĐB trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, DB trên ĐK6.
Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong như nét 1 của chữ B, DB trên ĐK2.
Giáo viên viết mẫu chữ vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết.
Hướng dẫn học sinh viết bảng con: . GV nhận xét và sửa sai cho HS.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
Giới thiệu cụm từ ứng dụng 
Ích nước lợi nhà
Gọi một HS đọc cụm từ trên, cả lớp theo dõi .
GV giúp HS hiểu: Đưa ra lời khuyên nên làm những công việc tốt cho đất nước, chogia đình . 
Hướng dẫn HS quan sát nhận xét về độ cao,khoảng cách viết các con chữ.
Cách nối nét giữa các con chữ.
c. HS viết chữ Ích trên bảng con.
Gv theo dõi sữa sai nếu có 
4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
GV theo dõi uốn nắn , giúp đỡ những em viết yếu 
Chấm bài, chữa lỗi.
5. Củng cố, dặn dò.2’ 
GV nhận xét tiết học, Tuyên dương những em viết đẹp .
_____________________________________________________
Tự nhiên và xã hội
 GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu: 
 -Kể được một số công việc thường ngày của từng người trong gia đình .
-Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà.
- Nêu được tác dụng các việc làm của em đối với gia đình .
*KNS: Tự nhận thức vị trí của mình trong gia đình .
II. Đồ dùng : Tranh vẽ ở SGK .
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra :3’
Tại sao phải ăn , uống sạch sẽ? HS trả lời 
GVnhận xét tuyên dương .
2. Bài mới : 30’
HĐ1 : Giới thiệu bài: 
 Khởi động: Hãy nêu các thành viên trong gia đình em?
 Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau. 
HĐ2 : Quan sát hình vẽ , thảo luận nhóm đôi .
GV : Gia đình Mai có những ai ? ông bạn Mai đang làm gì ?
Ai đi đón em bé ở trường mầm non ? Bố của Mai làm gì ? Mẹ của Mai làm gì ?
Hình nào mô tả cảnh nghỉ ngơi trong gia đình Mai ? Mai giúp mẹ làm gì ?
HS : Đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi .
Nhóm khác nhận xét , bổ sung .
GV kết luận: Gia đình Mai gồm: Ông, bà, bố, mẹ và em trai của Mai. Mọi người trong gia đình Mai đều tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức và khả năng của mình. Mọi người trong gia đình đều phai thương yêu, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình.
HĐ3 : Nói về công việc hàng ngày của những người trong gia đình Mai .
Bước1 : Yêu cầu từmg HS nhớ lại những việc làm thường ngày trong gia đình của mình .
Bước2 : Trao đổi trong nhóm nhỏ .
HS kể với nhau về công việc ở nhà mình và ai thường làm công việc đó .
Bước3 : Trao đổi với cả lớp .
Gọi 1 số HS trả lời . GV ghi các công việc HS kể lên bảng .
Điều gì sẽ xảy ra nếu bố , mẹ hoặc những người khác trong gia đình không làm tròn trách nhiệm của mình ?
Vào những lúc nhàn rỗi , em và các thành viên trong gia đình thường có những hoạt động giải trí gì ?
HS nêu , GVphân tích cho HS hiểu thêm .
GVKL: Trong gia đình , mỗi thành viên đều có những việc làm – bổn phận của rieng mình . trách nhiệm của mỗi thành viên là góp phần xây dựng gia đình vui vẻ hoà thuận .
Sau n

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_11_nam_hoc_2014_2015.doc
Giáo án liên quan