Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 11 - Lê Thị Xuân Khoa
TẬP ĐỌC : BÀ CHÁU.
A/ MỤC TIÊU :
I/ Đọc :
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ: làng, nuôi nhau, giàu sang, sung sướng, màu nhiệm, ra lá .
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết phân biệt lời kể với lời các nhân vật.
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
+ Giọng bà tiên : trầm ấm, hiền từ.
+ Giọng hai anh em : cảm động , tha thiết.
II/ Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ : đầm ấm, màu nhiệm.
- Hiểu nội dung của bài : Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó sâu sắt giữa bà và cháu. Qua đó cho ta thấy tình cảm quý giá hơn vàng bạc.
mất. + 4 HS kể nối tiếp, mỗi HS kể 1 đoạn. + Nhận xét bạn kể. + 1 đến 2 HS kể. III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : Khi kể chuyện cần chú ý điều gì ? ( Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt, cử chỉ, điệu bộ). Dặn HS về nhà kể cho gia đình nghe và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học. ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ Thứ tư, ngày 17 tháng 11 năm 2004. TOÁN : 32 – 8. A/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh : Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 32 – 8. Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan ( toán có lời văn. tìm x) B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : + Gọi 2 HS lên bảng đọc bảng công thức 12 trừ đi một số. + Goị 1 HS lên bảng chữa bài 4. + Nhận xét ghi điểm từng HS. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng. 2/ Hướng dẫn : phép trừ 32 – 8. Bước 1: Nêu vấn đề. + Nêu: Có 32 que tính bớt 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? + Để biết còn lại ? que tính ta phải làm ntn ? + Viết lên bảng 32 – 8. Bước 2: Đi tìm kết quả. + Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận tìm cách bớt đi 8 que tính và nêu số còn lại. + Còn lại bao nhiêu que tính? + Vậy 32 que tính bớt 8 que tính còn lại ? Bước 3: Đặt tính và tính. + Gọi 1 HS lên bảng đặt tính. Sau đó yêu cầu nói rõ cách đặt tính và tính + Tính từ đâu đến đâu? Nêu to kết quả từng bước tính. + Yêu cầu nhiều HS nhắc lại. + Lần lượt từng HS lên đọc. + 1 HS lên chữa bài, nhận xét. Nhắc lại tựa bài. + Nghe và nhắc lại đề toán. + Thực hiện phép trừ 32 – 8. + Thảo luận theo cặp, thao tác trên que tính. + Còn lại 24 que tính. + Còn lại 24 que tính. 32 - 8 24 + Tính từ phải sang trái. 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4 viết 4 nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2 viết 2. 3/ Luyện tập – thực hành : Bài 1: + Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng + Nêu cách thực hiện phép tính: 52 – 9 ; 72 – 8 ; 92 – 4. + Nhận xét ghi điểm. Bài 2: + Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài. + Để tính được hiệu ta làm ntn ? + Yêu cầu HS làm bài. 3 HS làm trên bảng lớp. + Gọi HS nhận xét bài trên bảng + Gọi 3 HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính của mình. Bài 3: + Gọi HS đọc đề bài + Cho đi nghĩa là ntn ? + Cho HS thảo luận nhóm để tự tóm tắt và tìm lời giải đúng. + Cho HS giải bài vào vở sau đó chữa bài. Tóm tắt : Có : 22 nhãn vở Cho đi : 9 nhãn vở Còn lại : . . . nhãn vở ? Bài 4: + Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài. + x gọi là gì trong các phép tính ? + Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn ? + Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. + Nhận xét ghi điểm + Làm bài cá nhân. + Lần lượt từng HS trả lời. + Đọc đề bài. + Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ. 72 42 62 - 7 - 6 - 8 65 36 54 + Nhận xét từng bài. + 3 HS lần lượt trả lời. + Đọc đề bài. + Nghĩa là bớt đi. + Thảo luận theo 4 nhóm. + Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày. Bài giải : Số nhãn vở Hoà còn lại là: 22 – 9 = 13 (nhãn vở) Đáp số : 13 nhãn vở + 2 HS đọc. + x gọi là số hạng chưa biết trong phép cộng. + Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. + Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng x + 7 = 42 5 + x = 62 x = 42 – 7 x = 62 – 5 x = 35 x = 57 III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính 32 – 8. Dặn HS về làm bài và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học. ;;;¥;;; TẬP ĐỌC : CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM. A/ MỤC TIÊU : I/ Đọc : Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lẫm chẫm, đu đưa, xoài tượng, nếp hương . Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời kể với lời các nhân vật. II/ Hiểu : Hiểu nghĩa các từ : lễm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy. Hiểu nội dung của bài : Tả cây xoài cát do ông trồng và tình cảm thương yêu , lòng biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ đối với ông đã mất. B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Tranh minh hoa bài tập đọcï. Tranh ảnh về quả xoài. Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : + Kiểm tra 3 HS đọc bài Bà cháu và lần lượt trả lời các câu hỏi. + Nhận xét ghi điểm từng HS. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI: 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng. 2/ Hướng dẫn luyện đọc : a/ Đọc mẫu. + GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS khá đọc lại. b/ Hướng dẫn phát âm. + Gọi HS đọc từng câu của bài và tìm từ khó + Yêu cầu đọc các từ khó đã ghi bảng. + Giải nghĩa một số từ HS không hiểu c/ Hướng dẫn ngắt giọng. + Giới thiệu các câu cần luyện đọc. + Cho HS luyện đọc lại các câu này nhiều lần và nhiều HS đọc. d/ Đọc cả bài + Yêu cầu HS đọc cả bài. + Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm. e/ Thi đọc giữa các nhóm g/ Cả lớp đọc đồng thanh 3/ Tìm hiểu bài: Gọi HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi + Cây xoài của ông em thuộc loại xoài gì? + Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy cây xoài cát rất đẹp? + Quả xoài cát chín có mùi, vị, màu sắc ntn? + Tại sao mùa xoài nào . . .bàn thờ ông ? + Vì sao nhìn cây xoài bạn nhỏ càng nhớ ông + Tại sao bạn nhỏ cho là cây xoài nhà mình là thứ quà ngon nhất? + Gọi 2 HS nói lại nội dung bài, vừa nói vừa chỉ vào tranh minh hoạ. + HS1 đọc đoạn 1;2;3:Cuộc sống của hai anh em trước vàsau khi bà mất có gì thay đổi + HS2 đọc đoạn 4: Cô tiên có phép gì ? + HS3 đọc cả bài: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? Nhắc lại tựa bài. + cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. + Nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 câu. + Các từ: lẫm chẫm, đu đưa, xoài tượng, nếp hương . + Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: Mùa xoài nào,/ mẹ em. .chín vàng/và to nhất bày lên bàn thờ ông.// Aên quả. . chín trảy. .trồng,/ kèm với xôi nếp hương,/thì. .em/ không thứ quả gì ngon bằng + 3 đến 5 hs đọc, cả lớp theo dõi nhận xét. + Từng Hs lần lượt đọc bài trong nhóm, theo dõi và chỉnh sửa cho nhau. + Thi đọc giữa các nhóm. + Cả lớp đồng thanh đọc Đọc bài. + xoài cát. + Hoa nở trắng cành, từng chùm quả to đu đưa theo gió mùa hè. + Mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp. + Để tưởng nhớ, biết ơn ông. + Vì ông đã mất. + Vì xoài cát rất thơm ngon, bạn đã ăn từ nhỏ. Cây xoài lại gắn với kỉ niệm về người ông đã mất. + 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: Bài văn nói lên điều gì ? Qua bài văn này, em học tập được điều gì ? Dặn HS về học bài và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học. ;;;¥;;; THỦ CÔNG : KIỂM TRA CHƯƠNG I – GẤP HÌNH. I/ MỤC TIÊU: Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS qua các sản phẩm là một trong những hình đã học. II/ CHUẨN BỊ: Các mẫu gấp sẵn của bài 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5. III/ NỘI DUNG KIỂM TRA: Đề kiểm tra: “Em hãy gấp một trong những hình gấp đã học” . GV nêu yêu cầu : Sản phẩm gấp phải thực hiện đúng qui trình, cân đối, các nép gấp phẳng. sắc mép + Yêu cầu HS nhắc lại tên các bài đã học. + Treo qui trình cho HS xem lại. + Yêu cầu gấp trong thời gian qui định. Cho HS thực hành gấp + GV theo dõi uốn nắn, khuyến khích HS trang trí cho đẹp + Thu sản phẩm để đánh giá nhận xét. + Nêu tên các bài đã học. + Quan sát lại các qui trình. + Nghe để thực hiện. Thực hành. IV/ ĐÁNH GIÁ: + Hoàn thành : Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thực hành. Gấp hình đúng qui trình Hình gấp cân đối, nếp gấp phẳng. + Chưa hoàn thành: Gấp chưa đúng qui trình. Gấp không phẳng, hình gấp không đúng hoặc chưa hoàn thành sản phẩm. V/ NHẬN XÉT – DẶN DÒ : Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ làm bài của HS. Dặn HS chuẩn bị dụng cụ học tập cho tiết sau: cắt dán hình tròn. ;;;¥;;; TẬP VIẾT : CHỮ HOA I A/ MỤC TIÊU : Viết đúng, đẹp chữ hoaI. Biết cách nối các con chữ trong cụm từ ứng dụng: Ích nước lợi nhà. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Mẫu chữ I hoa viết trên bảng phụ, trong khung chữ mẫu có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Vở tập viết 2 tập 1. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : + Kiểm tra vở tập viết một số HS. + Yêu cầu viết chữ H hoa vào bảng con. + Yêu cầu viết chữ Hại. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI: 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng. 2/ Hướng dẫn viết chữ hoa. a/ Quan sát nhận xét . Treo bảng chữ I và hỏi: + Chữ I hoa giống chữ nào ? + Chữ I hoa gồm mấy nét? GV nêu qui trình viết vừa tô vào khung chữ b/ Viết bảng + Yêu cầu HS viết chữ I hoa vào không trung sau đó viết vào bảng con. 3/ Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng a/ Giới thiệu cụm từ ứng dụng + Yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng + Hỏi: Ích nước lợi nhà có nghĩa gì? b/ Quan sát và nhận xét + Cụm từ gồm mấy tiếng? Những tiếng nào? + So sánh chiều cao chữ I và chữ c. + Những chữ nào có độ cao bằng chữ I? c/ Viết bảng + Yêu cầu HS viết chữ ăn vào bảng. 4/ Hướng dẫn viết vào vở. + Cho HS viết vào vở + GV chỉnh sửa lỗi cho HS. + Thu vở chấm và nhận xét. + Thu vở theo yêu cầu. + Cả lớp viết + 2 hs viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con Nhắc lại tựa bài. + Có nét giống chữ H hoa. + Gồm 2 nét
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_2_tuan_11_le_thi_xuan_khoa.doc