Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 1

 Ôn tập các số đến 100

A/ Mục tiêu:

-HS biết đếm, đọc, viết các số đến 100.

-Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ, số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số, số liền trước ,liền sau

B/ Đồ dùng dạy - học:

GV : Một bảng các số ô vuông,

C/ Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của học sinh.

 Nhận xét .

2.Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng.

* Thực hành ôn tập:làm bài sgk

 Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu - Nêu miệng kết quả.

HS nêu tiếp các số có một chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

- Số bé nhất có một chữ số là: 0

- Số lớn nhất có một chữ số là: 9

- Gv nhận xét – sửa sai.

 Bai2: Học sinh đọc yêu cầu - Gv hướng dẫn ;hs làm nhóm 2

a. Viết tiếp các số có hai chữ số: 10, 11, 12, .99.

b. Số bé nhất có hai chữ số là: 10

c. Số lớn nhất có hai chữ số là: 99

d. Các số tròn chục có hai chữ số là: .

- Hs làm .GV hướng dẫn HS yếu làm bài.

- Lớp nhận xét- sửa bài.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Hoạt động 2: xử lí tình huống (KNS2,3)
 * Mục tiêu: HS biết cách lựa chọn xử lí tình huống cụ thể.
 * GV chia nhóm lớp – giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Các nhóm trao đổi đưa ra cách xử lí và trình bày - GV nhận xét cách xử lí tình hống của nhóm bạn.
- GV chốt ý: mỗi tình huống đều có nhiều cách ứng xử.Chúng ta cần phải biết lựa chọn cách nào cho phù hợp.
Hoạt động 3: “Giờ nào việc nấy”(KNS3)
 * Mục tiêu: giúp HS biết cụ thể công việc cần làm và làm vào thời gian phù hợp.
 * Cách tiến hành: GV chia nhóm lớp 
 - GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm – giao việc từng nhóm.
 - Các nhóm trao đổi chọn ghi ra những công việc nên làm vào thời gian(buổi sáng, trưa, chiều, tối)
 - Các nhóm trình bày và đọc to cho cả lớp nghe – các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV chốt ý: Cần sắp xếp những công việc làm sao cho hợp lí “giờ nào việc nấy”.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhắc nhở HS nên tập cho mình thói quen học tập sinh hoạt đúng giờ để học tập tốt hơn.
 - GV nhận xét tuyên dương bạn học tập tích cực.
 - Tiết sau: Học tập và sinh hoạt đúng giờ. 
 - Về nhà cùng bố mẹ lập trước 1 thời khoá biểu.
 Thứ tư ngày 22 tháng 8 năm 2012
 TẬP ĐỌC (t3) TGDK:40’ 
 Tự thuật 
A/Mục tiêu:
-HS đọc đúng và rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng
-HS nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật ( lí lịch) Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
B/ Chuẩn bị: Bảng phụ-Tranh
C/Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi bài “Có công mài sắt có ngày nên kim” HS nhận xét- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi bảng. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Gv đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk.
a. luyện đọc câu: Đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi, sửa sai. 
- Luyện đọc từ khó: tự thuật, Chương Mỹ, Hàn Thuyên,. 
b. Luyện đọc đoạn: GV chia đoạn bài văn - HS l đọc nối tiếp đoạn (2lần).
- Hs luyện đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ mới trong sgk/7.
- Luyện đọc đoạn khó: GV đưa đoạn khó lên hướng dẫn ngắt,nghỉ hơi.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét- Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đọc câu hỏi sgk và TLCH.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý sau mỗi câu trả lời của HS (sgv/39)
* Bản tự thuật này giúp em biết được những gì?
- GV kết luận: bản tự thuật giúp ta biết được thông tin cá nhân của một người.
Hoạt động 3: luyện đọc lại
- GV nhắc HS đọc bản tự thuật với giọng rõ rang, rành mạch.
- HS luyện đọc theo nhóm- đại diện nhóm thi nhau đọc.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương bạn đọc rõ rang, ngắt nghỉ đúng.
3. Củng cố, dặn dò:: Gọi học sinh đọc lại bài 
- HS nhắc lại tác dụng của bản tự thuật.
- Về nhà đọc lại bài – Biết vận dụng khi cần thiết.
Bổ sung:
 Thứ năm ngày 23 tháng 8 năm 2012
 Luyện từ và câu (t1) TGDK 40’ 
 TỪ và CÂU
I/ Mục tiêu : HS biết
Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành.
Tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập, viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh.
II/ Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa các sự vật ,hoạt động trong SGK.
Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học
A Mở đầu
B Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài
2Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập- GV hướng dẫn nắm vững yêu cầu của bài tập: 8 tranh vẽ có tên gọi ,mỗi tên gắn với một vật hoặc một việc được vẽ trong tranh, em hãy đọc 8 tên gọi cần xem tên gọi nào là của người ,vật hoặc việc nào.
Hs làm bài tập -sửa bài -nhận xét.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập- cho HS làm nhóm, các nhóm trình bày bài của nhóm mình -Sửa bài- nhận xét.
Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu , đọc cả câu mẫu trong tranh –GV hướng dẫn:Quan sát kĩ hai tranh ,thể hiện nội dung mổi tranh bằng một câu ,mặc dù tranh 1 đã có câu mẫu nhưng Hs vẫn cần tự mình đặt câu khác.
HS làm bài -sửa bài-nhận xét.
GV gút : Tên gọi của các sự vật ,việc được gọi là từ. Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc.
III/Củng cố dặn dò
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc Hs ôn lại bảng chữ cái
Bổ sung:
Toán(t3) TGDK 40’
 Số hạng -Tổng
I-Mục tiêu : HS biết
-Số hạng,tổng 
-Thực hiện phép cộng các sồ có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
-Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng .
II- Đồ dùng dạy học :
Các thanh thẻ ghi sẵn : số hạng, tổng.
III- Các hoạt dộng dạy học
1/ Bài cũ: -Nhận xét vở hs
2/Bài mới: 
A-Giới thiệu bài
-Giới thiêu các thuật ngữ số hạng và tổng.
GV giới thiệu phép tính 35 + 24 = 59- HS đọc phép tính trên .
Gv nêu: trong phép cộng 35 +24 = 59 thì 35 được gọi là số hạng ,24 cũng được gọi là số hạng, còn 59 gọi là tổng.Sau đó gọi HS nêu lại các thành phần của phép tính, và kết qủa của phép cộng.
GV cho học sinh biết: Các thành phần(35,24 ) của phép cộng chính là số hạng.
Kết qủa của phép cộng gọi là tổng.
GV viết phép cộng trên theo cột dọc.Trình bày như phần bài học trong SGk.
35 +24 bằng bao nhiêu? (59)
59 được gọi là tổng,35 +24 bằng 59 nên 35+24 cũng gọi là tổng.
B-Thực hành
Bài 1 Viết số thích hợp vào ô trống –Hs đọc yêu cầu- Làm bảng con - Nhân xét sửa bài .
Bài 2Viết phép cộng rồi tính tổng (theo mẫu –HS đọc yêu cầu –GV làm mẫu btập 2a -Hướng dẫn các đặt tính –HS làm bài tập- sửa bài -nhận xét. GV gút lại cách đặt tính, thực hiện phép tính theo cột dọc.
Bài 3.HS đọc yêu câù- đề bài cho biết gì? .Bài toán yêu cầu tìm gì? Gv tóm tắt- Hướng dẫn HS làm bài , trình bày bài giải.
3/ Củng cố, dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại Số hạng ,tổng.
-Chuẩn bị:Luyện tập
Bổ sung:
 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI(t1) TGDK:35’ 
 Cơ quan vận động
A/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
B/ Đồ dùng dạy học: 
GV: Tranh vẽ cơ quan vận động.
C/Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: GV kiểm tra sgk HS – Nhận xét.
2.Bài mới: Giới thiệu bài : Cơ quan vận động.
Hoạt động 1: làm một số cử động
*Mục tiêu: HS biết được bộ phận nào của cơ thể cử động khi thực hiện một số động tác.
* Cách tiến hành:
- GV cho cả lớp đứng lên và thực hiện một số động tác thể dục tùy thích.
- GV gọi 1 nhóm 5 HS lên thực hiện các động tác như bạn nhỏ trong tranh.
GV hỏi: trong một số động tác các em và các bạn vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động?
- HS trả lời theo hiểu biết của mình –GV chốt ý:
Để thực hiện các động tác tên thì đầu, mình, chân tay phải cử động.
Hoạt động 2: Quan sát để nhận bết cơ quan vận động.
* Mục tiêu: HS biết xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.HS nêu được vai trò của xương và cơ.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS sờ cánh tay, cổ, bắp chân... của mình và trả lời câu hỏi:
 Dưới lớp da của cơ thể có gì? – HS trả lời theo hiểu biết.
* GV chốt ý: có xương và bắp thịt (bắp thịt còn gọi là cơ).
-Yêu cầu HS cử động các ngón tay, ngón chân, xoay cổ tay, cổ...và trả lời câu hỏi: Nhờ đâu các bộ phận đó cử động được?
* GV kết: Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
- HS nhìn tranh chỉ và nói tên các cơ quan vận động – Cả lớp nhận xét.
- GV chốt ý: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
- Hoạt động 3: Trò chơi : “Vật tay”
* Mục tiêu: HS biết hoạt động và vui chơi bổ ích, hợp lí sẽ giúp xương và cơ phát triển tốt.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu trò chơi – cách chơi, luật chơi.
- Sau trò chơi, GV kết luận: Muốn chơi khoẻ, thì cơ quan vận động phải khoẻ. Muốn khoẻ các em phải chăm chỉ tập thể dục, và ham thích vận động.
3.Củng cố, dặn dò: 
 - HS nêu lại cơ quan vận động của cơ thể là xương và cơ.
Bổ sung:
 Tiếng Việt(BS)(2) TGDK:35’ 
 Ôn đọc và viết bài:Ngày hôm qua đâu rồi?
1/Mục tiêu:
 -HS đọc và rèn viết chữ đúng mẫu trong đoạn viết.
2/Nội dung
-GV đọc bài-Gọi hs đọc đoạn viết.
-GV hd hs phát âm những từ khó
-GV viết vào bảng phụ hdhs viết từng chữ vào vở.
-GVchú ý quan sát hs viết chưa đúng mẫu chữ. 
*GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. 
3/Củng cố-dặn dò:
-Nhắc nhở hs về nhà rèn thêm
-N/xét tiết học
 Sinh hoạt tập thể(bs)(1) TGDK:35’
 Ổn định lớp-Vui chơi
1/Lên lớp:
-GV ổn định lớp,hs vui chơi
2/Nội dung:
 -.GV ổn định lớp-tổ chức vui chơi
 -GV yêu cầu hs nêu lại các nhiệm vụ của hs:Nhặt rác,đi tiểu,đi tiêu đúng qui định.lễ phép với thầy cô giáo
 -GV nhắc hs các nội qui trường,lớp
 -HS ca hát-chơi trò chơi
3/Củng cố-dặn dò:Thực hiện tốt nội qui trường,lớp
 -HS chuẩn bị bài ngày mai
 -GV hd hs chuẩn bị vở ngày mai:
 - N/xét tiết hoc.
Bổ sung:
 TOÁN (t4) TGDK:40’ 
 Luyện tập
A/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số
Biết tên gọi thành phần và kết qủa của phép cộng
Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100
Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
B/ Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ 
C/Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng làm bài. Nêu tên gọi thành phần, kết quả của phép tính. 
12 + 34 = ? 	 35 + 43 =? 
- HS dưới lớp làm bảng con – HS nhận xét - 	GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài : Luyện tập
Bài 1: tính:
- HS tự làm bài – 3 HS lên bảng làm bài.
*Gv kèm hs yếu làm bài
 HS nhận xét, sửa sai.
Bài 2:cồt 2:Tính
60+20+10=	60+30=
Bài 3a,c: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: 
34 và 42 40 và 24 8 và 31
- HS nêu lại tên gọi của các số trong bài tập
- HS tự làm bài – 3 HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4: Gọi hs đọc bài toán – Gv tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? – 1 HS nêu phép tính giải bài toán.
- Học sinh làm bài tập – một em làm phiếu bài tập
- Gv kèm hs yếu làm bài 
- HS nhận xét, sửa bài.
	Bài giải
 Số con gà và vịt mẹ nuôi tất cả là: 22 + 10 = 32 (con ) 
 Đáp số: 32 con 
Bài 5: điền số thích hợp vào ô trống:
- HS tự làm bài – 3 HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu.
- HS nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs nêu kết quả và nhắc lại tên gọi các thành phần trong phép cộng : 25 + 4 =
Bổ sung
 CHÍNH TẢ (Nghe-viết)(t2

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_1.doc
Giáo án liên quan