Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 29 - Năm 2021

I. Mục tiêu:

1, SHDC: Chào cờ tại lớp:

- HS nhận biết việc làm được và việc chưa làm được trong tuần 28. Kết quả của việc phòng chống dịch covid; Nắm bắt được chủ điểm và kế hoạch thi đua tuần 29: Chủ điểm: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”

2, HĐTN: Sau các hoạt động, HS có khả năng:

-Làm được mốt số việc vừa sức phục vụ bản thân

- Tạo niềm vuivà niềm tự hào thấy mình là người có ích

-Ngưỡng mộ những người yêu lao động, nhìn thấy ở học những vẻ đẹp bên trong và muốn được như họ.

- Tìm hiểu các hoạt động theo chủ đề : Yêu lao động

- Yêu lao động, biết chia sẻ công việc với mọi người theo sức của mình.

 II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Hình ảnh, dụng cụ lao động trong gia đình: chổi, giẻ lau, .

III. Các hoạt động dạy học:

1.Sinh hoạt dưới:

1.1. Nghi thức chào cờ: GV hướng dẫn Chi đội trưởng hô hiệu lệnh chào cờ, hát quốc ca.

1.2. Nội dung

a. Nhận xét hoạt động Đội- Tuần 28

- Chủ điểm: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”

* Nhận xét chung: Toàn Liên đội đã thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh.

* Nhận xét của GV trực ban và Đội cờ đỏ:

-Ưu điểm:

+ Hầu hết các em học sinh đã đến trường đầy đủ đúng giờ.

+ Các em HS trong toàn liên đội đã thực hiện nghiêm túc việc phòng dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn, đo thân nhiệt.

+ Việc vệ sinh lớp học, hành lang, cầu thang sạch sẽ(nhà A)

 -Tồn tại:

+ Truy bài ồn:

 

doc42 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 29 - Năm 2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy bài mới 
2.1. Chia sẻ và giới thiệu bài:
- GV sử dụng hình ảnh minh họa.
2.2. Khám phá và luyện tập 
2.2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: Giọng đọc nhẹ nhàng, nhí nhảnh, tinh nghịch.
b) Luyện đọc từ ngữ: ầm ĩ, vịt bầu, chó vện, chăng dây điện, quay tròn, quạt hòm, trâu sắt, phun nước bạc, nấu cơm,... Giải nghĩa từ: chăng dây điện
- GV sửa phát âm cho HS.
c) Luyện đọc từng dòng thơ . 
- Bài thơ có bao nhiêu dòng? 
- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS.
 d) Thi đọc tiếp nối từng đoạn thơ; đọc cả bài.
2.2.2. Tìm hiểu bài:
- GV nêu câu hỏi đáp:
+ Bài thơ nói điều gì? 
* BT 2 (hỏi - đáp về các con vật, đồ vật, cây cối xung quanh) 
+ 2 HS khác hỏi - đáp: 
HS 3: Con gì kêu “meo meo”? HS 4: Con mèo. 
HS 3: Cái gì kêu “tùng, tùng” báo giờ học? HS 4: Cái trống trường. 
HS 3: Con gì la to khi đẻ trứng? HS 4: Con gà mái. 
HS 3: Con gì là bạn của nhà nông? HS 4: Con trâu
- GVKL: Các con vật, đồ vật quanh em có những đặc điểm thật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Nếu yêu quý chúng và chăm chú quan sát, các em sẽ nhận ra điều đó
2.2.3. Luyện đọc học thuộc lòng:
- GV cho HS thi đua đọc thuộc lòng từng đoạn thơ, bài thơ theo NL
- Khuyến khích HS HTL cả bài thơ.
- HS đọc bài : Chuyện trong vườn; trả lời câu hỏi: 
- Vì sao Mai nghĩ là hoa đang khóc? 
- Hãy chọn cho Mai một cái tên mà em thích. 
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân; ĐT.
-. (16 dòng).
- Đọc tiếp nối 2 dòng thơ một cá nhân.
- HS thi đua cá nhân
- HS hỏi đáp nhóm đôi.
HS 1: Hay nói ầm ĩ là con gì? HS 2: Là con vịt bầu.
- HS nêu ý kiến.
- HS học thuộc lòng và thi đua cá nhân.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS học tốt. Nhắc HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ cho người thân nghe. .
- GV nhận xét giờ, dặn HS chuẩn bị bài sau
Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2021.
GÓC SÁNG TẠO
Em yêu thiên nhiên (1 tiết)
I. Mục tiêu: 
 - Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh về con vật / loài cây, loài hoa yêu thích; biết trang trí sản phẩm.
- Viết được một vài câu giới thiệu sản phẩm. 
- HS sáng tạo và có hứng thú với giờ học.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV :- Lam châm, tranh ảnh về con vật và thiên nhiên
 HS :- Tranh ảnh sưu tầm hoặc tự vẽ; VBTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
Chia sẻ và giới thiệu bài :
a ) Chia sẻ: GV hướng dẫn HS quan sát các minh hoạ (BT 1), nhận ra hình ảnh các con vật, cây hoa được chụp, vẽ, cắt dán; đoán xem phải làm gì (sưu tầm tranh, ảnh, cắt dán, tô màu, vẽ, viết để thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên).
b) Giới thiệu bài: 
- GV nêu yêu cầu , MT giờ học.
2. Bài mới:
2.1. Khám phá:
- GV giải thích các yêu cầu nếu cần.
2.2. Luyện tập:
a. Chuẩn bị
GV nhắc những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ nhanh một con vật hoặc một loài cây, loài hoa yêu thích.
GV hướng dẫn cách sử dụng trang vở BT
b. Làm sản phẩm
- GV khuyến khích HS viết 3 – 4 câu. Nhắc HS ghi tên mình dưới sản phẩm.
c. Giới thiệu sản phẩm với các bạn trong nhóm 
- GV cùng HS khác nhận xét, tuyên dương HS
- HS 1 đọc YC của BT 1.
- HS 2 đọc YC của BT 2.
- HS 3 đọc YC của BT 3.
- HS bày lên bàn ĐDHT; tranh, ảnh con vật, cây, hoa các em sưu tầm hoặc tranh, ảnh tự vẽ,... 
- HS viết lời giới thiệu tranh, ảnh
- HS trang trí sản phẩm: dán tranh, ảnh vào giấy và trang trí cho đẹp hoặc vẽ một con vật hoặc một loài cây, hoa yêu thích
- Từng nhóm giới thiệu cho nhau sản phẩm của mình.
3. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo, nhắc HS về nhà trang trí sản phẩm cho ấn tượng hơn, viết lại lời giới thiệu cho hay hơn để chuẩn bị trưng bày vào tiết học tuần sau. Sản phẩm được sửa chữa vẫn được đính vào vị trí trong VBT 
- GV nhận xét giờ, dặn HS chuẩn bị bài sau.
 _______________________________________________________
KỂ CHUYỆN
Chuyện của hoa hồng (1 tiết)
 I. Mục tiêu: 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nghe hiểu câu chuyện : Chuyện của hoa hồng.
- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng kể; kể phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của hoa hồng, của mẹ đất, ông mặt trời.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Hoa hồng thơm, đẹp là nhờ công lao của mẹ đất nuôi dưỡng, nhờ sự giúp đỡ của anh giun đất,... Phải nhớ ơn những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc mình.
- Học sinh tích cự, tự giác học tập và biết vận dụng điều dã học vào thực tế
 II. Đồ dùng dạy học:
- GV:Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK , SGV
- HS: SGK TV
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động.
1. Khởi động 
- GV cùng học sinh nhận xét, Tuyên dương 
- HS kể và TLCH câu chuyện: 
Ba món quà.
2. Bài mới.
2.1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện 
a. Quan sát và phỏng đoán
- GV chiếu lên tranh minh họa truyện: Chuyện của hoa hồng.
- HS quan sát
- GV yêu cầu HS xem tranh, kết hợp GT nhân vật trong tranh, dự đoán nội dung truyện.
- HS quan sát chia sẻ dự đoán ND truyện
b. Giới thiệu truyện: Chuyện của hoa hồng.
- HS lắng nghe 
2.2. Khám phá và luyện tập
a. Nghe kể chuyện :
- Lần 1: GV kể chuyện (lần 2,3): 
+ GV kể: kết hợp chỉ tranh .
b. Trả lời câu hỏi theo tranh kết hợp kể chuyện theo tranh: 
+ HS lắng nghe và quan sát tranh
+ HS trả lời câu hỏi và kể chuyện theo ND từng tranh.
- Cây hoa hồng sống ở đâu? Hoa hồng nói gì khi thấy anh giun đất? 
Cây hoa hồng sống ở trong một khu vườn; Nó kêu lên: Khiếp quá!
- Mẹ đất giải thích với hoa hồng thế nào? Hoa hồng trả lời mẹ ra sao? 
- Điều gì xảy ra với hoa hòng khi mặt trời lên cao? Hoa hồng nói gì với ông mặt trời? Ông trả lời ra sao? 
- Hoa hồng cảm thấy thế nào khi trở về với mẹ đất? Nó đã làm gì để thể hiện sự hối lỗi? 
- Đó là giun đất, là bạn tốt của họ nhà cây.  Con chả cần anh ta!
- Khi trở về với mẹ đất, hoa hồng cảm thấy một dòng sữa ngọt lịm chạy khắp cơ thể khiến nó tỉnh táo hẳn
c, Kể chuyện:
* Kể theo tranh cá nhân theo tranh.
* Kể câu chuyện không cần tranh
- HS kể lại chuyện theo NL( từng đoạn hoặc toàn bộ nội dung ). 
- HS kể chuyện theo vai nhân vật
d. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- HS nêu ý kiến....
* GV kết luận chung nội dung câu chuyện: Hoa hồng rất thơm, rất đẹp nhưng kiêu ngạo. Trong CS không nên coi thường người khác, phải biết ơn người có công nuôi dưỡng, giúp đỡ mình
3. Củng cố - dặn dò:
- Tuyên dương những HS kể chuyện hay;
 - Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe ; Chuẩn bị bài sau.
TIẾNG ANH
Giáo viên chuyên
TIẾNG VIỆT( TĂNG)
Rèn đọc, viết các bài trong tuần.
I.Mục tiêu:
1. Phát triển năng lực đặc thù – Năng lực ngôn ngữ
Củng cố cho HS kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh bài đã học cho HS HC; Rèn đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc văn bản mới cho HSNK.
- Phát triển vốn từ TV thông qua HĐ: Tìm hiểu nội dung bài đọc dưới các dạng bài tập
- Rèn HS kĩ năng nghe- viết đúng chính tả, đúng tốc độ một đoạn trong bài đọc.
2. Phát triển năng lực chung, phẩm chất
- Tự học, tập giải quyết các tình huống có vấn đề giáo viên đưa ra.
- Chăm chỉ, tích cực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy - học
- GV: SGK, truyện ngắn
- HS: SGK, truyện ngắn, Vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động;
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
2. Luyện tập
2.1. Luyện đọc và mở rộng vốn từ:
a) Đọc bài trong sgk:
GV yêu cầu HS HC đọc theo NL: câu, đoạn bài đã học; Đọc thuộc lòng bài: Kể cho bé nghe.... trả lời lại các câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
b) Đọc truyện ngắn hoặc đoạn truyện
( HSNK) :
- GV đưa ra 1 câu truyện mới cho HS rèn đọc: Con quạ thông minh
Một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một cái lọ có nước. Nhung nước trong lọ ít quá. Nó liền dùng mỏ gắp từng viên sỏi bỏ ào lọ. Lúc sau, nước trong lọ dâng lên. Quạ tha hồ uống.
- GV và cả lớp cùng nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt, tích cực rèn đọc.
2.2. Luyện viết
- GV đọc đoạn ngắn cho HS viết chữ nhỏ.
- GV chỉnh sửa cho hs, nhận xét, rút kinh nghiệm trực tiếp.
2.3. Hoàn thành BTTV1 ( Nếu còn th/ gian)
- HS đọc bài ( HTL) dã học, kết hợp trả lời các câu hỏi liên quan
- HS đọc cá nhân trước lớp theo NL
- HS trả lời câu hỏi từ GV yêu cầu.
- HS khác đọc thầm, nhận xét
- HS đọc CN theo năng lực câu chuyện mình lựa chọn.
- HS viết vở ô li: 1 đoạn thơ của bài : Kể cho bé nghe. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt ND vừa luyện tập trong giờ; Nhận xét HS, tuyên dương HS tích cực.
- Dặn HS ôn bài về nhà đọc lại bài, tìm đọc thêm sách, báo, truyện tranh ; chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC
Bài 12. Phòng tránh bị thương do vật sắc nhọn( tiết 2).
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nhận biết được những vật sắc nhọn và hành động, việc làm có thể làm trẻ em bị thương do các vật sắc nhọn. 
- Thực hiện được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn và cách sơ cứu vết thương bị chảy máu. 
-GD HS biết điều chỉnh hành vi, tránh tình huống nguy hiểm có thể xảy ra cho bản thân và nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV:. Tư liệu bài học; Một số vật sắc nhọn như: dao, kéo, tuốc nơ vít, bút chì,. 
- HS: SGK, vở BT 
III. Các hoạt động dạy – học
1. Khởi động:
- GV nhận xét, giới thiệu bài học
2. Bài mới
2.2. Luyện tập
2.2.1. Chơi trò “mê cung –Tìm đường đi an toàn”
* Mục tiêu: 
- HS biết tìm đường đi an toàn, tránh những quãng đường có vật sắc nhọn.
 - HS được phát triển óc quan sát và năng lượng sáng tạo
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát mê cung trong SGK trang 66 và giới thiệu cách chơi và luật chơi trò “Mê cung –Tìm đường an toàn”
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm được đường đi an toàn.
- Mời một số nhóm lên trình bày đường đi của nhóm.
 - GV yêu cầu cả lớp bình chọn nhóm tìm được đường đi an toàn và nhanh nhất .
- GV khen thưởng cho nhóm được bình chọn và nhắc nhở HS cần cẩn thận, tránh đi trên những nơi có các vật sắc nhọn để tránh bị thương, chảy máu.
2.2.2. Xử lí tình huống 
* Mục tiêu: 
 - HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống đề phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn. 
- HS được phát triển năng lực giải quyết vẫn đề và sáng tạo.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục b SGK đạo đức 1, trang 66 và nêu nội dung tình huống xảy ra tron

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_29_nam_2021.doc
Giáo án liên quan