Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 12 - Văn Thị Thanh Hiền
2.2. Dạy vần:
a) Nhận diện vần:
- Phân tích vần ôn: ô ghép với n.
- Tìm và ghép vần ôn. GV kiểm tra viết bảng.
- So sánh vần ôn và vần on:
Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng n.
Khác nhau: vần ôn bắt đầu bằng ô, vần on bắt đầu bằng o.
b) Đánh vần
- Đọc: GV chỉ bảng HS phát âm: ôn
- HS đọc đánh vần : ô - nờ - ôn (cá nhân, nhóm, lớp)
- Thêm âm ch và dấu huyền vào vần ôn để có tiếng mới, HS ghép, đọc.
- Phân tích tiếng chồn: âm ch ghép với vần ôn: âm ch đứng trước, vần ôn đứng sau, dấu huyền trên đầu con chữ ô.
- GV ghi bảng chồn, HS đọc. Đánh vần: chờ - ôn - chôn - huyền - chồn.
- GV treo tranh, HS quan sát và hỏi: Bức tranh vẽ con gì? (con chồn)
- GV rút từ khóa con chồn ghi bảng. HS đọc đánh vần, đọc trơn toàn bộ.
ô - nờ - ôn
chờ - ôn - chôn - huyền - chồn
con chồn.
- HS đọc vần, tiếng, từ ứng dụng ở bảng, SGK. - HS đọc từ ứng dụng. - Đọc câu ứng dụng. Tranh vẽ gì? (Con sên trên tàu lá chuối, dế mèn trong cỏ). - HS đọc câu ứng dụng. Nhà dế mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà sên thì ở ngay trên tàu lá chuối. b) Luyện viết: - HS viết vở TV: en, lá sen, ên, con nhện. - GV thu bài chấm chữa. c) Luyện nói: - HS đọc tên bài luyện nói: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới. + Trong tranh vẽ gì ? + Bên trên con chó là những gì ? + Bên phải con chó ? + Bên trái con chó? + Bên dưới con mèo? + Bên phải em là bạn nào? + Khi đi học, bên trên đầu là gì? 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bộ bài bảng lớp. - Thi tìm tiếng, từ mới chứa vần vừa học. - Nhận xét giờ học. Dặn đọc bài ở nhà. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I- Mục tiêu: - Củng cố về: phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học. - Phép cộng, phép trừ với 0. - Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. II- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV chấm một số vở bài tập toán. Nhận xét đánh giá. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS lần lượt làm BT SGK: Bài 1: - Nêu yêu cầu bài toán ( tính ) - Làm bài, chữa bài. Đổi vở KT chéo. - 2 HS lên bảng làm. Bài 2: - HS nêu yêu cầu. Cách tính. Thực hiện lần lượt từ trái sang phải: làm phép tính thứ nhất cộng hoặc trừ được kết quả bao nhiêu thì cộng hoặc trừ với số thứ 3. - 3 HS lên bảng làm. 3 + 1 + 1 = 5 5 – 2 – 2 = 1 2 + 2 + 0 = 4 3 – 2 – 1 = 0 4 – 1 – 2 = 1 5 – 3 – 2 = 0 - GV nhấn mạnh: Phải thực hiện từ trái sang phải. Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán. - HS nêu cách làm. 3 HS lên bảng làm. HS gv nhận xét bài ghi điểm. Bài 4: - 1 HS nêu yêu cầu. - HS nêu đề toán bằng nhiều cách khác nhau, phép tính khác nhau. a. “Có 4 con hươu, một con hươu chạy đi. Hỏi còn lại mấy con hươu?” Phép tính: 4 - 1 = 3. Hoặc: “ Có ba con hươu, thêm một con hươu nữa. Hỏi tất cả có mấy con hươu?” Phép tính: 3 + 1 = 4. b. Tương tự. 3. Củng cố dặn dò: - Khi cộng hoặc trừ 1 số với 0 thì kết quả thu được như thế nào? - Cho hai số biết tổng hai số đó là 3, hiệu số cũng là 3. Tìm hai số đó. - Nhận xét giờ học. Thöù tö ngaøy 12 thaùng 11 naêm 2008 Học vần IN , UN I- Mục đích – yêu cầu : - HS đọc viết được vần in, un, đèn pin, con giun. - Nhận ra các tiếng, từ có vần in, un trong các từ và câu ứng dụng hoặc trong sách báo. - Đọc được từ ứng dụng nhà in, xin lỗi, mưa phùn, vun xới và câu SGK. - Nói theo chủ đề : Nói lời xin lỗi. II- Đồ dùng dạy – học: - SGK. - Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: áo len, khen ngợi, mũi tên. - HS đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng SGK. 2. Dạy - học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần in, un. GV ghi bảng. - HS đọc lại. 2.2. Dạy vần: * in a) Nhận diện vần - Phân tích vần in: vần in gồm âm i ghép với âm n, âm i đứng trước âm n đứng sau. - HS tìm và ghép vần in. - GV kiểm tra gắn bảng. - So sánh vần in và vần on: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng n. Khác nhau: vần in bắt đầu bằng i. b) Đánh vần - Đọc: GV chỉ bảng HS phát âm: in - HS đọc đánh vần: i – nờ – in (cá nhân, nhóm, lớp) - Thêm âm p vào vần in để tạo tiếng pin, HS ghép: pin. - Phân tích tiếng pin: p trước, in sau. - GV HD HS phát âm p, môi ngậm lại, bật ra mạnh, không có tiếng thanh. - HS phát âm p. Đánh vần tiếng pin. pờ - in – pin. - HS đọc : cá nhân, nhóm, lớp. - GV đưa vật mẫu: Trên tay cô có vật gì? (đèn pin) - Rút từ: đèn pin, HS đọc: cá nhân, đồng thanh - Đọc lại toàn bộ bảng : i - nờ- in pờ - in – pin đèn pin. * un ( Tương tự ) - Vần un được tạo bởi u và n. - So sánh: in và un Giống nhau: có âm kết thúc n. Khác nhau: vần in có âm i, vần un có âm u. - HS đọc đánh vần : u - nờ -un. - Thêm âm gi để tạo tiếng mới, HS ghép: giun. HS đọc: gi – un – giun - Rút từ : con giun, HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - HS đọc: u - nờ - un gi - un - giun con giun. c) Viết: - GV viết mẫu, nêu quy trình. HS quan sát. - HS viết bảng con: in, đèn pin, un, con giun. d) Đọc từ ứng dụn: - 4 HS đọc: nhà in, xin lỗi, mưa phùn, vun xới. - GV giải thích: + Xin lỗi: Xin được tha thứ vì đã biết lỗi. + Mưa phùn: Mưa rất nhỏ nhưng dày hạt, kéo dài nhiều ngày, thường có ở Miền bắc nước ta vào mùa đông. + Vun xới: Xới và vun gốc cho cây. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS đọc phần vần, tiếng, từ ở bảng lớp. - GV giới thiệu tranh minh họa, HS quan sát trả lời. + Tranh vẽ gì? + Em thấy đàn lợn con như thế nào? + Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh. - HS đọc câu ứng dụng. Ủn à ủn ỉn Chín chú lợn con Ăn đã no tròn Cả đàn đi ngủ. + Khi đọc hết một câu ta phải chú ý điều gì ?(nghỉ hơi) b) Luyện viết: - HS viết vở tập viết. GV thu bài chấm chữa. c) Luyện nói: HS đọc đề luyện nói: Nói lời xin lỗi + Bức tranh vẽ gì ? + Hãy đoán xem bạn nhỏ trong tranh tại sao mặt lại buồn như vậy ? + Khi đi học muộn, em có nên xin lỗi không ? + Khi không thuộc bài em phải làm gì ? + Khi làm đau hoặc làm hỏng đồ chơi của bạn em có xin lỗi bạn không ? + Em đã nói lời xin lỗi với ai bao giờ chưa ? Trong trường hợp nào ? 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng, HS đọc lại. - Tìm chữ có vần vừa học. - Đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 I- Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố, khắc sâu khái niệm phép cộng. - Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6. - Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 6. II- Đồ dùng dạy - học: - 6 hình tam giác, 6 bông hoa, 6 hình tròn. - Bộ đồ dùng toán 1. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : Dùng phiếu kiểm tra. 1 + 1 = 3 + 1 = 4 + 1 = 1 – 1 = 3 – 1 = 4 – 1 = 2 + 1 = 3 + 2 = 4 + 0 = 2 – 2 = 3 – 2 = 4 – 2 = 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : Chép đề lên bảng b.Hướng dẫn thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6: GV gắn các hình đã chuẩn bị lên bảng yêu cầu HS quan sát. Bước 1: - Thành lập công thức : 5 + 1 = 6 và 1 + 5 = 6 - GV nêu bài toán : Nhóm bên trái có 5 hình tam giác , nhóm bên phải có 1 hình tam giác . Hỏi tất cả bao nhiêu hình tam giác? - HS TL: 5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác là 6 hình tam giác : 5 + 1 = 6. HS đọc lại “ Năm cộng một bằng sáu”. - GV ghi phép tính: 1 + 5 = HS nêu kết quả. + Em có nhận xét gì về 2 phép tính trên ? ( đều có kết quả là 6 ) - Như vậy : 5 + 1 = 1 + 5 Bước 2: - Thành lập phép tính : 4 + 2 = 6, 2 + 4 = 6, 3 + 3 = 6. - Cách làm tương tự. Bước 3: HS ghi nhớ bảng cộng. 5 + 1 = 6 1 + 5 = 6 4 + 2 = 6 2 + 4 = 6 3 + 3 = 6 c. Luyện tập: Bài 1: - GV hd HS sử dụng bảng cộng để tìm kết quả. Lưu ý viết kết quả thẳng cột. 5 2 3 1 4 0 + + + + + + 1 4 3 5 2 6 - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. Bài 2: Tính: Gọi 4 em lên bảng làm. 4 + 2 = 5 + 1 = 5 + 0 = 2 + 2 = 2 + 4 = 1 + 5 = 0 + 5 = 3 + 3 = - Gọi 1 số em nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng. Bài 3: Tính. Gọi 3 em lên bảng làm. 4 + 1 + 1 = 5 + 1 + 0 = 2 + 2 + 2 = 3 + 2 + 1 = 4 + 0 + 2 = 3 + 3 + 0 = - Gọi HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức : Tính từ trái sang phải . Bài 4: HS nêu yêu cầu. Nêu đề toán theo tranh vẽ. “ Có 4 con chim đang đậu trên cành, 2 con chim bay đến. Hỏi tất cả có mấy con chim?” - Ta viết được pjép tính gì từ bài toán vừa nêu? - HS: phép cộng. 4 + 2 = 6. “ Hàng trên có 3 ôtô, hàng dưới có 3 ôtô. Hỏi tất cả có mấy ôtô?” phép tính. 3 + 3 = 6. 3. Củng cố - dặn dò: - Chơi trò chơi: “Nhà toán học”. - Lớp chia làm 2 đội: Mỗi đội 5 em. Đội 1 đọc đề toán, đội 2 viết phép tính và kết quả, sau đó đổi lại. - Nhận xét giờ học. Thöù naêm ngaøy 13 thaùng 11 naêm 2008 Học vần IÊN , YÊN I- Mục đích - yêu cầu: - HS đọc, viết được vần ên, yên. - Nhận ra tiếng có vần iên, yên trong các từ, câu ứng dụng. - Đọc được các từ ngữ ứng dụng: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui. và câu: Sau cơn bão, Kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới. - Nói theo chủ đề: Biển cả. II- Đồ dùng dạy - học: - SGK , Bộ ghép chữ. - Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy - học: Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: nhà in, xin lỗi, mưa phùn. - 2 HS đọc từ ứng dụng. - 2 HS đọc câu ứng dụng. 2. Dạy - học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần iên, yên - GV ghi bảng. - HS nhắc lại. iên, yên. 2.2. Dạy vần: * iên a) Nhận diện vần - Phân tích vần iên: iê và n. - So sánh vần iên và vần in. Giống nhau: đều kết thúc bằng âm n. Khác nhau: vần iên bắt đầu bằng âm iê. - Tìm và ghép vần iên, HS ghép. - Phát âm: iên b) Đánh vần - HS: đánh vần: iê - nờ - iên. (cá nhân, nhóm, lớp) - Thêm âm đ vào vần iên và dấu nặng để tạo thành tiếng mới. - HS ghép tiếng điện. - Phân tích tiếng điện: đ trước, iên sau dấu nặng dưới âm ê. - GV ghi bảng: điện - HS đọc đánh vần : đờ - iên – điên - nặng – điện. - Rút từ : đèn điện - HS đọc từ khóa. - HS đánh vần, đọc trơn. iê - nờ - iên đờ - iên – điên - nặng – điện đèn điện. * yên ( Tương tự) - Vần yên tạo bởi yê và n. - So sánh : iên và yên. Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm n. Khác nhau: vần iên có âm bắt đầu bằng âm i ngắn. - Đọc đánh vần: yê – n – yên. - Rút từ: con yến. ghi bảng. - HS đọc: yê – nờ – yên yên – sắc – yến con yến. c) Viết: - GV viết mẫu Lưu ý nét nối giữa các con chữ, vị trí dấu trên hoặc dưới ê. HS viết bảng con: iên, đèn điện, yên, con yến. d) Đọc từ ứng dụng: - 4 HS đọc: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui. - GV giải thích : + Cá biển: Loài cá sống ở biển. + Yên ngựa: Là vật đặt lên lưng ngựa để cho người ngồi. + Yên vui: Nói về sự bình yên vui vẻ trong cuộc sống. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS đọc phần vần - Đọc từ ứng dụng, đọc câu ứng dụng b) Luyện viết: - HS viết vở tập viết: iên, đèn điện, yên, con yến. - Thu vở chấm chữa. c
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_1_tuan_12_van_thi_thanh_hien.doc