Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 11 - Văn Thị Thanh Hiền

 2.2.Dạy vần

 * ưu

 a) Nhận diện vần

 - GV: Phân tích vần ưu? (Vần ưu được tạo bởi âm ư và u, HS ghép)

 - So sánh vần ưu với vần iu? (Giống: Cùng kết thúc bằng u.

 Khác: ưu bắt đầu bằng ư)

 - GV cho HS phát âm lại vần ưu - ghi bảng.

 b) Đánh vần

 + Vần:

 - GV: Vần ưu đánh vần như thế nào?

 - HS: Vần ưu chúng ta đánh vần là ư - u - ưu. (HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp)

 + Tiếng từ khóa:

 - Thêm âm l, dấu nặng vào vần ưu để được tiếng lựu.

 - HS ghép tiếng lựu.

 - GV nhận xét ghi bảng: lựu. Em có nhận xét gì về vị trí của âm l và vần ưu dấu nặng trong tiếng lựu?

 - HS: l đứng trước, ưu đứng sau dấu nặng dưới ư.

 - Tiếnglựu đánh vần như thế nào?

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 11 - Văn Thị Thanh Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p đó?
 + Tranh 4: Như vậy chú Cừu thông minh của chúng ta ra sao?
 + Câu chuyện cho chúng ta thấy điều gì?
 - HS: Con Sói chủ quan kiêu căng, độc ác nên đã bị đền tội. Con Cừu thông minh, bình tĩnh nên đã thoát chết.
 3. Củng cố - dặn dò: 
 - HS đọc lại bài ở bảng ôn.
 - Thi tìm tiếng, từ chứa vần vừa ôn.
 - Phân vai kể lại câu chuyện Sói và Cừu.
 - Dặn về nhà làm vở bài tập. 
Toán 
LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu: 
 HS được củng cố về:
 - Bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi đã học.
 - So sánh các số trong phạm vi 5.
 - Quan sát tranh, nêu bài toán và biểu thị bằng phép tính thích hợp.
II- Đồ dùng dạy - học:
 - GV: bảng phụ, SGK, Tranh vẽ.
 - HS: bộ đồ dùng toán học. 
III-Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 HS lên bảng làm. Kiểm tra miệng ở HS dưới lớp.
 Bài 1: Tính.
 5 - 1 = 4 + 1 =
 5 - 2 = 3 + 2 =
 5 - 4 = 5 - 3 =
 Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
 4 - 1 ... 3 + 2 3 - 2 ... 5 - 4
 5 - 2 ... 1 + 2 2 + 3 ... 5 - 3
 - Gọi HS nhận xét bài bạn. GV nhận xét cho điểm.
 2. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu tên bài. Ghi bảng. 
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập SGK :
 Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu bài toán.
 - HS làm bài và chữa bài. 
 - GV nhắc nhở HS viết dấu thẳng hàng và số thẳng cột.
 - 2 HS lên bảng giải. Lớp nhận xét. GV nhận xét ghi điểm.
 Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Tính 
 - GV YC HS nêu cách tính. 
 - Chữa bài: Cho HS đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. Nhận xét.
 - GV nhận xét ghi điểm
 Bài 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
 - HS nêu lại cách làm của bài toán này (trước khi điền dấu phải thực hiện phép tính nếu có rồi so sánh kết quả với nhau).
 - HS làm bài. 3 HS lên bảng làm. HS nhận xét, kiểm tra kết quả của mình.
 - GV nhận xét ghi điểm. 
 Bài 4:- HS nêu yêu cầu bài toán.
 - HS quan sát tranh, tự nêu bài toán rồi viết phép tính.
 - Tranh 1: Có 5 con cò, 2 con bay đi. Hỏi còn lại mấy con? 5 - 2 = 3
 - Tranh 2: + Có 5 xe ô tô đi cùng nhau, một chiếc vượt lên trước. Hỏi còn lại mấy chiếc ô tô đi cùng nhau? 5 - 1 = 4
 + Có một chiếc ô tô trắng đi trước và 4 chiếc ô tô xanh đi sau. Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô? 4 + 1 = 5 hoặc 1 + 4 = 5
 - 3 HS làm bài. GV và HS nhận xét ghi điểm.
 Bài 5: - HS nêu yêu cầu.
 - GV gợi ý: Thực hiện phép tính bên phải trước xem được kết quả là bao nhiêu. Sau đó tìm một số cộng với 4 để hai bên có kết quả bằng nhau.
 - HS làm bài chữa bài. GV nhận xét ghi điểm.
 3. Củng cố - dặn dò:
 - HS chơi hoạt động nối tiếp.
 - GV nêu 1 phép tính gọi HS trả lời. Nếu HS đó nêu đúng kết quả, thì được nêu phép tính khác và chỉ định 1 bạn trả lời.
 - GV nhận xét giờ học.
Thöù tö ngaøy 5 thaùng 11 naêm 2008
Học vần
 ON , AN
I - Mục đích – yêu cầu:
 - Biết cấu tạo của vần: on, an.
 - Đọc, viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn.
 - Nhận ra các tiếng, từ có on, an trong câu ứng dụng.
 - Đọc được các từ và câu ứng dụng SGK.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé và bạn bè.
II - Đồ dùng dạy – học :
 - Sách tiếng việt 1, tập 1.
 - Bộ ghép chữ tiếng việt.
 - Tranh minh họa SGK.
III-Các hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc nối tiếp: ao, au, iêu, ao bèo, cá sấu, kì diệu.
 - Viết bảng con 3 từ vừa đọc.
 - HS đọc câu ứng dụng SGK.
 2. Dạy - học bài mới:
Tiết 1
 2.1.Giới thiệu bài: 
 - Giờ trước các em được ôn kĩ vần au và ao. Hôm nay chúng ta học vần mới: on, an. GV viết lên bảng.
 - HS nhắc lại đề: on, an.
 2.2.Dạy vần 
 * On
 a)Nhận diện chữ 
 - GV: Phân tích vần on? (được tạo bởi âm o và n, HS ghép)
 - So sánh vần on với oi ? (Giống: o
 Khác: vần oi có thêm âm i)
 - GV cho HS phát âm lại vần on - ghi bảng.
 b) Đánh vần
 + Vần:
 - GV: Vần on đánh vần như thế nào?
 - HS: Vần on chúng ta đánh vần là o - n - on. (HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp)
 + Tiếng từ khóa:
 - Thêm âm c vào vần on để được tiếng con.
 - HS ghép tiếng con.
 - GV nhận xét ghi bảng. Em có nhận xét gì về vị trí của âm c và vần on?
 - HS: c đứng trước, on đứng sau.
 - HS đánh vần và đọc trơn: o -nờ -on
 cờ - on - con
 mẹ con. 
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
 c) Viết : 
 - Chữ ghi vần: GV viết bảng nêu quy trình nối o và n.
 - Chữ ghi tiếng và từ: nối c và on. Viết: on, mẹ con.
 * an (Quy trình tương tự)
 - So sánh: Vần an với vần on.
 - Đánh vần: a - nờ - an
 sờ - an - san - huyền - sàn
 nhà sàn.
 - Viết: Nét nối giữa a và n, giữa sờ và an, dấu huyền trên a. Viết: an, nhà sàn.
 d) Đọc từ ứng dụng
 - HS đọc: rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế. 
 - GV giải thích bằng vật thật.
 - GV đọc mẫu, HS đọc lại.
Tiết 2
 2.2.Luyện tập:
 a) Luyện đọc: 
 - HS lại các vần, từ ở tiết 1.
 - Đọc câu ứng dụng. HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng để nhận xét.
 + Tranh vẽ gì? (Gấu mẹ; gấu con đang cầm đàn; Thỏ mẹ, Thỏ con đang nhảy múa)
 - HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, lớp). 
 Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa. 
 - Khi đọc hết một câu chúng ta phải chú ý điều gì?(nghỉ hơi)
 - GV đọc mẫu. HS đọc.
 b) Luyện viết: 
 - GV HD HS viết vào vở tập viết: on, an, mẹ con, nhà sàn.
 - Lưu ý nét nối giữa các âm, âm với vần.
 - GV viết mẫu. HS viết. Thu vở chấm chữa. 
 c) Luyện nói theo chủ đề: 
 - HS đọc tên bài luyện nói. Bé và bạn bè.
 - GV treo tranh nêu câu hỏi gợi ý:
 + Các bạn em là những ai?Họ ở đâu? 
 + Em có quý các bạn đó không?
 + Các bạn đó là những người như thế nào?
 + Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những công việc gì?
 + Em mong muốn gì với các bạn?
 3. Củng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bảng.
 - Trò chơi: Thi tìm vần tiếp sức.
 - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau.
Toán
	SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ
I - Mục tiêu: 
 - Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng.
 - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5. Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
 - Giải các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép cộng.
II - Đồ dùng dạy - học:
 - Tranh vẽ SGK. 
 - Mẫu vật: 5 bông hoa, 5 que tính. 
 III -Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS lên bảng làm.
 3 + 1 = 5 - 2 =
 4 + 2 = 4 - 3 =
 5 - 1 = 2 + 2 =
 5 - 4 + 1 = 1 + 4 - 5 =
 - GV nhận xét ghi điểm.
 2. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài : Chép đề lên bảng. 
 b. Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau:
 Bước 1: Giới thiệu phép trừ: 1 - 1 = 0
 - GV: “Cô có một bông hoa cô tặng bạn Hà một bông. Hỏi cô còn lại mấy bông hoa?”
 - GV gợi ý HS đọc: “Một bông hoa tặng một bông hoa còn không bông hoa.”
 Hỏi: Ai có thể nêu phép tính?
 - HS: 1 - 1 = 0. GV ghi bảng cho HS đọc: “Một trừ một bằng không”
 Bước 2: Giới thiệu phép trừ 3 - 3 = 0
 - GV HD HS cầm 3 que tính và nói: Trên tay các em có mấy que tính? ( 3 que tính). 
 - GV nói tiếp và cho HS bớt: Bớt đi 3 que tính hỏi còn lại mấy que tính? ( Còn lại 0 que tính)
 - HS nêu toàn bộ bài toán. Phép tính: 3 - 3 = 0. Ghi bảng. HS đọc lại.
 - GV chỉ vào 2 phép trừ mới hình thành: Các số trừ đi nhau có giống nhau không? ( có)
 -“ Hai số giống nhau trừ đi nhau thì cho kết quả bằng mấy?” ( bằng 0)
c. Giới thệu phép trừ “ một số trừ đi 0”
 Bước 1: - Giới thiệu phép trừ 4 - 0 = 4
 - GV đính bảng và nêu bài toán: “Có 4 chấm tròn không bớt đi chấm tròn nào. Hỏi còn lại mấy chấm tròn?”
 - GV gợi ý HS nêu phép tính: 4 - 0 = 4. Ghi bảng. HS đọc lại.
 Bước 2: - Giới thiệu phép trừ: 5 - 0 = 5. Tương tự.
 - Em có nhận xét gì về hai phép tính trên?
 - Vài HS nêu lại nhận xét.
 3. Luyện tập
Bài 1: - HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài, 3 HS lên bảng. Nhận xét kết quả cột 1 và cột 2.
- GV nhận xét ghi điểm.
 Bài 2:
 - HS nêu yêu cầu. HS làm bài gọi 3 em lên bảng chữa.
 - GV chỉ cột 2 hỏi: Em có nhận xét gì về kết quả hai phép tính: 2 + 0 = 2 và 2 - 0 = 2?
 - “Một số cộng hoặc trừ đi 0 vẫn bằng chính số đó”
 - GV nhận xét ghi điểm. 
 Bài 3: 
 - HS nêu yêu cầu: Viết phép tính thích hợp. 
 - HS quan sát từng tranh nêu bài toán và phép tính tương ứng.
 - “Có 3 con ngựa trong chuồng, cả 3 con đều chạy đi. Hỏi trong chuồng còn mấy con ngựa?” 
 HS nêu phép tinh: 3 - 3 = 0.
 - Có 2 con cá trong bể, vớt ra 2 con. Hỏi trong bể còn mấy con cá?” 
 HS nêu phép tính: 2 - 2 = 0.
 - HS làm bài sau đó đổi bài nhau nhận xét. GV nhận xét ghi điểm.
 4. Củng cố -dặn dò :
 - GV hỏi: Tìm một số mà lấy nó cộng với nó bằng chính nó? ( 0 + 0 = 0). Tương tự phép trừ: 0 - 0 = 0 
 - Nhận xét dặn dò.	 
Thöù naêm ngaøy 6 thtùng 11 naêm 2008
Học vần 
ÂN , Ă , ĂN
I- Mục đích – yêu cầu :
 - Đọc, viết được vần ân, ăn, cái cân, con trăn.
 - Nhận ra vần ân, ăn trong các tiếng cân, trăn.
 - Đọc được từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng SGK.
 - Nói theo chủ đề: Nặn đồ chơi. 
II- Đồ dùng dạy – học: Bộ ghép chữ, tranh minh họa. 
III- Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS viết bảng con: rau non, hòn đá, bàn ghế.
 - 2 HS đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng.
 2. Dạy - học bài mới :
Tiết 1
 2.1. Giới thiệu bài : Học 2 vần nữa cũng kết thúc bằng âm n đó là: ân, ăn. GV giới thiệu âm ă. Cả lớp đọc lại. ân, ă, ăn. 
 * Lưu ý: âm ă không đi một mình mà phải có âm kết thúc đi cùng.
 2.2.Dạy vần:
 * ân
 a) Nhận diện vần 
 - Phân tích vần ân : Gồm có âm â đứng trước, âm n đứng sau. 
 - Tìm và ghép vần ân - GV kiểm tra ghi bảng.
 - So sánh vần ân với vần an:
 Giống: đều có âm kết thúc bằng âm n. 
 Khác: vần ân có âm bắt đầu bằng âm â, vần an có âm bắt đầu bằng âm a. 
 b) Đánh vần
 - HS đánh vần: â - nờ - ân (cá nhân, nhóm, lớp). 
 - Thêm âm c vào vần ân để tạo tiếng cân - HS ghép - GV ghi bảng.
 - HS phân tích tiếng cân: Có phần đầu âm c, phần vần là vần ân. c trước, ân sau.
 - HS đọc: ớ - nờ - ân 
 cờ - ân - cân 
 cái cân. 
 * ăn (Tương tự )
 - Vần ăn tạo bởi ă và n
 - So sánh vần ân và vần ăn:
 Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm n.
 Khác nhau : vần ân bắt đầu bằng âm â , vần ăn bắt đầu bằng âm ă.
 - HS ghép vần ăn, đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp.
 - Thêm âm tr vào vần ăn để có tiếng trăn, HS ghép, đọc.
 - HS đọc : á - nờ - ăn
	 trờ - ăn - trăn 
 con trăn.
 c) Viết: 
 - GV viết mẫu. Nêu quy trình, lưu ý nét nối và vị trí dấu.
 - HS viết bảng con: ân, cái cân, ăn, con trăn. 
 d) Đọc từ ứng dụng:
 - 4 em đọc : bạn thân 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_11_van_thi_thanh_hien.doc
Giáo án liên quan