Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 16 - Năm 2013

 2.3/ Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và quan sát tranh minh hoạ trong SGK trả lời câu hỏi

 + Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?

 + Trò chơi kéo co ở làng Hữu Tráp có gì đặc biệt ?

 + Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?

 + Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?

- Bài văn này cho ta biết điều gì?

 2.4/ Đọc diễn cảm:

* Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn

- Giáo viên hướng dẫn đơn giản để học sinh có giọng đọc phù hợp với tình cảm, thái độ của nhân vật

* Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn

- Giáo viên đọc diễn cảm và hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn.

- Giáo viên cùng trao đổi, thảo luận với học sinh cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)

+ Giọng đọc vui, hào hứng. Chú ý ngắt nhịp, nhấn giọng đúng khi đọc các câu sau :

Hội làng Hữu Tráp / thuộc huyện Quế Võ, / tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. // Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.// Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui.// Vui là ở sự ganh đua, / vui là ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội . //

 - Cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp

- Mời đại diện nhóm thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp

- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất

 

doc31 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 16 - Năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Trò chơi"Lò cò tiếp sức". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
2/Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.
3/Tiến trình thực hiện:(Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
Đ.lượng
P2 ,hình thức tổ chức
I.Chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chỗ làm động tác xoay các khớp để khởi động
- Trò chơi"Chẳn lẻ".
 1-2p
30 m
 1-2p
 1p 
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
II.Cơ bản:
- Ôn: Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch hai tay dang ngang.
GV điều khiển cho cả lớp đi theo đội hình hàng dọc.
GV chú ý sửa chữa động tác chưa chính xác và hướng dẫn cách sửa động tác sai cho HS.
* Mỗi tổ lên biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
Sau khi các tổ tập xong GV cho HS nhận xét và đánh giá.
- Trò chơi"Lò cò tiếp sức".
GV cho HS khởi động lai các khớp, nhắc lại cách chơi, tổ chức cho HS chơi.
 6-7p
 1 lần
 5-6p
X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r 
X X -------------> P
X X ------ ------> P
X X -------------> P
X X ------------> P
 r 
III.Kết thúc:
- Đi lại thả lỏng, hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.Về nhà ôn luyện RLTTCB đã học.
 1p
 1p
 1-2p
 X X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2013
Mĩ thuật
(GV bộ môn dạy)
Âm nhạc
(GV bộ môn dạy)
Luyện từ và câu
CÂU KỂ
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu	thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn ( BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng viết sẳn nội dung cần ghi nhớ trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Kiểm tra bài cũ: 
Mở rộng vốn từ: Trò chơi, đồ chơi.
- Yêu cầu học sinh nêu tên các trò chơi, đồ chơi mà em biết.
- Nhận xét bài cũ của học sinh
2) Dạy bài mới:
 2.1/ Giới thiệu bài : Câu kể
 2.2/ Phần nhận xét:
 Bài 1: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Nhận xét, bổp sung và chốt lại
 Bài 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
- Mời học sinh trình bày bài làm và nhận xét, chốt lại:
Bài 3:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
- Mời học sinh trình bày bài làm và nhận xét, chốt lại :
 2.3/ Phần Ghi nhớ:
- Yêu cầu học sinh đọc phan Ghi nhớ trong sách giáo khoa.
 2.4/ Phần luyện tập:
 Bài tập 1: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm
- Mời từng nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét, giáo viên chốt lại:
 Năm câu trong đoạn văn đã cho đều là câu kể.
 Bài tập 2 :
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh tự đặt câu
- Mời học sinh trình bày trước lớp. 
- Yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung, sửa bài
 3) Củng cố, dặn dò :
Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung chính của bài học
- Dặn học sinh chuẩn bị: Câu kể Ai làm gì?
- Nhận xét tiết học, khen học sinh tốt. 
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc
- Cả lớp quan sát, làm việc cá nhân
- Trình bày bài làm trước lớp
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh đọc 
- Cả lớp quan sát, làm việc cá nhân.
- Trình bày và nhận xét, bổ sung
- Học sinh đọc 
- Cả lớp quan sát, làm việc cá nhân.
- Trình bày và nhận xét, bổ sung
- Học sinh đọc Ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- Học sinh đọc
- Học sinh trao đổi theo nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc: Đặt một câu kể để: 
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở
- Trình bày bài làm trước lớp. 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh lại nội dung đã học
- Học sinh theo dõi
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Biết chia cho số có ba chữ số.
 Không làm cột b bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Sách giáo khoa Toán, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt đông HS
1) Kiểm tra bài cũ:Chia cho số có ba chữ số 
- Yêu cầu học sinh thực hiện phép tính sau:
 3621 : 213 ; 2198 : 314
- Nhận xét, sửa bài nêu cách tính
2) Dạy bài mới: 
 2.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập 
 2.2/ Thực hành:
Bài tập 1a
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm và nêu cách tính
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
3) Củng cố, dặn dò:
Tổ chức cho học sinh thi đua làm các phép tính sau: 2555 : 365 ; 1825 : 365 
- Dặn học sinh chuẩn bị bài: Chia cho số có 
ba chữ số (tiếp theo)
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện phép tính
- Học sinh đọc
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm và nêu cách tính
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu 
- Cả lớp chú ý theo dõi
Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2013
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số. (chia hết, chia có dư) 
Không làm bài tập 2, bài tập 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Sách giáo khoa Toán, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh làm các phép tính sau:
3144 : 524 ; 8322 : 219 
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm
2) Dạy bài mới: 
 2.1/ Giới thiệu bài: Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo)
 2.2/ Hướng dẫn học sinh trường hợp chia hết 41535 : 195 = ?
A) Đặt tính.
b) Tìm chữ số đầu tiên của thương.
c) Tìm chữ số thứ 2 của thương
d) Tìm chữ số thứ 3 của thương
e) Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
 2.3/ Hướng dẫn học sinh trường hợp chia có dư 80120 : 245
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
Lưu ý HS: 
- Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- Giáo viên cần giúp học sinh tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
 3.4/ Thực hành:
Bài tập 1: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu hoc sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài làm và nêu cách thực hiện tính.
- Nhận xét, sửa bài vào vở
Lưu ý giúp học sinh tập ước lượng thương
3) Củng cố, dặn dò:
- Y/c HSnêu lại cách chia số có 3 chữ số 
- Dặn học sinh chuẩn bị bài: Luyện tập
- Gái viên nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện các phép tính
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đặt tính
- Cả lớp làm nháp theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh nêu cách thử.
- Học sinh đặt tính
- Cả lớp làm nháp 
- Học sinh nêu cách thử.
 80120 245
 0662 327
 1720
 005
80120 : 245 = 327 (dư 5)
- Học sinh đọc: Đặt tính rồi tính 
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài làm và nêu cách thực hiện tính.
- Nhận xét, sửa bài vào vở
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu 
- Cả lớp chú ý theo dõi
Khoa học
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? 
I. MỤC TIÊU:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, chữa cháy,
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình trang 64,65 SGK. Chuẩn bị theo nhóm: 8 đến 10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau. Dây thun để buộc bóng. Bơm tiêm. Bơm xe đạp (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) kiểm tra bài cũ: Không khí có tính chất gì?
- Em hãy nêu một ví dụ chứng tỏ không khí có mặt xung quanh ta?
- Nhận xét bài cũ
2) Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Không khí có những tính chất gì?
 Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí 
Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh không khí không mùi, không màu, không vị.
Cách tiến hành:
Giáo viên đat các câu hỏi sau để học sinh làm thí nghiệm:
 + Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao?
 + Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì? Vị gì?
 + Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ.
Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
 Hoạt động 2: Chơi thổi bong bóng phát hiện hình dạng của không khí 
Mục tiêu: Học sinh phát hiện không khí không có hình dạng nhất định. 
Cách tiến hành:
- Giáo viên chia nhóm, đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị bong bóng.
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu số bong bóng của mỗi nhóm chuẩn bị. Trong một khoảng thời gian là 3 phút, nhóm nào thổi nhiều bong bóng căng không vỡ là thắng.
- Hãy mô tả hình dạng số bong bóng vừa thổi.
 + Cái gì chứa trong quả bóng làm cho chúng có hình dạng như vậy?
 + Qua đó rút ra, không khí có hình dạng nhất định không?
 + Hãy nêu vài ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định.
Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí 
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc mục Quan sát trang 65 Sách giáo khoa và mô tả hiện tượng xảy ra
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc
- Yêu cầu học sinh trả lời tiếp 2 câu hỏi trong Sách giáo khoa
- Nhận xét, bổ sung và chốt lại
3) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu: Không khí có những tính chất gì?
- Nêu ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
- Chuẩn bị bài: Không khí gồm những thành phần nào?
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Học sinh nêu trước lớp
- Học sinh theo dõi
 + Em không nhìn thấy vì không khí trong suốt và không màu.
 + Không khí không mùi, không vị.
 + Đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi khác có trong không khí. Ví dụ nước hoa hay mùi rác thải
- Học sinh nêu lại
- Trình bày số bóng chuẩn bị và thi đua thổi bóng.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu 
- Học sinh mô tả hình dạng của quả bóng

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_16_nam_2013.doc