Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2014-2015

2. Bài cũ:

Một tích chia cho một số.

- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài .

Tính theo hai cách :

( 15 x 24) : 6

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

a)Giới thiệu bài: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0

b) Bài học:

Hoạt động1: Ôn lại kiến thức

- GV yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung sau đây:

+ Chia nhẩm cho 10, 100, 1000

+ Quy tắc chia một số cho một tích.

Hoạt động 2: Giới thiệu trường hợp số bị chia & số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng.

- GV ghi bảng: 320 : 40

- Yêu cầu HS tiến hành làm dựa theo quy tắc một số chia một tích

- Yêu cầu HS nêu nhận xét

 - GV KL: Để thực hiện phép chia 320 : 40 ta chỉ việc xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia

32 : 4, rồi chia như thường (32 : 4 = 8)

 

doc41 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài)
* HS khá, giỏi thực hiện được CH5 (SGK)
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng nhóm
+ Tranh minh hoạ nội dung bài học.
+ Bảng phụ viết sẵn những câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Cánh diều tuổi thơ
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài “Cánh diều tuổi thơ” và trả lời câu hỏi ứng với đoạn đọc.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: Tuổi Ngựa
b) Hướng dẫn luyện đọc 
Gv chia đoạn: 4 đoạn (mỗi khổ thơ một đoạn.)
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho các em.
- Giải nghĩa: đại ngàn ( rừng lớn, có nhiều cây to lâu đời)
- Gv đọc diễn cảm cả bài.
c) Tìm hiểu bài 
- Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi 
- Bạn nhỏ tuổi gì? 
- Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào?
- Khổ 1 cho em biết điều gì?
- “ Ngựa con”theo ngọn gió rong chơi những đâu?
- Khổ thơ 2 kể về câu chuyên gì?
- Điều gì hấp dẫn “ Ngựa con “ trên những cánh đồng hoa ?
- Khổ 3 tả cảnh gì?
- Trong khổ thơ cuối, “ Ngựa con “ nhắn nhủ mẹ điều gì? 
- Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào? (Dành cho HS khá, giỏi)
- Cậu bé yêu mẹ như thế nào?
- Đoạn 4 nói lên điều gì?
- Nội dung chính bài thơ là gì?
d) Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
- Giọng đọc hào hứng , dịu dàng ; nhanh hơn và trải dài hơn ở những khổ thơ ( 2, 3 ) miêu tả ước vọng lãng mạn của đứa con ; lắng lại đầy trìu mến ở hai dòng kết bài thơ.
4. Củng cố: 
- HS nêu lại ND bài
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị : Kéo co
- Hát
- HS thực hiện theo YCGV
- Cả lớp nhận xét
- 4HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ ( 3 lượt)
- Đọc thầm phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc trước lớp
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm khổ thơ 1.
- Tuổi Ngựa
- Tuổi ấy không chịu ở yên một một chỗ, là tuổi thích đi.
- Ý đoạn 1: Giới thiệu bạn nhỏ tuổi ngựa.
- HS đọc khổ thơ 2.
- Ngựa rong chơi qua miền trung du, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng lớn mấp mô núi đá. Ngựa mang về cho mẹ gió của trăm miền.
- Ý đoạn 2: “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.
- HS đọc khổ 3
- Màu sắc của hoa mơ, hương thơê5 ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại.
- Ý đoạn 3 :Tả cảnh đẹp của đồng hoa mà ngựa con vui chơi.
- HS đọc khổ 4
- Con hay đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi đâu con cũng nhớ đường tìm về với mẹ.
+ Vẽ như SGK : cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, hướng về phía một ngôi nhà, nơi có một người mẹ đang ngồi trước cửa chờ mong.
+ Vẽ một cậu bé đang trò chuyện với mẹ, trong vòng đồng hiện của cậu bé là hình ảnh cậu đang cưỡi ngựa vun vút trên miền trung du.
+ Vẽ một cậu bé đứng bên con ngựa trên cánh đồng đầy hoa, đang nâng trên tay một bông cúc vàng. 
+ Cậu bé rất yêu mẹ, đi xa đến đâu cũng nghĩ về mẹ, cũng nhớ tìm đường về với mẹ. 
 Ýđoạn 4: Cậu bédù đi chơi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ. 
- Nội dung chính: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.
- 4HS nối tiếp nhau đọc bài
- HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
- HS thi đọc nhóm trước lớp
- HS nhẩm HTL (Khoảng 8 dòng thơ)
- Thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- 2 HS nêu
Điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 3: ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTCỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TT)
I. Mục tiêu:
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ, 
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
* HS khá, giỏi: 
+ Biết khi nào một làng trở thành làng nghề.
+ Biết quy trình sản xuất đồ gốm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng nhóm
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Kể tên những cây trồng, vật nuôi của đồng bằng Bắc Bộ?
Em hãy mô tả quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
GV nhận xét
3. Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: đầu bài
b)Bài học:
*Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ .
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
- GV chia nhóm yêu cầu các nhóm dựa vào tranh ảnh, thông tin SGK thảo luận.
- Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ (số lượng nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, thời gian làm nghề thủ công, vai trò của nghề thủ công)
- Khi nào một làng trở thành làng nghề? (Dành cho HS khá, giỏi)
 Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
- Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
GV nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ.
GV chuyển ý: để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần & trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu quy trình sản xuất đồ gốm của người dân ở Bát Tràng? (Dành cho HS khá, giỏi)
GV nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp là nhờ việc tráng men.
* Chợ Phiên
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá nào có nhiều? Vì sao?
GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân như quần áo, giày dép, cày cuốc
4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS nêu ghi nhớ cuối bài 
- Nhận xét tiết học
5 . Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Thủ đô Hà Nội
- Hát 
- 3HS lên bảng trả lời
- HS cả lớp theo dõi nhận xét 
- HS nhắc lại.
- HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết thảo luận - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ Người dân có tới hàng trăm nghề khác nhau, trình độ tay nghề cao, tạo nên nhiều sản phẩm nổi tiếng: lụa Vạn Phúc; gốm sứ Bát Tràng; chiếu cói Kim Sơn; chạm bạc Đồng Sâm.
+ Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề.
+ Lụa Vạn Phúc; gốm sứ Bát Tràng; chiếu cói Kim Sơn; chạm bạc Đồng Sâm.
+ Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân.
- HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng & trả lời câu hỏi
+ Đào đất -> nhào đất cho gốm -> tạo dáng -> phơi gốm -> vẽ hoa văn ->nung gốm -> các sản phẩm gốm
- HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, ngày họp chợ không trùng nhau, hàng hoá bán ở chợ là những sản phẩm sản xuất ở địa phương và một số hàng hoa mang từ nơi khác đến phục vu cho sản xuất .
+ Chợ phiên có rất đông người, hoạt động mua bán tấp nập hàng hoá bán ở chợ là những sản phẩm sản xuất ở địa phương và một số hàng hoa mang từ nơi khác đến phục vụ cho sản xuất .
- 2HS đọc ghi nhớ
Điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 4:	KHOA HỌC
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? 
I. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
* GDBVMT:HS có ý thức bảo vệ bầu không khí luôn trong sạch.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng nhóm
- Hình trang 62, 63 SGK.
- Chuẩn bị các đồ dùng thí ngiệm theo nhóm: Các túi ni lông to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
 2) Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: - Hỏi:
 1) Trong quá trình trao đổi chất, con người, động vật, thực vật lấy những gì từ môi trường?
 2) Theo em không khí quan trọng như thế 
nào?
- GV giới thiệu: Trong không khí có khí ô-xi rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu ? Làm thề nào để biết có không khí? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
b) Bài học: 
* Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta.
- GV tiến hành hoạt động cả lớp.
- GV cho từ 3 đến 5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.
-Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi
 1) Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ?
 2) Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ?
 3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?
 * Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.
 * Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
 - GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK.
- Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.
- Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
- GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia.
- Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệ
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.
- GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng.
- H: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì?
 * Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
 - Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
 - Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
GDBVMT: 
+ Nêu một số

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_15_nam_hoc_2014_2015.doc
Giáo án liên quan