Giáo án Địa lý năm học 2004- 2015
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: Sau bài học, HS cần:
- Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc.
- Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết và cùng nhau xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta đang có những thay đổi.
2.Về kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc. Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu 1 số dân tộc ở nước ta.
3.Về thái độ: Phải biết cảm thông, tôn trọng, có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc VN.
II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: Tư duy, giao tiếp: Cá nhân- động não, trình bày và giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện dạy học: Bản đồ phân bố dân cư VN và ảnh các dân tộc. Biểu đồ cơ cấu DT VN năm 1999
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học:
ng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật. + Kết cấu nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. + Có một số đô thị hình thành từ lâu đời (HN, HP) - Khó khăn: + Sức ép của dân số đông đối với phát triển kinh tế xã hội, lên tài nguyên môi trường… + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. 4. Củng cố, đánh giá. 4’ - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. - GV yêu cầu HS lên xác định vị trí các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng - Điều kiện tự nhiên, dân cư của đồng bằng s.Hồng có những thuận lợi, khó khăn gì cho việc phất triển khinh tế xã hội 5. Hoạt động nối tiếp: 1’ - Về nhà làm câu số 3 ( tr 75- SGK) - Xem lược đồ bài 6, giới hạn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. _________________________***________________________ Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TT) Tuần 12 Tiết 23 Ngày soạn:…………… Ngày dạy:……………. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế đồng bằng sông Hồng. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. - Nhận biết vị trí,giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 2. Kỹ năng: - Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, biểu bảng để thấy rõ sự phát triển kinh tế của vùng. - Sử dụng bản đồ KT vùng ĐBSH để thấy rõ sự phân bố các ngành kinh tế của vùng. - Xác định được vị trí, giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. * Giáo dục kỹ năng sống: - Thu thập xử lí thông tin. - Giao tiếp; trình bày suy nghĩ; lắng nghe/phản hồi tích tịch. - Thể hiện sự tự tin. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Đàm thoại gợi mở; học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi- chia sẻ, thảo luận nhóm. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng. - Atlat địa lí Việt Nam. IV. Các hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức. 1’ 2. Kiểm tra miệng. - Nêu đặc điểm chung của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng ĐBSH? - Nêu đặc điểm chung về dân cư xã hội. 3. Bài mới. Hoạt động GV và HS Nội dung Hoạt động 1: 10’ cá nhân GV; giới thiệu Công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển sớm nhất Việt Nam và đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. - HS căn cứ vào hình21.1: Nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu công nghiệp- xây dựng ở vùng ĐBSH. - CN tăng thể hiện như thế nào? - Dựa vào hình 21.1 hoặc Atlat địa lí Việt Nam, kênh chữ trong SGK. + Cho biết phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở đâu? + Đồng bằng sông Hồng có những ngành công nghiệp trọng điểm nào? Phân bố ở đâu? + Kể tên các sản phẩm quan trọng của vùng. HS trình bày và chỉ bản đồ GV chuẩn kiến thức. HĐ 2. 10’Cá nhân /cặp Bước 1. Dựa vào bảng 21.1kênh chữ và kiến thức đã học, thảo luận theo câu hỏi: - Sản xuất lượng thực ở Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì? (diện tích, năng xuất, sản lượng). Vì sao vùng có năng xuất lúa cao nhất cả nước? (Trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tậng tốt, nhu câu dân số đông). - Vì sao vùng trồng được cây ưa lạnh? - Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng? Ngoài trồng trọt, vùng còn phát triển mạnh nghề gì? Vì sao? Bước 2. - HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. - GV nêu các ngành khác và hạn chế của vùng: Dư thưa lao động, sản xuất lượng thực còn khó khăn do thời tiết khó ổn định, dân số đông. HĐ 3:10’ Nhóm cặp Bước1: Nhóm 1: Tìm hiểu ngành giao thông, vị trí và ý nghĩa kinh tế xã hội của càng Hải Phòng, sân bay Nội Bài Nhóm 2: Tìm hiểu ngành dịch vụ , du lịch và các dịch vụ khác. Bước 2: HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức HĐ 4: 9’ Bước 1. – HS tìm trên lược đồ 21.2 + Hai trung tâm kinh tế lớn nhất ? Nêu các ngành kinh tế ở đây ? + Tam giác kinh tế ? + Nêu tên và xác định vị trí, giới hạn các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điẻm Bắc Bộ ? - Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? Bước 2. HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức IV- Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp - Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH-HĐH. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước - Phần lớn giá trị SX CN tập trung ở HN, HP - Các ngành cong nghiệp trọng điểm: Chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất VLXD và cơ khí. - Các sản phẩm quan trọng :Máy công cụ,động cơ điện, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng.... 2. Nông nghiệp. - Trồng trọt : + Đứng thứ hai của cả nước về diện tíchvà tổng sản lượng lương thực. + Năng xuất lúa cao nhất nước (năm 2002-56,4 tạ/ha) + Phát triển một số cây ưu lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Chăn nuôi: + Đàn lợn chiêm tỉ trọng lớn nhất cả nước. + Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển. 3. Dịch vụ - Giao thông vận tải, BCVT, du lịch phát triển - Hà Nội, Hải Phòng là hai mối giao thông vận tải, du lịch lớn nhất. - Địa điểm du lịch nổi tiếng: Chùa Hương, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà… V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Hai thành phố, rung tân kinh tế: HN, HP. - Tam giác kinh tế: HN-HP-Quảng Ninh. - Vùng KT trọng điểm bắc bộ: HN,Hưng Yên,HP, Quảng Ninh, Băc Ninh, Vĩnh Phúc. - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, sử dụng hợp lí nguồn TNTN, nguồn lao động của cả hai vùng: Đồng bằng sông Hông, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 4. Củng cố, đánh giá. 4’ - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. - Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng ? - Ngành du lịch có điều kiện thuân lợi để phát triển như thế nào? 5. Hoạt động nối tiếp: 1’ - Học và làm bài tập . - HS chuẩn bị thước kẻ, bút chị… để tiết sau thực hành. ________________________***________________________ Bài 22: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐÂU NGƯỜI Tuần 12 Tiết 24 Ngày soạn:…………… Ngày dạy:……………. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức tự nhiên ảnh hưởng tới sản xuất lương thực ở ĐBSH. 2. Kỹ năng - Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng thực và bình quân lương thực theo đâu người. * Giáo dục kỹ năng sống: - Giao tiếp ;trình bày suy nghĩ;lắng nghe/phản hồi tích tịch. - Thể hiện sự tự tin. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Đàm thoại gợi mở; học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi- chia sẻ, thảo luận nhóm. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng. - Atlat địa lí Việt Nam. IV. Các hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức. 1’ 2. Kiểm tra miệng: 5’ - Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sx chínhở ĐBSH ? 3. Bài mới: Bài tập 1. 25’ a . Yêu cầu HS đọc đề bài. - GV : Xác định yêu cầu của bài tập: Vẽ biểu đồ đường (3đường) b. GV hướng dẫn cách vẽ biểu đồ - Vẽ từng đường trong 3 đường, tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực,bình quân lương thực đầu người, - Cách vẽ: + Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc : trục tung thể hiện giá trị các đối tượng, trục hoành thể hiện các năm. + Xác điịnh tỉ lệ thích hợp trên 2 trục. + Căn cứ số liệu của đề bài(bảng 22.1) và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu toạ độ của các điểm mốc trên 2 trục. + Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc thành các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn. + Hoàn thành sơ đồ - Ghi số liệu vào biểu đồ. - Kí hiệu và lập bảng chú giải. - Ghi tên biểu đồ. - HS tiến hành vẽ biểu đồ. - GV:Yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số,sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH % 150 - Ghi chú Dân số. 100 - Sản lượng lương thực Bình quân LTĐN 50 - 0 . . . Năm 1995 1998 2000 2002 Bài tập 2. 14’ - Yêu cầu HS đọc đề bài.. - Dựa vào biểu đồ đã vẽ cho nhận xét biến trình của các đường: + Tình hình sản xuất thế nào ? + So sánh sự phát triển tổng hợp sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người so với sự tăng dân số ? GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm một yêu cầu. Hs làm việc,báo cáo. GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. a. Sản xuất lương thực: - Thuận lợi: đất đai,dân cư,trình độ thâm canh. - Khó khăn: Khí hậu,ứng dụng tiến bộ KHKT. - Giải pháp phát triển lương thực : đầu tư thuỷ lợi,cơ khí hoá khâu làm đất,giống cây trồng,vật nuôi,thuốc bảo vệ thực vật,CN chế biến. b. Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực: trồng các loại cây chịu rét, hạn.có năng xuất cao,ổn định,diện tích mở rộng.Cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. c. - Triển khai một số chính sách dân số KHHGĐ có hiệu quả. - Nông nghiệp phát triển,bình quân lương thực tăng(400kg/người) 4. Củng cố, đánh giá. 4’ 5. Hoạt động nối tiếp: 1’ - Tìm hiểu và viết tóm tắt về vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế. _____________________****___________________ Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ Tuần 13 Tiết 25 Ngày soạn:……………… Ngày dạy:………………. I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần 1. Kiến thức - Nhận biết về vị trí địa lí ,giới hạn lãnh thổ và nêu được ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội và những thuận, lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. 2. Kỹ năng: - Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ. - Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên vùng BTB để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên của vùng - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên ,dân cư,xã hội của vùng. * Giáo dục kỹ năng sống: - Đảm nhận trách nhiệm. - Giao tiếp; trình bày suy nghĩ;lắng nghe/phản hồi tích tịch. - Thể hiện sự tự tin. 3. Thái độ: - Có ý thức phòng chống thiên tai. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Đàm thoại gợi mở; học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi- chia sẻ, thảo luận nhóm. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ - Bản đồ địa lí tự
File đính kèm:
- GIAO AN 9NGA.doc