Giáo án Địa lý 9_Trường THCS Đông Hưng 2

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- HS hiểu và nêu được một số đặc điểm về dân tộc. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Trình bầy được tình hình phân bố các dân tộc của nước ta.

2. Về kỹ năng:

- Xác định vùng phân bố các dân tộc trên bản đồ.

3. Về thái độ:

- Học sinh nhận xét và đánh giá được kết quả của bạn cũng như đánh giá kết quả học tập của mình.

- Giáo dục tinh thần tôn trọng và đoàn kết các dân tộc.:

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ CỦA HỌC SINH (HS):

1. Chuẩn bị của GV:

- Bộ tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam

2. Chuẩn bị của HS

- Sưu tầm các ảnh các dân tộc ở địa phương đang sống.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra bài cũ: ( 0 phút)

 - Không kiểm tra bai cũ

2. Dạy nội dung bài mới: (40 phút)

+ Đặt vấn đề vào bài mới: GV nhắc lại kiến thừc địa lí tự nhiên ở lớp 8 chuyển sang địa lí kinh tế – xã hội ở lớp 9.

 

doc202 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9_Trường THCS Đông Hưng 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nằm trên trục đứng.
+ Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn.
+ Hoàn thành biểu đồ.
-> Ghi số liệu vào biểu đồ.
->Nếu sử dụng kí hiệu cần có chú giải.
->Ghi tên biểu đồ.
* Bài tập 2.
a. Điều kiện thuận lợi : Đất đai, dân cư, trình độ thâm canh...
- Khó khăn trong sx lương thực: Khí hậu, ứng dụng KHKT...
- Giải pháp phát triển lương thực : đầu tư thủy lợi, cơ khí hóa làm đất, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp chế biến...
b. Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực. Ngô chịu rét, hạn có năng suất cao, ổn định, S mở rộng, nguồn thức ăn gia súc quan trọng.
c. ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ GTDSTN...
- Triển khai chính sách KHHGĐ có hiệu quả.
- Nông nghiệp phát triển, bình quân lương thực tăng.
* Biểu đồ mẫu:
 %
 Năm
 1995 1998 2000 2002
 * Chú giải: Dân số ---------- Sản lượng lương thực ---+----+----- Bình quân lương thực theo đầu người.
 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng qua các năm 1995 đến 2002.
3. Củng cố, luyện tập: (3 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
 ? Vì sao thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất là biện pháp quan trọng vùng ĐBSH 
HS trả lời
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
Hoàn thành nốt bài thực hành.
Đọc bài: Vùng Bắc Trung Bộ.
Xác định vị trí của vùng Bắc Trung Bộ
Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng
Đánh giá các tài nguyên trong phát triển kinh tế của vùng.
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
Xác nhận của Phó hiệu trưởng	Duyệt của Tổ tự nhiên
PHÒNG GD&ĐT AN MINH	Tuần: 13 	Tiết theo PPCT: 25
Trường THCS Đông Hưng 2	Ngày soạn: 
Bài 23
. VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức: 
Nhận biết vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và ý nghĩa của chúng.
Hiểu và trình bày đặc điểm của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc 
 điểm dân cư – xã hội vùng Bắc Trung Bộ. Những thuận lợi và khó khăn.
2. Về kỹ năng: 
Xác định được vị trí của vùng , bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu.
3. Về thái độ: 
Học sinh nhận xét và đánh giá được kết quả của bạn cũng như đánh giá kết quả học tập của mình.
Có ý thức bảo vệ môi trường, các di sản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ CỦA HỌC SINH (HS):
1. Chuẩn bị của GV: 
Bản đồ vùng bắc Trung Bộ.
2. Chuẩn bị của HS: 
Nghiên cứu trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
? Nhận xét về mối quan hệ giữa dân số với sản lượng lương thực là bình quân lương thực đầu người vùng BTB.
 -HS Chuẩn bị
2. Dạy nội dung bài bới: (35 phút)
+ Đặt vấn đề vào bài mới: Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản, rừng biển, tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống. Người dân có truyền thống cần cù lao động, dũng cảm. 	 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
* HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ
- GV : Giới thiệu vị trí, giới hạn vùng Bắc Trung Bộ trên bản đồ TNVN.
* Hoạt động nhóm/cặp.
? Quan sát H23.1, xác định giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ? ( Giới hạn từ đâu đến đâu? Đông-Tây-Nam-Bắc?).
? Cho biết ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức
- Quan sát.
- Thực hiện.
- Quan sát, xác định.
- Đại diện N trình bày, N khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe, hiểu.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
*Đặc điểm.
- Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc đến dãy Bạch Mã ở phía Nam.
+ Phía Bắc giáp hai vùng TD -MNBB và đb sông Hồng.
+Nam giáp vùng duyên hải NTB
+Đông giáp biển.
+Tây giáp Lào.
* ý nghĩa.
- Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam.
- Cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Công ra biển và ngược lại. Cửa ngõ của hành lang Đông-Tây của tiểu vùng SMK.
* HĐ2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong vùng
- GV: Y/c HS thảo luận N bàn nội dung sau:
? Quan sát H23.1 và dựa vào kiến thức đã học cho biết dải núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ?
- Sau thảo luận y/c đại diện nhóm báo cáo kết quả, N khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
? Dựa vào H23.1 và kiến thức bản thân cho biết địa hình của vùng có đặc điểm gì nổi bật?
? Dựa vào H23.1, H23.2 hãy so sánh tiềm năng tài nguyên và khoáng sản phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn?
? Địa hình đó mang lại thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế của vùng? 
? Hãy nêu những thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ?
- Trao đổi thảo luận trong bàn học.
- Báo cáo
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe, ghi nhớ
- Quan sát H23.1 và bản đồ trả lời.
- Quan sát H 23.1, 23.2 so sánh.
- 1 HS trả lời
-HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bão. lụt, gió lào, lũ quét, cát lấn, cát bay, hạn....
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Dải Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu của vùng, sườn đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn đón bão, gây hiệu ứng phơn gió Tây nam-> gây nhiệt độ cao, khô, nóng kéo dài ở mùa hè.
* Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn-> TN rừng khoáng sản tập trung ở phía Bắc dãy Hoành Sơn, tài nguyên du lịch phát triển ở phía Nam dãy Hoành Sơn. Từ Tây sang Đông (từ Tây sang Đông tỉnh nào cũng có núi->gò đồi->đồng băng->bờ biển->biển.
+ Thuận lợi: Có một số tài nguyên quan trọng: Rừng, khoáng sản, du lịch, biển...
+Khó khăn : Thiên tai thường xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay...).
 * HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư-xã hội trong vùng 
? Nêu đặc điểm chung của dân cư-xã hội của vùng?
? Quan sát bảng 23.1 hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ?
?Tại sao có sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế của vùng?
? Đặc điểm dân cư-xã hội có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế?
? Dựa vào bảng 23.2 hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?
? Cho biết vùng có những di sản VH nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn các di sản đó?
? Hãy trình bày hiểu biết của bản thân về các dự án lớn phát triển vùng Bắc Trung Bộ?
? Qua bài học các em đã nắm được những kiến thức cơ bản gì?
- 1 HS trả lời
-HS khác nhận xét, bổ sung
- Quan sát bảng 23.1 trả lời.
- Do ảnh hưởng của địa hình dãy Trường Sơn Bắc.
- Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh.
- Dự án xây dựng đèo Hải Vân.
- Khu KT mở trên biên giới Việt – Lào.
- Trả lời.
III. Đặc điểm dân cư – xã hội.
- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ Đông sang Tây.
* Đồng bằng ven biển phía Đông: Chủ yếu là người Kinh -> Sản xuất lương thực, cây CN hàng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. SX CN, thương mại, dịch vụ.
*Miền núi, gò đồi phía Tây: -> Nghề rừng, trồng cây CN lâu năm, canh tác trên nương dãy, chăn nuôi trâu , bò đàn.
- Thuận lợi : Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giầu nghị lực và kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên.
- Khó khăn : Mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
- Vùng có nhiều di tích lịch sử văn hóa: cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới...
* Ghi nhớ : SGK/tr 85
 3. Củng cố, luyện tập: (3 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
 ? Điều gì sau đây là không đúng?
 A.Đất phù sa ở BTB kếm mầu mỡ hơn ở châu thổ sông Hồng
 B.Tỉnh nào ở BTB cũng có thế mạnh kinh tế: Nông- lâm- ngư nghiệp
 C.Trở ngại lớn nhất để phát triển nông nghiệp ở BTB là thiếu đất canh tác.
 D.Phần lớn khoáng sản ở BTB tập trung ở Bắc Hoành Sơn
 ? Trong thời kì gió mùa đông bắc thổi, trở ngại lớn nhất đối với đời sống và sản xuất ở vùng BTB là :
 A. Bão lũ 
 B. Gió tây khô nóng 
 C. Nạn cát bay 
 D. Sương muối, rét hại
HS trả lời
 B.Tỉnh nào ở BTB cũng có thế mạnh kinh tế: Nông- lâm- ngư nghiệp
D. Sương muối, rét hại
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
Làm bài tập 3 SGk/85 và bài tập vở bài tập.
Đọc bài: Vùng BTB (tiếp).
Tìm hiểu thế mạnh phát triển kinh tế của các ngành:Nông nghiệp, công 
 nghiệp và dịch vụ.
Tại sao nền kinh tế của vùng còn chậm so tiềm năng phát triển.
5. Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
Xác nhận của Phó hiệu trưởng	Duyệt của Tổ tự nhiên
PHÒNG GD&ĐT AN MINH	Tuần: 13 	Tiết theo PPCT: 26
Trường THCS Đông Hưng 2	Ngày soạn: 
Bài 24
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
(Tiếp theo)
.
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức: 
Trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùn

File đính kèm:

  • docGA Dia Li 9 Chuan 459.doc
Giáo án liên quan