Giáo án Địa lý 7 tiết 17: Các khu vực Châu Phi

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản ) những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Bắc Phi

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ kinh tế để trình bày kiến thức.

- Phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và MT.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập.

- Có ý thức bảo vệ MT

 II. Chuẩn bị

- GV: Bản đồ kinh tế Châu Phi .

- HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Nêu đặc điểm phát triển kinh tế chung của Châu Phi.

3. Dạy bài mới: theo tiêu đề SGK.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 tiết 17: Các khu vực Châu Phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học sinh
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nêu đặc điểm phát triển kinh tế chung của Châu Phi.
Dạy bài mới: theo tiêu đề SGK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Phi
 Gv cho hs quan sát và tìm hiểu H32.2, bản đồ treo tường và thông tin kênh chữ sgk.
Gv cho hs chia cặp, thảo luận, thống nhất trình bày, nhận xét và bổ sung. Nội dung: 
? Thiên nhiên Bắc Phi thay đổi như thế nào? Chứng minh?
Gv chuẩn xác và kết luận
Hoạt động cả lớp ( 2-3 phút )
Hs thảo luận theo cặp đôi, thống nhất trình bày, nhận xét và bổ sung. Cần đạt:
Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía Tây Bắc vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa.
Hoang mạc xa-ha-ra hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới. rất khô và nóng, lượng mưa trung bình năm , 50mm.
 1. Khu vực Bắc Phi
 a. Khái quát tự nhiên
- Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía Tây Bắc vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa.
- Hoang mạc xa-ha-ra hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới. rất khô và nóng, lượng mưa trung bình năm , 50mm.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm phát triển các ngành kinh tế châu Phi – Công nghiệp.
Gv cho hs quan sát hình 32.1; 32.2 sgk, bản đồ kinh tế châu Phi treo tường và kênh chữ.
? Nêu tên các nước trong khu vực Bắc Phi ?
? Nêu đặc điểm chính về dân cư Bắc Phi?
Gv tiếp tục cho hs tìm hiểu kênh chữ sgk và lược đồ H32.3; bản đồ kinh tế châu Phi treo tường 
? Nêu tình hình phát triển kinh tế ở Bắc Phi
Gv chuẩn xác và kết luận
TICH HỢP GDMT
? Tình hình phát triển kinh tế ở Bắc Phi đã tác động như thế nào đến MT?
? Nêu giải pháp khắc phục và hạn chế?
Gv chuẩn xác và kết luận.
Gv cho 1-2 hs đọc ghi nhớ
Hoạt động cả lớp 3 phút
Tl: Hs nêu tên các nước theo bản đồ và lược đồ sgk
Tl: Dân cư chủ yếu là người Ả Rập và người Bec Be ( Thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it ) , theo đạo Hồi.
Hoạt động cả lớp.
Tl: Kinh tế: tương đối phát triển dựa vào ngành dầu khí và du lịch.
Do có sự thay đổi khí hậu từ Bắc xuống Nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng.
Tl: Tác động xấu đến MT, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nhất là tài nguyên khoáng sản.
Tl: Cần phát triển nền kinh tế bền vững hơn
1-2 hs đọc
b. Khái quát kinh tế- xã hội
- Dân cư chủ yếu là người Ả Rập và người Bec Be ( Thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it ) , theo đạo Hồi.
- Kinh tế: tương đối phát triển dựa vào ngành dầu khí và du lịch.
Do có sự thay đổi khí hậu từ Bắc xuống Nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng.
Củng cố
 	Câu 1. Nêu khái quát về tự nhiên của khu vực Bắc Phi?
Câu 2. Nêu tình hình phát triển kinh tế ở các nước thuộc khu vực Bắc Phi?
5. Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn hs học bài
- Trả lời câu hỏi sgk 
- Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet…
- Hướng dẫn chuẩn bị bài 32( tt) 
- Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………
 Ký duyệt
 Vũ Thị Ánh Hồng
TUẦN: 19	 Môn: Địa Lí 7
Tiết : 37	
Ngày soạn
 BÀI. ÔN TẬP HKI
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
Nhằm hệ thống hóa và ôn lại các kiến thức đã học về: Dân số; môi trường nhiệt đới gió mùa; dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng; Mt đới ôn hòa; ô nhiễm MT ở đới ôn hòa; Thiên nhiên Châu Phi.
 2. Kĩ năng 
Hệ thống hóa kiến thức
Thái độ
 Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác và phát biểu trong học tập
 II. Chuẩn bị
- GV: hệ thống kiến thức đã học theo cấu trúc .
- HS: Sưu tầm tư liệu, sách giáo khoa.ôn các kiến thức đã học
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân học sinh, kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Gv kiểm tra lông ghép vào thời gian bài học
Dạy bài mới: tóm tắt nội dung và phương pháp thực hành.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Hướng dẫn hệ thống kiến thức
Gv cho hs tự ôn lại các nội dung bài học theo tập ghi và sgk. Các bài số 1,7,10,13,17,26,27
Hs tự ôn lại kiến thức theo sự hướng dẫn của gv 7 phút.
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức, kĩ năng
Gv cho hs chia lớp thành các nhóm 4 hs, thảo luận theo nội dung giáo viên phân công
Nhóm 1:
- Trình bày quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.
Nhóm 2:
- Nêu vị trí của MT nhiệt đới gió mùa.
- Nêu đặc điểm khí hậu của MT nhiệt đới gió mùa.
- Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, MT ở đới nóng.
Nhóm 3:
- Trình bày vị trí của đới ôn hòa.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của MT đới ôn hòa.
- Trình bày thực trạng ô nhiễm không khí, nước , nguyên nhân và hậu quả ở đới ôn hòa.
Nhóm 4:
- Nêu vị trí địa lí và giới hạn châu Phi trên bản đồ thế giới.
- Trình bày hình dạng, địa hình và khoáng sản của châu Phi.
- Trình bày và giải thích vì sao khí hậu châu phi khô hạn nhất thế giới và sự hình thành các hoang mạc lớn và lan ra sát biển ở châu Phi.
Hs chia thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm chia thành 3-4 hs thảo luận. Báo cáo, nhận xét, bổ sung ( 30 phút ). Cần đạt:
Tl:
- Tình hình tăng dân số TG:
 + Trong nhiều thế kỉ dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh.
 + Từ năm đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh do có những tiến bộ về kinh tế- xã hội và y tế.
 + Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số xảy ra ở các nước đang phát triển châu á, châu Phi, Mĩ la tinh do các nước này giành được độc lập, đới sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sực ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, ô nnhie6m4 MT, kìm hảm sự phát triển kinh tế-xã hội…
Tl:
- Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á
- Khí hậu: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường, thảm thực vật thay đổi phong phú, đa dạng.
- Dân số đông ( chiếm gần ½ dân số TG ), gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên, làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đật bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch.
Tl:
- Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở hai bán cầu.
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và khí hậu đới lạnh.
- Thiên nhiên phân hóa theo thới gian và không gian.
- Ô nhiễm hông khí:
 + Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
 + Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển.
 + Hậu quả: tạo nên những trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu toàn cầu, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...khí thải làm thủng tầng ô zôn.
- Ô nhiễm nguồn nước:
 + Hiện trạng: nguồn nước bị ô nhiễm là nước biển, nước sông và nước ngầm.
 + nguyên nhân: Ô nhiễm biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển...ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng thải ra cùng các chất thải nông nghiệp..
 + Hậu quả: làm chết ngạt sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
Tl:
- Vị trí: đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên đường xích đạo.
- Hình dạng: hình khối
- Địa hình: tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ châu phi là khối sơn nguyên lớn
- Khoáng sản: vàng, kim cương, u-ra-ni-um...
- Khí hậu khô hạn nhất TG do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển, giáp lục địa á-Âu rộng lớn...
Bài 1. Dân số
- Tình hình tăng dân số TG:
 + Trong nhiều thế kỉ dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh.
 + Từ năm đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh do có những tiến bộ về kinh tế- xã hội và y tế.
 + Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số xảy ra ở các nước đang phát triển châu á, châu Phi, Mĩ la tinh do các nước này giành được độc lập, đới sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sực ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, ô nnhie6m4 MT, kìm hảm sự phát triển kinh tế-xã hội…
Bài 7. Môi trường nhiệt đới gió mùa 
- Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á
- Khí hậu: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường, thảm thực vật thay đổi phong phú, đa dạng.
Bài 10. Dân số, sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường đới nóng
- Dân số đông ( chiếm gần ½ dân số TG ), gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên, làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đật bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch.
Bài 13. Môi trường đới ôn hòa
- Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở hai bán cầu.
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và khí hậu đới lạnh.
- Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian.
Bài 17. Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa
- Ô nhiễm hông khí:
 + Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
 + Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển.
 + Hậu quả: tạo nên những trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu toàn cầu, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...khí thải làm thủng tầng ô zôn.
- Ô nhiễm nguồn nước:
 + Hiện trạng: nguồn nước bị ô nhiễm là nước biển, nước sông và nước ngầm.
 + nguyên nhân: Ô nhiễm biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển...ô nhiễm nước sông, hồ, nước ngầm là do hóa chất từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng thải ra cùng các chất thải nông nghiệp..
 + Hậu quả: làm chết ngạt sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.
Bài 26, 27. Thiên nhiên Châu Phi
- Vị trí: đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên đường xích đạo.
- Hình dạng: hình khối
- Địa hình: tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ châu phi là khối sơn nguyên lớn
- Khoáng sản: vàng, kim cư

File đính kèm:

  • docĐia 7 T17.doc