Giáo án Địa lý 6 theo chuẩn kiến thức kỹ năng

I. MỤC TIÊU:

 Sau bài học giúp học sinh

1. Kiến thức:

- Nắm được nội dung của bộ môn Địa lý lớp 6. Đó là kiến thức về Trái đất - môi trường sống của con người, các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái đất.

2. Kỹ năng:

 -Bước đầu học sinh làm quen với các kỹ năng địa lý đó là kỷ năng bản đồ, quan sát.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ

- Tranh ảnh về thiên nhiên, trái đất và môi trường, các hiện tượng địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3.Nội dung bài mới:

 Ở tiểu học các em đã được làm quen với bộ môn địa lí. Lên cấp 2 chúng ta lại tiếp tục có điều kiện để tím hiểu sâu hơn về môn học này. Vậy nội dung chương trình địa lí ở lớp 6 giúp chúng ta nghiên cứu những nội dung gì? Phương pháp để học tốt môn này như thế nào? Ta tìm hiểu ở nội dung bài mở đầu.

 

 

doc121 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 6 theo chuẩn kiến thức kỹ năng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và các thành phần tự nhiên: 
1. Cấu tạo bên trong của trái đất
+ Vỏ trái đất(5-70km)
+ Lớp trung gian(70-3000Km)
+ Lõi trái đất(>3000km)
2. Sự phân bố lục địa và đại dương trên trái đất.
Hs tính tỷ lệ % đại dương và lục địa của hai nữa cầu
3. Tác động của nội lực, ngoại lực 
- KN:Nội lực và ngoại lực(SGK)
- Nội lực và ngoạ lực là 2 lực đối nghịch nhau.
- Động đất và núi lửa đều do nội lực sinh ra.
4. Các dạng địa hình trên bề mặt trái đất: 
- Núi: Là dạng địa hình nổi bật lên rất cao trên mặt đất, thường có độ cao > 500m so với mực nước biển.
- Địa hình núi đá vôi ( Cacxtơ) và các hang động.
- Bình nguyên ( đồng bằng là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối < 200 m.
- Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, sườn dốc, độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.
- Đồi: Độ cao tương đối không quá 200m, đỉnh tròn, sườn thoải.
4. Củng cố:
- GV kiểm tra kiến thức của HS bằng một số câu hỏi.
5. Dặn dò: 
 - Học thuộc và nắm chắc những kiến thức từ đầu năm đến nay. 
 - Dặn học sinh tiết sau kiểm tra học kỳ I .
Tuần: 18 Ngày soạn:…/…/… 
Tiết: 18 Ngày dạy: 19/12/2013
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức đã học : trái đất, các thành phần tự nhien của trái đất đã học.
2) Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc, đo tính khoảng cách ngoài thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ..
- Đánh giá được quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp hình thức dạy học cần thiết
II) Hình thức kiểm tra:
Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan + tự luận
III) Chuẩn bị:
1. Giáo Viên: : đề kiểm tra
2. Học sinh: xem bài trước ở nhà .Các đồ dùng cần thiết cho học tập: Bút chì, thước kẻ, com pa…
IV) Tiến trình dạy học:
1) Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2) Kiểm tra: sự chuẩn bị của hs
3. Xây dựng ma trận:
 Mức độ
Chủ đề
( nội dung)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TSC
TSĐ
100%
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1:
Trái Đất
Nắm được cấu tạo của Trái Đất (ND3)
Nêu được các hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất (ND2)
Dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách thực địa( ND1)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
0,5đ
5%
1 câu
2đ
20%
1 câu
3đ
30%
3 câu
5,5đ
55%
Chủ đề 2:
Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
Biết nơi phân bố các cao nguyên (ND1)
Hiểu và nêu được các khái niệm nội lực, ngoại lực, động đất, núi lửa (ND1)
Phân biệt được núi già, núi trẻ (ND1)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
0,5đ
5%
1 câu
2đ
20%
1 câu
2 điểm
20%
3 câu
4,5đ
45%
TSC
TSĐ
100%
3 câu
3đ
30%
2 câu
4đ
40%
1 câu
3đ
30%
6 câu
10đ
100%
4. ĐỀ:
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm
I. Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: (1 điểm)
1. ở nước ta các cao nguyên phân bố nhiều ở:
a. đồng bằng sông Hồng b. đồng bằng sông Cửu Long
c. Đông Nam Bộ d. Tây Nguyên
2. Cấu tạo của Trái Đất gồm:
a. 1 lớp b. 2 lớp
c. 3 lớp c. 4 lớp
II. Nối ý ở cột A và cột B để được đáp án đúng nhất: ( 2 điểm)
A
B
C
1. Nội lực
a. là lực xảy ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
1-
2. Ngoại lực
b. là hiện tượng xảy ra từ 1 điểm trong lòng đất làm các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển
2-
3. Núi lửa
c. là lực sinh ra bên trong Trái Đất
3-
4. Động đất
d. là hình thức phun trào mắcma ở dưới sâu lên mặt đất
4-
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1: 2 điểm
Hãy trình bày hệ quả của:
Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Sự chuyển động biểu kiến quanh Mặt Trời.
Câu 2: 2 điểm
So sánh sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ( thời gian hình thành, đặc điểm hình thái).
Câu 3: 3 điểm
Dựa vào các tỉ lệ sau: 1: 100.000; 1: 500.000 và 1: 7000.000. Cho biết 3 cm trên bản đồ lần lượt tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa.	
5. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm
I. mỗi ý đúng được 0,5 điểm
1-d 2-c
II. mỗi ý đúng được 0,5 điểm
1-c 2-a 3-d 4-b
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1: 2 điểm
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất có 2 hệ quả:
- Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất (0,5đ)
- Sự lệch hướng các vật chuyển động trên Trái Đất (0,5đ)
b. Chuyển động biểu kiến quanh Mặt Trời có 2 hệ quả:
- Hiện tượng các mùa (0,5đ)
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm khác nhau trên Trái Đất (0,5đ)
Câu 2: 2 điểm
Núi trẻ
Núi già
Thang điểm
Thời gian hình thành
Cách đây vài chục triệu năm
Cách đây hàng trăm triệu năm
1đ
Đặc điểm hình thái
Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu
Đỉnhtròn, sườn thoải, thung lũng nông
1đ
Câu 3: 3 điểm
Đối với bản đồ có tỉ lệ 1:100.000
3 cm x 100.000= 300.000 cm= 3km (1đ)
Đối với bản đồ có tỉ lệ 1: 500.000
3 cm x 500.000= 1.500.000= 15km (1đ)
Đối với bản đồ có tỉ lệ 1: 7000.000
3 cm x 7000.000=21.000.000=210km (1đ)
6. Củng cố :
Thu bài kiểm tra
7. Nhận xét giờ kiểm tra :
Tuần:19	Ngày soạn:16/12/2013
Tiết:	Ngày dạy:24/12/2013
ÔN TẬP TỔNG HỢP HKI
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học giúp học sinh
1. Kiến thức: 
 - Hệ thông hoá kiến thức về trái đất và thành phần tự nhiên của trái đất.
2. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện các kĩ năng địa lí đã hình thành từ đầu năm đến nay.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Quả địa cầu
- Bài tập thưc hành địa lí 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3.Nội dung ôn tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1
? Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến?
HS: 360
Gv: vĩ tuyến: cách nhau 10 trên quả địa cầu từ cực B-> N có 181 vĩ tuyến
? Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì?
Gv: trái đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo
? Tại sao trái đất chuyển động quanh mặt trời lại sinh ra 2 thời kì nóng, lạnh luân phiên nhau?
Cho bản đồ có tỉ lệ 1: 2000.000. 2 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km thực tế?
HS: 40 km
VD: khoảng cách HN-HP là 105 km. trên bản đồ Việt Nam khoảng cách 2 thành phố đo được là 15 cm. vậy bản đồ có tỉ lệ là bao nhiêu. 
I. Lý thuyết:
1. hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có 360 kinh tuyến
2. Tỉ lệ bản đồ:
- Cho chúng ta biết: khoảng cách thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước của chúng trên thực địa
3. Sự vận động của trái đất quanh trục
4. Hiện tượng các mùa
- Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo nên trái đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc chúc nửa cầu nam
+ Nửa cầu nào ngả về phí mặt trời thì có góc chiếu sang lớn, nhận được nhiều ánh sang và nhiệt-> mùa nóng
+ Nửa cầu nào không ngả về phía mặt trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sang và nhiệt-> mùa lạnh
II. Kỹ năng.
1. Hướng
Gv vẽ các mũi tên lên bảng và yêu cầu hs xác định hướng
2. đổi tỉ lệ
1: 2000.000
2 cm x 2000.000= 4000.000 cm = 40 km
- Đổi 105 km = 10.500.000 cm
=> 10.500.000 : 15 = 700.000
-> bản đồ có tỉ lệ 1: 700.000
4. Củng cố:
Yêu cầu hs nêu lại các mùa trong năm
5. Dặn dò:
Ôn tập lại lí thuyết, bài tập đã học
Chuẩn bị bài 15: các mỏ khoáng sản
- Kể tên 1 số khoáng sản mà em biết?
Tuần: 20	NS:24/12/2013
Tiết: 19	ND: 31/12/2013
 Bài 15 : CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Hiểu được khái niệm khoáng sản, mỏ khoáng sản
 - Hiểu được khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, vì vậy con người phải biết khai thác hợp lí và tiết kiệm, hiệu qủa.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết một số khoáng sản qua mẫu vật, tranh ảnh.
3. Thái độ: 
- Ý thức về sự cần thiết phải khai thác, sử dụng các khoáng sản một cách tiết kiệm và hợp lí.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Mẫu các khoáng sản
- Tranh ảnh về các loại khoáng sản
- Lược đồ khoáng sản Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
 Vỏ trái đất cấu tạo bởi các loại khoáng vật và đá. Những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng trong hoạt động kinh tế gọi là khoáng sản. Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị to lớn của mỗi quốc gia là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đặc biệt cần thiết rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Vậy khoáng sản là gì ? Chúng được hình thành như thế nào? Đó là nội dung bài học. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 :
GV: Vật chất cấu tạo nên lớp vỏ trái đất gồm các loại khoáng vật và đá, khoáng vật thường gặp trong tự nhiên dưới dạng tinh thề trong các thành phần các loại đá.
Khoáng vật là vật chất trong tự nhiên, có thành phần đồng nhất ( không pha lẫn tạp chất) thường gặp dưới dạng tinh thể kết tinh trong thành phần các loại đá
VD: Đá còn gọi là nham thạch là vật chất tự nhiên có độ cứng nhiều, ít khác nhau tạo nên lớp vỏ trái đất. đá có thể được cấu tạo do 1 loại khoáng vật thuần nhất hoặc do nhiều loại khoáng vật khác nhau kết hợp lại
Qua thời gian tác động của quá trình phong hóa. Khoáng vật và đá có loại có ích có loại không có ích, những loại có ích gọi là khoáng sản.
 GV: Khoáng sản là gì? 
HS: Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
GV: Mỏ khoáng sản là gì? 
Gv cho hs xem mẫu 1 số khoáng sản; sắt, đồng, apatit
Gv treo bảng công dụng lên yêu cầu hs đọc bảng công dụng các loại khoáng sản cho biết
? Dựa vào công dụng có thể chia khoáng sản ra làm mấy loại?
HS: 3 loại
? Kể tên 1 số khoáng sản trong từng loại trên và công dụng của chúng?
HS dựa bảng trả lời
?Kể tên 1 số khoáng sản có ở địa phương em và nói rõ công dụng của chúng?
HS: VLXD ( đá, cát, sét..,), cao lanh, đá vôi, than bùn…
Gv treo bản đồ khoáng sản VN giới thiệu bản đồ, yêu cầu hs quan sát:
? Kể tên 1 số khoáng sản ở VN?
? Xác định trên bản đồ các loại khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, …
HS lên xác định trên bản đồ
Gv bổ sung: ngày nay với sự tiến bộ của khoa học con người đã bổ sung các khoáng sản ngày càng hao hụt đi bằng các thành tựu khoa học ( năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, gió…)
Hoạt động 2:
Gv yêu cầu hs đọc sgk cho biết
? Thế nào gọi là mỏ khoáng sản?
Hs: những nơi tập trung khoáng sản lớn gọi là mỏ khoáng sản
Gv yêu cầu hs đọc thong tin sgk thảo luận nhóm khoảng 5 phút theo nội dung phiếu học tập
Mỏ khoáng sản
Đặc điểm hình thành
Thời gian hình thành
VD
Nội sinh
Ngoại sinh
Hs thảo luận nhóm, đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Gv chuẩn kiến thức
Gv 

File đính kèm:

  • docgiao an dia 6 chuan KTKN va MT.doc