Giáo án Địa lý 6

 

I.MUC TIÊU

1. Kiến thức:

– Giúp các em biết được nội dung chương trình môn địa lí lớp 6 và phương pháp học tập môn địa lí để đạt kết quả cao.

2. Kĩ năng:

– Rèn luyện cho các em kỹ năng địa lí : đọc và phân tích tranh ảnh địa lí, bản đồ

– Phương pháp học tập môn địa lí để đạt kết quả cao : quan sát, thu thập và xử lý thông tin.

– Cách sử dụng sách giáo khoa, tập bản đồ trong học tập và nghiên cứu.

3. Thái độ:

– Giúp các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và nhận thức đúng tầm quan trọng của môn địa lí trong nhà trường phổ thông.

II. CHUẨN BỊ

– GV: SGK , quả địa cầu.

– HS: SGK, tập ghi, vở bài tập

III. CÁC KNS/KT DH

– Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân

– Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ-cặp đôi- chia sẻ, trình bày 1 phút

IV. TIẾN TRÌNH

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra miệng

3. Bài mới

 

doc43 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 : GV cho HS quan sát H22 (phóng to) và hướng dẫn : mũi tên gạch chấm là hướng vật phải chuyển động, nhưng do Trái Đất có vận động tự quay quanh trục nên các vật chuyển động đã bị lệch hướng- mũi tên không bị đứt đoạn 
 - Cho biết ở Bán cầu bắc, các vật chuyển động từ P đến N, từ O đến S bị lệch về phía nào ? (bên phải hay bên trái )
 - HS : 
 - GV : Hướng của vật chuyển động từ xích đạo -> cực là hướng nào ? 
 - GV nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì các vật chuyển động ở nửa cầu Bắc bị lệch phải, còn nửa cầu Nam thì bị lệch về bên trái .
 - GV cho học sinh biết ảnh hưởng của sự lệch hướng tới các đối tượng địa lí trên Trái Đất : hướng gió, dòng biển, dòng sông, trong quân sự- đạn bắn theo chiều kinh tuyến
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục : 26
- Trái Đất tự quay một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 660 33’ trên mặt phẳng quỹ đạo
- Hướng tự quay : từ Tây sang Đông
- Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (1 ngày đêm ). Vì vậy, người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 khu vực giờ 
Việt Nam nằm ở khu vực giờ thứ 7 
2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất : 13’ 
- Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất .
 - Sự lệch hướng của các vật chuyển động ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất
4. Củng cố :4’
Yêu cầu HS thực hành trên quả địa cầu hướng tự quay quanh trục của Trái Đất.
Nhắc lại hệ quả do Trái Đất quay quanh trục.
5. Hoạt động nối tiếp :1’
Xem bài đọc thêm
Thực hành bài tập 3/sgk.
Cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa trong năm ở nữa cầu Bắc.
___________________****___________________
Bài:8 
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
Tuần	10
Tiết	10
Ngày soạn : …………...
Ngày giảng: …………...
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức : 
Trình bày được cơ chế sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời : hướng, quỹ đạo , thời gian và tính chất của sự chuyển động.
Trình bày các hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
2. Kĩ năng :
Dựa vào hình ẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo, độ nghiệng và hướng nghiêng của trục Trái Đất
Trình bày hiện tượng ngày,đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau theo mùa.
3. Thái độ :
Lòng yêu thiên nhiên, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống
II. CHUẨN BỊ : 
GV : Mô hình (tranh) sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Tranh : vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo
HS : Tập bản đồ
III. CÁC KNS/KT DH
Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân
Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ-cặp đôi- chia sẻ, trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra miệng:5’
Yêu cầu 1 HS thực hiện trên quả Địa Cầu hướng tự quay quanh trục của Trái Đất ? Thời gian Trái Đất quanh quanh trục một vòng là bao nhiêu ?
Giải thích vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất ?
Tính giờ khu vực : Hà Nội, Lon don, Tôkyô.
3.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
* Hoạt động 1 : 
- GV : sử dụng mô hình cho HS quan sát kết hợp hình vẽ SGK :yêu cầu HS 
- Cho biết hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ? 
- HS: Từ Tây sang đông - ngược chiều kim đồng hồ 
 - GV nhận xét sự chuyển động: chuyển động theo hình elip gần tròn. Nhận xét về độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí 21/3; 22/6; 22/12; 23/? 
- Sự chuyển động đó gọi là gì ?
 - HS : gọi là sự chuyển động tịnh tiến 
 - Là khi chuyển động quanh Mặt Trời Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi 
 - GV :Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 1 vòng là bao nhiêu ?
 - HS : 365 ngày 6 giờ.
 - GV: năm thiên văn , năm lịch , năm nhuận 
*Hoạt động 2 : 
 GV: Cho HS quan sát (tranh) mô hình Trái Đất đang chuyển động quanh Mặt Trời:
 - Vì sao có hiện tượng các mùa trên Trái Đất ? 
 - HS nhận xét về độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí 21/3; 22/6; 22/12; 23/9 không đổi
 - GV lưu ý HS trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau, độ nghiêng và hướng nghiêng trục không đổi nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngã về phía Mặt Trời sinh ra các mùa 
GV : Yêu cầu HS quan sát H23 để trả lời các câu hỏi trong tập bản đồ 
 - Nửa cầu Bắc ngã về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày nào (22/6 hạ chí ) 
 - Nửa cầu Nam ngã về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày nào ? (22/12 – Đông chí)
 - Cả 2 nửa cầu hướng về phía Mặt Trời như nhau vào những ngày nào ? (21/3 và 23/9 Xuân phân và Thu phân)
 - GV nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời , góc chiếu lớn nhận nhiều nhiệt.......mùa nóng .
 - Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời, góc chiếu nhỏ nhận ít nhiệt.......mùa lạnh
Như vậy ngày 22/6 :
Nửa cầu Bắc là mùa ......................
Nửa cầu Nam là mùa ......................
Ngày 22/12
Nửa cầu Bắc là mùa ......................
Nửa cầu Nam là mùa ......................
 - Sau khi HS trả lời xong gv kết luận . Lưu ý xuân và thu phân là mùa chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh 
 - GV : Người ta còn chia 1 năm ra 4 mùa tùy theo cách tính dương lịch và âm lịch mà thời gian bắt đầu và kết thúc có khác nhau 
 - GV yêu cầu HS đọc đoạn cuối bài để hs liên hệ đến nước ta.
 - Việt Nam thuộc nửa cầu nào ? Có mấy mùa trong năm ?
 - HS : Miền Bắc có 4 mùa rõ rệt, miền Nam có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô)
1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: 20’
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo có hình elip gần tròn.
- Hướng : từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất chuyển động chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ . 
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o 33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
2. Hiện tượng các mùa : 14’ 
- Khi chuyển động trên quỹ đạo , trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi hướng nên hai nửa cầu luân phiên nhau ngã về phía Mặt Trời nên sinh ra các mùa .
- Vào các ngày 21/3 và 23/9 cả 2 nửa cầu đều nhận được nhiệt và ánh sáng như nhau đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh trên trái đất 
4. Củng cố :4’
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm ?
GV : GV cho HS xem bảng tính mùa ở nửa cầu Bắc, trang 27 SGK và làm 3 câu phần bài tập SGK 
Nếu Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nhưng trục Trái Đất không nghiêng thì có hiện tượng các mùa xảy ra không ? Tại sao ?
5. Hoạt động nối tiếp :1’
Ôn tập : Trái Đất có hai vận động chính và hệ quả.
Làm tập bản đồ bài 8
Giải thích câu ca dao : “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”
_________________****___________________
 Bài: 9 
HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA
Tuần	11
Tiết	11
Ngày soạn : ……………
Ngày giảng: ……………
I. MUC TIÊU :
1. Kiến thức : 
Trình bày được chuyển quay quanh Mặt Trời của Trái Đất : hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động. 
Chuyển động quanh Mặt Trời : hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
2. Kĩ năng :
Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
3. Thái độ :
Lòng yêu thiên nhiên, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống
II. CHUẨN BỊ : 
GV : Hình 24 và 25 phóng to
HS : Quả Địa cầu
III. CÁC KNS/KT DH
Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân
Động não, HS làm việc cá nhân, nhóm nhỏ, trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức :1’
2. Kiểm tra miệng : 5’
- Quan sát H. 23 phóng to cho biết hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? Thời gian chuyển động quanh Mặt Trời 1 vòng là bao nhiêu ?
- Nguyên nhân sinh ra các mùa ?
3. Bài mới :
Hoạt động GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1 : 
GV : Treo H24 , H25 lên bảng và giới thiệu 
GV: Em có nhận xét gì về trục của Trái Đất và đường phân chia sáng tối của Trái Đất
HS: Không trùng nhau 
GV: Sự không trùng nhau sinh ra hiện tượng gì ? 
HS: Sinh ra hiện tượng ngày và đêm , dài ngắn khác nhau trên các vĩ độ 
GV : Phân tích để HS thấy rõ giữa trục Trái Đất và đường sáng tối so với mặt phẳng quỹ đạo 
 + Trục trái đất nghiêng 66033 
 + Đường sáng tối vuông góc 900 so với mặt phẳng quỹ đạo
GV : Vào ngày hạ chí 22/6 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời và có diện tích được chiếu sáng nhiều nhất ? 
 HS : Nửa cầu Bắc
GV : Vào ngày đó tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở những vĩ tuyến bao nhiêu ? (Vĩ tuyến 230 27’ B) Vĩ tuyến đó gọi là gì ? (chí tuyến Bắc)
GV : Vào ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời và có diện tích được chiếu sáng nhiều nhất ? 
 HS : Nửa cầu Nam
GV : Vào ngày đó tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở những vĩ tuyến bao nhiêu ? (Vĩ tuyến 230 27’ N) Vĩ tuyến đó gọi là gì ? (chí tuyến Nam)
Thảo luận cặp/ nhóm nhỏ :
 Dựa vào hình 25 cho biết sự khác nhau về độ dài của ngày đêm của các địa điểm A , B ở nửa cầu B và A’,B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22/6 và 22/12 ? 
 Riêng các địa điểm C nằm trên đường xích đạo có hiện tượng ngày đêm như thế nào ?
1- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất : 20’
- Nguyên nhân : 
 + Trong khi quay quanh Mặt Trời Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc có lúc ngã nửa cầu Nam về phía Mặt Trời 
 + Đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất
 => Hiện tượng ngày đêm dài ngăn khác nhau theo vĩ độ trên Trái Đất 
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau (21/3 và 23/9)
Ngày 22/6
Hiện tượng
Ngày 22/12
Hiện tượng
NCB mùa Hạ
NCB mùa Đông
A 200B
Ngày > đêm
A
Ngày < đêm
 B 400B
Ngày > đêm
B
Ngày < đêm
 C 00
Ngày = đêm
C
Ngày = đêm
NCN mùa Đông
NCN mùa Hạ
A’200N
Ngày < đêm
A’
Ngày > đêm
B’400N
Ngày < đêm
B’
Ngày > đêm
 C 00
Ngày = đêm
C
Ngày = đêm
GV : Từ Xích đạo lên các vĩ độ cao hiện tượng ngày đêm dài ngắn cũng chênh lệch rõ rệt còn ở hai miền cực ngày đêm sẽ ra sao?
* Hoạt động 2 : 
GV : Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm của các điểm D,D’ ở vĩ tuyến 66033’B và N của 2 nửa cầu sẽ như thế nào ? Vĩ tuyến 66033’được gọi là đường gì ? 
 HS : 
GV : Thời gian đêm là 6 tháng ở cực Bắc và 6 tháng ngày ở Cực Nam dài 24 giờ

File đính kèm:

  • docGIAO AN 6NGA.doc