Giáo án Địa lý 11 tiết 21: NHẬT BẢN Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế ( Tiết 1 )

. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.

 - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

 - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

 - Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.

2. Kĩ năng

 - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên.

 - Nhận xét các số liệu, tư liệu.

3. Thái độ

 Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

 Bản đồ Địa lí tự nhiên Nhật Bản.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

+ Bài cũ : Trình bày đặc điểm kinh tế của LBN ?

+ Mở bài : Sau chiến tranh thé giới thứ 2, Nhật trở thành nước bại trận, phải xây dựng mọi thứ từ trên điêu tàn đổ nát, trên một đất nước quần đảo nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Thế nhưng chỉ hơn một thập niên sau, Nhật bản đã trở thành một cường quốc về kinh tế. Điều kì diệu ấy có được từ đâu?

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 21: NHẬT BẢN Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế ( Tiết 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giỏo ỏn Địa lý 11 Lờ Văn Đỉnh THPT Đụng sơn I 
Ngày soạn 28 tháng1 năm 2007 
Chương trình chuẩn
Tiết 21 Bài 9 nhật bản
 Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 - Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.
 - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
 - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
 - Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.
2. Kĩ năng
 - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên.
 - Nhận xét các số liệu, tư liệu.
3. Thái độ
 Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.
II. thiết bị dạy học
 Bản đồ Địa lí tự nhiên Nhật Bản.
III. hoạt động dạy học
+ Bài cũ : Trình bày đặc điểm kinh tế của LBN ?
+ Mở bài : Sau chiến tranh thé giới thứ 2, Nhật trở thành nước bại trận, phải xây dựng mọi thứ từ trên điêu tàn đổ nát, trên một đất nước quần đảo nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Thế nhưng chỉ hơn một thập niên sau, Nhật bản đã trở thành một cường quốc về kinh tế. Điều kì diệu ấy có được từ đâu?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân
+ HS quan sát hình 9.2, kết hợp với bản đồ:
- Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản.
- Mô tả đặc điểm địa hình, sông ngòi của Nhật Bản.
- Với vị trí địa lí đó,Nhật Bản có khí hậu gì?
- Hãy mô tả đặc điểm các dòng biển Nhật Bản và các hệ quả của chúng.
- Thiên nhiên Nhật Bản có những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?
+ HS trình bày và chỉ bản đồ. GV tổng kết:
+ Toàn bộ quần đảo có khoảng 1040 đảo lớn nhỏ tạo thành một vòng cung đảo với 4 đảo chính. Là khu vực mà các hoạt động kiến tạo vẫn còn tiếp diễn. Động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra, trên cả lục địa lẫn dưới biển.Có khoảng 150 ngọn núi lửa, trong đó có tới 40 ngọn đang hoạt động. Phú Sĩ là ngọn núi lửa đang hoạt động và là đỉnh cao nhất Nhật Bản (3776m). Trên đỉnh núi quanh năm tuyết phủ, phong cảnh đẹp, hùng vĩ, đã trở thành biểu tượng của nước Nhật, thu hút nhiều khách du lịch.
+ Lãnh thổ Nhật Bản nằm trên các vĩ độ: 20025’ đến 45033’ (kể cả một số đảo nhỏ) kéo dài theo hướng Bắc Nam. Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam. Khí hậu ẩm ướt (1000 – 3000mm/năm).
+ Sông ngắn, dốc, nước chảy xiết, có giá trị thuỷ điện và tưới tiêu. Bờ biển chia cắt mạnh tạo nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi cho tàu bè trú ngụ và xây dựng các hải cảng. 
HĐ 2: Cá nhân/cặp
+ HS làm phiếu học tập 1 từ câu 19, sau đó từng cặp thảo luận câu 10.
GV treo phiếu học tập lên bảng.
+ Yêu cầu cả lớp trả lời từ câu 1 đến câu 9. Cho lớp thảo luận câu 10. GV chuẩn xác kiến thức. 
HĐ 3: Cả lớp
+ GV kể một vài câu chuyện ngắn về sự suy sụp nghiêm trọng của nền kinh tế Nhật Bản sau thế chiến thứ 2. Sau đó yêu cầu cả lớp nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản thời kì 1950 – 1973.
+ HS trình bày, GV khái quát tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản, gọi đó là sự phát triển thần kì. Từ đó đặt câu hỏi: Tại sao từ một nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh, từ năm 1950 – 1973, Nhật Bản đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao như vậy?
Bước 3: HS trình bày, GV chuẩn xác kiến thức, có liên hệ với một số chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế nước ta hiện nay về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế nhiều thành phần.
HĐ 4: Cả lớp
- GV nêu thông tin: Từ sau năm 1973, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhạt Bản giảm xuống, đến năm 1980 chỉ đạt 2,6%.
- GV hỏi: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút nhanh đến vậy? Chính phủ Nhật Bản đã có biện pháp gì để khôi phục nền kinh tế?
GV giảng giải về các giải pháp điều chỉnh chiến lược phát triển và nêu kết quả đạt được.
HĐ 5: Cặp
Các cặp nghiên cứu bảng 9.3, nhận xét về tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.
Gợi ý:
- Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990 – 2001.
- Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2003 – 2005.
- Rút ra kết luận.
I. Điều kiện tự nhiên
- Đất nước quần đảo, ở phía Đông châu á, dài trên 3800km.
- Gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau nhiều ngư trường lớn.
- Địa hình chủ yếu đồi núi; sông ngắn, dốc; bờ biển nhiều vũng, vịnh; đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
- Khí hậu gió mùa, thay đổi từ Bắc xuống Nam (ôn đới và đới cận nhiệt).
- Nghèo tài nguyên: than đá, đồng, sắt,...
II. Dân cư
- Là nước đông dân
- Tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và giảm dần (0,1%, 2005)
- Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớnthiếu nguồn la động, sức ép lớn đến kinh tế – xã hội.
- Lao động cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục.
III. Tình hình phát triển kinh tế
1. Giai đoạn 1950 - 1973
a. Tình hình
- Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh (1952) và phát triển cao độ (1955 – 1973).
- Tốc độ tăng trưởngcao.
b. Nguyên nhân
- Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
2. Giai đoạn 1973 – 2005
- 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ giảm (2,6% - 1980) do khủng hoảng dầu mỏ.
- 1986 – 1980, tăng 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế
- Từ năm 1991, tốc độ chậm lại.
- Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và tài chính.
IV. đánh giá
 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.
 2. Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hoá.
V. Hoạt động nối tiếp
 Làm bài tập 3 SGK.
VI. phụ lục
 Phiếu học tập: Dựa vào bảng 9.1, hoàn thành bài tập sau:
1. Từ năm 1950 đến 2005, dân số Nhật Bản:
 A. Tăng B. Giảm
2. Từ năm 2005 đến 2025, dân số Nhật Bản:
 A. Tăng B. Giảm
3. Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi từ 1950 đến 2025:
 A. Tăng B. Giảm
4. Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi năm 2025 kém năm 1950:
 A. 2 lần B. 3 lần
5. Tỉ lệ người trong độ tuổi từ 15 đến 39 từ năm 1950 đến năm 1970:
 A. Tăng B. Giảm
6. Tỉ lệ người trong độ tuổi từ 15 đến 39 từ năm 1970 đến năm 2025:
 A. Tăng B. Giảm
7. Tỉ lệ người trong độ tuổi từ 40 đến 64 từ năm 1950 đến năm 2025:
 A. Tăng B. Giảm
8. Tỉ lệ người trên 65 từ năm 1950 đến năm 2025:
 A. Tăng B. Giảm
9. Tỉ lệ người trên 65 năm 2025 gấp... so với năm 1950:
 A. 5 lần B. 5,65 lần
10. Dựa vào kết quả trên, em hãy cho biết dân số Nhật Bản đang diễn biến theo xu hướng nào? Điều ấy tác đọng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội?

File đính kèm:

  • docTiet 21 Bai 9 CB.doc
Giáo án liên quan