Giáo án địa lí 8 tuần 3 tiết 3: Sông ngòi và cảnh quan châu á

I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1.1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn

- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan

1.2. Kỹ năng:

- Quan sát phân tích bản đồ tự nhiên châu Á để nắm được các đặc điểm của sông ngòi và cảnh quan Châu Á.

- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên ở châu Á.

1.3.Thái độ: HS biết yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.

1.4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, Giải quyết vấn đề, Hợp tác, Giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, biểu đồ

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

2.1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên, sông ngòi châu Á.

- Tranh ảnh về sông ngòi, cảnh quan châu Á.

2.2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, sưu tầm cảnh quan châu Á.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

3.1. Ổn định lớp: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học

8A1 ., 8A2 ., 8A3 .

8A4 ., 8A5 ., 8A6 .

3.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Vì sao nói khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng và phức tạp?

Câu hỏi 2: Trình bày đặc điểm khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu Á?

3.3. Tiến trình bài học:

 Khởi động: Chúng ta đã biết địa hình và khí hậu châu Á rất phức tạp và đa dạng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sông ngòi và cảnh quan châu Á. Vậy chúng ảnh hưởng như thế nào tới sông ngòi, cảnh quan châu Á? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

 

docx4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9765 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 8 tuần 3 tiết 3: Sông ngòi và cảnh quan châu á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 31/08/2014 
Tiết 3 Ngày dạy: 03/09/2014
Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1.1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn
- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan
1.2. Kỹ năng:
- Quan sát phân tích bản đồ tự nhiên châu Á để nắm được các đặc điểm của sông ngòi và cảnh quan Châu Á.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên ở châu Á.
1.3.Thái độ: HS biết yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.
1.4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, Giải quyết vấn đề, Hợp tác, Giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, biểu đồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên, sông ngòi châu Á.
- Tranh ảnh về sông ngòi, cảnh quan châu Á.
2.2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, sưu tầm cảnh quan châu Á.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
3.1. Ổn định lớp: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
8A1…….................................., 8A2……............................., 8A3…….................................
8A4…….................................., 8A5……............................., 8A6…….................................
3.2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi 1: Vì sao nói khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng và phức tạp?
Câu hỏi 2: Trình bày đặc điểm khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu Á?
3.3. Tiến trình bài học:
 Khởi động: Chúng ta đã biết địa hình và khí hậu châu Á rất phức tạp và đa dạng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sông ngòi và cảnh quan châu Á. Vậy chúng ảnh hưởng như thế nào tới sông ngòi, cảnh quan châu Á? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn (Cá nhân/ nhóm)
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm;...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ; học tập hợp tác;…
* Bước 1:
- Xác định một số sông lớn trên bản đồ tự nhiên châu Á? Các sông lớn bắt nguồn từ đâu, đổ ra những đại dương nào?
- Nhận xét đặc điểm chung của sông ngòi châu Á?
*Bước 2:
- Gv phân lớp theo nhóm thảo luận: Mỗi nhóm nêu đặc điểm của một khu vực sông 
- Nhóm 1 + Nhóm 2: Bắc Á
- Nhóm 3 + Nhóm 4: Đông Á, ĐNÁ, Nam Á
- Nhóm 5 + Nhóm 6: Tây Á, Trung Á
- HS báo cáo kết quả.Nhóm khác nhận xét, bổ sung (Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào kết quả THL trả lời)
- GV chuẩn kiến thức.
*Bước 3:
Dựa hình 1.2 và H2.1 hãy cho biết:
- Sông Ô - Bi bắt nguồn từ đâu, chảy theo hướng nào? Qua các đới khí hậu nào? 
- Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu của sông lại có lũ băng lớn? 
- Sông Mê Công chảy qua nước ta bắt nguồn từ cao nguyên nào? Chảy qua mấy quốc gia?
(Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng thuộc sơn nguyên Tây Tạng. Sau đó sông chảy chủ yếu theo hướng nam qua các nước Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan,
Campuchia và đổ ra biển ở Việt Nam với tổng chiều dài 4880 km) 
* Bước 4: 
- Sông ngòi châu Á mang lại giá trị gì?
Hoạt động 2: Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan (Nhóm)
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm;…
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ; học tập hợp tác;…
* Bước 1:
- HS thực hiện theo nhóm:
- Nhóm 1 + Nhóm 2: Hãy cho biết dọc theo kinh tuyến 800 Đ châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào? 
- Nhóm 3 + Nhóm 4: Kể tên các đới cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các đới cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa?
- Nhóm 5 + Nhóm 6: Những đới cảnh quan nào chiếm diện tích lớn? Nêu đặc điểm các đới đó và tình hình phân bố, sử dụng chúng?
* Bước 2:
- HS đại diện một nhóm báo cáo
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức
* Bước 3:
Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan tự nhiên ở châu Á?
Hoạt động 3:Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á (Cặp )
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; Giải quyết vấn đề;...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác;…
*Bước 1:
- Em hãy nêu những mặt thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên châu Á?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
Giáo viên tích hợp BĐKH: 
- Có nguồn tài nguyên năng lượng vô tận dồi dào (gió, năng lượng Mặt Trời, địa nhiệt...). Việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này sẽ góp phần hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch, hạn chế khí thải vào khí quyển.
- Các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á thường xảy ra bão lụt với số lượng ngày càng tăng và thất thường, gây thiệt hại ngày càng lớn.
* Bước 2:
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn xác kiến thức 
1. Đặc điểm sông ngòi
- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng…) nhưng phân bố không đều. 
- Chế độ nước khá phức tạp:
+ Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
+ Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
+ Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan.
- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
- Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại:
+ Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. 
+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- Nguyên nhân: do sự phân hoá đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu…
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
- Thuận lợi: Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Đất, nước, khí hậu, động thực vật, rừng…và các nguồn năng lượng: thủy năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt… rất dồi dào
- Khó khăn:
+ Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn.
+ Thiên tai thường xuyên xảy ra: Động đất, núi lửa, bão lụt…
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
4.1. Tổng kết: 
- GV khái quát nội dung bài học
- Gv hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK.
4.2. Hướng dẫn học tập: 
 - Học bài,trả lời câu hỏi, bài tập sgk/13
 - Tìm hiểu các hướng gió chính ở châu Á.
V. PHỤ LỤC:
 Mê Kông: là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
 Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lưu lượng trung bình 13. 200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). 
 Giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao. So với tiềm năng to lớn nếu được khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông được dùng trong việc dẫn thủy nhập điền và tạo năng lực thủy điện. Tuy nhiên lưu lượng và nhịp độ nước lũ ban phát nhiều lợi ích: biên độ dao dộng cao (sai biệt khoảng 30 lần giữa mùa hạn và mùa nước lũ) đem lại nhiều tốt đẹp cho lối canh tác ruộng lúa ngập cho nhiều vùng rộng lớn.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docxtiet 3 tuan 3 dia li 8.docx