Giáo án dạy thêm lớp 6
A. Mục tiêu bài học:
_ Củng cố và mở rộng cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
_ Luyện giải một số bài tập về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
B . CHUẨN BI
- GV:Phương pháp giảng dạy , SGK,tài liệu tham khảo:
- HS : SGK , đồ dùng học tập
C . TIẾN TRèNH LấN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ
3. Bài mới
nh, Hà Nội ). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho gốc nông dân. _ Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông thôn. Sau Cách mạng, ông vẫn tận tụy phục vụ công tác văn nghệ cho cuộc kháng chiến chống Pháp...Tác phẩm chính của ông: “Tắt đèn” ( tiểu thuyết, 1939 ), “Lều chõng” ( 1940 ), “Việc làng” ( phóng sự, 1940),... _ Không chỉ là một nhà văn, Ngô Tất Tố còn là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học và văn học cổ, một nhà báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu. _ Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. 2. Tiểu thuyết “Tắt đèn”. _ Là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố và là một tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. _ Truyện kể về làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế căng thẳng. Bọn hào lí trong làng ra sức đốc thuế, lùng sục những người nông dân nghèo thiếu thuế. Gia đình anh Dậu thuộc loại nghèo nhất làng phải chạy vạy từng đồng để có tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm vẫn bị trói, giải ra đình và bị đánh đập. Chị Dậu vì thế phải theo sự ép buộc khéo của lão Nghị Quế keo kiệt, đành bán đứa con gái 7 tuổi cùng ổ chó mới đẻ và gánh khoai để có tiền nộp đủ suất sưu cho chồng. Không ngờ, bọn hào lí lại bắt chị Dậu phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu được tha về, nhưng vẫn ốm nặng, sáng hôm sau vừa tỉnh lại, cai lệ và tên đầy tớ của lí trưuởng đã xộc đến đòi bắt anh đi. Dù chị Dậu đã cố van xin nhưng bọn chúng không nghe. Tức nước vỡ bờ, chị đã chống trả quyết liệt, quật ngã bọn chúng. Chị bị bắt lên huyện và bị tên tri huyện Tư Ân lợi dụng để giở trò bỉ ổi. Chị kiên quyết cự tuyệt và chạy thoát ra ngoài. Cuối cùng, để có tiền nộp thuế, chị đành gửi con để lên tỉnh ở vú cho một lão quan. Lão ấy là một tên quan già dâm đãng nên trong một đêm, lão mò vào buồng chị Dậu, chị Dậu chống trả quyết liệt và chạy ra ngoài trời tối đen như mực. _ “Tắt đèn” là một bức tranh chân thực về cuộc sống cùng quẫn của người nông dân bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ; là một bản án đanh thép đối với xã hội thực dân phong kiến bất công và tàn ác. Tác phẩm cũng là bài ca khẳng định vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ nông dân Việt Nam. 3. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. a. Những nét chung: * Xuất xứ: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nằm trong chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn” (gồm 26 chương ). * Nội dung: 2 sự việc chính: _ Chị Dậu ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. _ Chị Dậu dũng cảm đương đầu với bọn cai lệ tay sai để bảo vệ chồng trong cơn nguy cấp. * Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. b. Hệ thống nhân vật: _ Các nhân vật: chị Dậu, anh Dậu, bà lão hàng xóm, cai lệ, người nhà lí trưởng. _ Nhân vật chính: chị Dậu ( xuất hiện nhiều trong đoạn trích, thể hiện chủ đề tư tưởng cơ bản của đoạn trích và tác phẩm ). * Nhân vật Chị Dậu: _ Hoàn cảnh: + Nhà nghèo. + Chồng ốm yếu vì bị bọn cai lệ tay sai đánh đập. _ Cử chỉ và hành động chăm sóc chồng của chị Dậu: + Cháo chín, chị Dậu ngả mâm ra để múc cháo và quạt để làm nguội cho nhanh. + Rón rén, bưng một bát lớn đến chỗ chồng và ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không. => Chị là người phụ nữ rất đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con, tính tình dịu dàng, nết na,... _ Hành động ứng xử của chị với bọn người nhà lí trưởng: + Ban đầu chị nhũn nhặn, thiết tha van xin (Dẫn chứng ). + Sau đó, bằng lời nói, chị cứng cỏi, thách thức bọn cai lệ ( Dẫn chứng ). + Cuối cùng, chị ra tay hành động, chống cư quyết liệt với bọn cai lệ ( Dẫn chứng ). Tóm lại: Chị Dậu là một người: _ Dịu dàng mà vẫn cứng cỏi quyết liệt trong ứng xử. _ Giàu tình yêu thương với chồng con, làng xóm. _ Tiềm tàng một tinh thần phản kháng, chống áp bức. * Nhân vật cai lệ: _ Nghề nghiệp: tay sai ( cai lệ là chức thấp nhất trong hệ thống quân đội thời phong kiến). _ Chuyên môn: đánh, trói, đàn áp người một cách chuyên nghiệp. _ Ngôn ngữ: hét, thét, hầm hè,...Đó là tiếng của thú dữ chứ không phải là ngôn ngữ người. _ Hành động: trợn ngược hai mắt từ chối đề nghị của chị Dậu, giật phắt cái thừng và chạy sầm sập đến trói anh Dậu, bịch vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị, nhảy vào trói anh Dậu. Tóm lại: Bản chất của cai lệ là tàn bạo, không một chút nhân tính. II. Văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao ). 1. Vài nét về tác giả Nam Cao: _ Nam Cao ( 1915 – 1951 ) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ). _ Là nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều tác phẩm văn xuôi viết về người nông dân nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. _ Sau Cách mạng, Nam Cao đi theo kháng chiến và dùng ngòi bút văn chương để phục vụ cách mạng. Ông hi sinh trên đường đi công tác ở vùng địch hậu. _ Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. _ Các tác phẩm chính của ông: “Chí Phèo” (1941), “Trăng sáng” (1942), “ Đời thừa” (1943), “Sống mòn” (1944), “ Đôi mắt” (1948),... 2. Văn bản “Lão Hạc”. a. Tóm tắt văn bản “Lão Hạc”: Truyện kể về lão Hạc, một người nông dân già, mất vợ, nghèo khổ, sống cô độc, chỉ biết làm bạn với con chó vàng. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ nên phẫn chí bỏ đi làm đồn điền. Lão Hạc ở nhà chờ con trở về, ra sức làm thuê để sống. Sau một trận ốm, lại gặp năm thiên tai, mất mùa, không đủ sức làm thuê, vì hết đường sinh sống, lão đành bán con chó vàng, mang hết tiền bạc cùng mảnh vườn gửi lại cho ông giáo trông coi hộ để về giao lại cho con trai. Rồi đến bước cùng quẫn, lão ăn bả chó để tự tử, chết một cái chết thật đau đớn, dữ dội. b. Hệ thống nhân vật: _ Nhân vật trung tâm: lão Hạc. _ Nhân vật chính: thầy giáo ( tôi ). _ Các nhân vật khác: vợ ông giáo, Binh Tư, con trai lão Hạc. b.1. Nhân vật lão Hạc: * Lão Hạc là một người rất đôn hậu: _ Lão sống rất hiền lành, thật thà: những lời tâm sự của lão với ông giáo về gia cảnh, về nỗi nhớ con, về nỗi băn khoăn khi buộc phải bán con chó, về những lo toan cho con cái...chứng tỏ điều đó. _ Lòng đôn hậu của lão biểu hiện cảm động nhất là qua thái độ của lão đối với con Vàng: + Lão chăm sóc nó như chăm một đứa trẻ nhỏ: cho nó ăn cơm bằng bát, lão ăn gì cũng cho nó ăn. “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”, rồi lão bắt rận, rồi lão tắm cho nó, rồi nựng nịu mắng yêu nó như nựng cháu nhỏ: “...Ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí: à không! à không!...Cậu Vàng của ông ngoan lắm...”. + Đến lúc cùng quẫn không còn gì để nuôi nó, thậm chí không còn gì để nuôi thân, dự định bán nó đi mà lão đắn đo mãi. + Bán nó rồi lão khóc vì thương nó “ Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước” và nhất là vì lão xót xa thấy “ già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. + Lòng thương và nỗi ân hận của lão đối với con Vàng sâu sắc đến mức trở thành nỗi đau khôn lường “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại... cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” và khiến lão như thấy nỗi đau của con vật, càng thương nó càng ân hận biết bao: “ Khốn nạn...ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!... Nó cứ làm im như trách tôi...: A! lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? “. * Lão giàu lòng tự trọng: _ Lão tự trọng trong cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn, ngày càng cạn kiệt của lão. Lão nghèo nhưng không hèn, không vì miếng ăn mà qụy lụy kêu xin ai. Thậm chí chỉ đoán vợ ông giáo hơi có ý phàn nàn về sự đỡ đần của ông giáo đối với mình là lão đã lảng tránh ông giáo. _ Tự trọng cả đến mức không muốn sau khi mình chết còn bị người đời khinh rẻ: chẳng còn gì ăn mà lão vẫn không hề đụng tới số tiền dành dụm và đem gửi ông giáo để nếu mình chết thì ông tang ma cho mình: “ Con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm được mắt...”. * Lão rất mực thương con: _ Thương con vì nhà nghèo mà hạnh phúc bị dang dở: Lão thương con và hiểu nỗi đau của con nên không xẵng lời với con, chỉ khuyên con nhẹ nhàng, có lí: “ Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyen nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu: chẳng lấy đám này thì lấy đám khác! Làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ”. _ Thấy con nghe lời nhưng rất buồn, lão càng thương con hơn, càng xót xa vì chẳng biết xoay xở thế nào. Bởi vậy khi con trai phẫn chí bỏ làng đi tha phương cầu thực, lão xót xa: “ Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó người ta giữ. Hình của nó người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi”. Đó là tiếng than đứt ruột của người cha thương con hết lòng mà phải chịu sống cô đơn và xa con... _ Con đi xa rồi, ngày đêm lão nhớ con khôn nguôi. Tội nghiệp cho lão, nhớ mà chẳng biết nói cùng ai, lão chỉ có thể nói với con Vàng: “Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm...”. _ Cả đời lão sống tằn tiện, chăm chỉ làm việc để vun vén cho con: “ Cái vườn là của con ta...Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta chỉ có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu!...Ta bòn vườn của nó cũng nên để ra cho nó...”. Và lão làm đúng như thế. _ Đói kém, ốm đau sắp chết, lão vẫn quyết giữ cho con mảnh vườn. Sau rồi lão tính phải bán con Vàng cũng là vì không có tiền nuôi nó mà “Bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu...”. Sống cô đơn, lão chỉ có con chó làm bạn, vạy mà đành phải bán là lão thương con lắm. _ Cuối cùng người cha ấy đã chọn cho mình cái chết để không phải đụng vào chút của cải dành dụm được cho con... Và phải chăng lão đành chọn cái chết, chứ không muốn sống bê tha, bất lương, cũng là để lại cho con tiếng thơm ở đời, không phải cúi mặt hổ thẹn với làng xóm. b.2. Nhân vật ông giáo: _ Là người trí thức nghèo sống ở nông thôn, cũng là một người giàu tình thương, lòng tự trọng. Đó chính là chỗ
File đính kèm:
- Giaoandaythemlop6.doc