Giáo án dạy thêm Hóa 8 Năm học : 2012-2013

- HS biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hoá trị.

- Biết nhận ra tính chất của chất và tách rêng chất từ hỗn hợp. Biết biểu diễn nguyên tố bằng kí hiệu hoá học và biểu diễn chất bằng công thức hoá học.

- Bước đầu tạo cho HS có hứng thú với môn học. Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hoá học – năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất.

 

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm Hóa 8 Năm học : 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ưùng dụng của khí Oxi: dùng cho sự hô hấp của người và động vật , dùng để đốt nhiên liêu trong đời sống và sản xuất.
Rèn kĩ năng viết CTHH của Oxi khi biết hóa trị của nguyên tố kim loại hoặc phi kim.
Kĩ năng viết PTHH tạo Oxít.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách bài tập…
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
Học sinh : Ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. LÝ THUYẾT:
I. Sự Oxi Hóa 
Sự tác dụng của một chất với oxi gọi là sự Oxi hóa.
II. Phản ứng hóa hợp
Là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.
III. Ứng dụng của oxi
	Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
B. BÀI TẬP:
1) Tính thể tích khí Oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn khí Mêtan trong 1m3 khí chứa 2% tạp chất không khí. Các thể tích đó được đo ở đktc.
Giải:
CH4 + 2 O2 " CO2 + 2 H2O
22,4 lít 2. 22,4 lít
Lượng khí metan nguyên chất: 1000 lít – 20 lít = 980 lít
Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng: lít
2) Lập PTHH biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại Mg, Zn, Fe, Al?
Giải:
S + Mg " MgS
S + Zn " ZnS
S + Fe " FeS
3S + 2Al " Al2S3
3) Bài 4 trang 87/sgk
Khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy nút kín, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần rồi tắt. Đó là vì khi nến cháy, lượng oxi trong không khí sẽ bị giảm dần rồi hết, lúc đó nến sẽ bị tắt.
Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đậy nắp đèn lại nhằm ngăn cách giữa cồn với khí oxi có trong không khí làm cho quá trình cháy ngưng xảy ra.
4) Bài 5 trang 87/sgk
Khi càng lên cao, tỉ lệ lượng khí oxi trong không khí càng giảm là vì khí oxi nặng hơn không khí.
Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa khí oxi mãnh liệt hơn trong không khí là vì ở trong khí oxi, bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần ở trong không khí (thể tích của khí oxi chỉ chiếm có 1/5, còn nitơ chiếm tới 4/5), ngoài ra một phần nhiệt còn bị tiêu hao do đốt nóng khí nitơ.
5) Trong các công thức hoá học sau, công thức nào là công thức của oxit: SO2,CH4O, CO2, NaOH, P2O5, Fe3O4, Al2O3.
6) a) Củi, than cháy được trong không khí. Nhà em có củi, than xếp trong hộc bếp, xung quanh có không khí. Tại sao củi, than đó lại không cháy?
 b) Củi than đang cháy em muốn dập tắt thì phải làm thế nào?
7) Hỗn hợp C2H2 và O2 với tỉ lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ cao nhất? Ứng dụng phản ứng này để làm gì?
Rút kinh nghiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
KÝ DUYỆT
Ngày soạn :………………………………. 	Ngày dạy :………………………………..
TUẦN 3. HK II
Ngµy so¹n: 18/02/2013
Buỉi 8,9:
OXIT , ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
Kh«ng khÝ - sù ch¸y
I. MỤC TIÊU
Học sinh biết và hiểu định nghĩa Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác. Biết và hiểu CTHH của Oxit và cách gọi tên Oxit. Biết Oxit gồm 2 loại chính là Oxit Axit và Oxit Bazơ. Biết dẫn ra VD minh họa của một số là Oxit Axit và Oxit Bazơ thường gặp.
Vận dụng thành thạo quy tắc lập CTHH đã học để lập CTHH của Oxit.
- HS biết được phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất oxi trong công nghiệp.
	- HS biết khái niệm phản ứng phân hủy và dẫn ra được ví dụ minh họa.
	- Rèn cho HS kỹ năng lập phương trình hóa học.
HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí theo thể tích gồm có 78% Nitơ, 21% oxi, 1% các chất khí khác.
HS biết sự cháy và sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
HS biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên :
Giáo án, SGK, sách bài tập…
GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm.
Học sinh : Ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. LÝ THUYẾT:
I. Định nghĩa
Oxít là hợp chất của Oxi với một nguyên tố khác.
II. Công thức Oxit
 MxOy
M: kí hiệu một ng. tố khác (hóa trị n)
Công thức MxOy theo đúng quy tắc về hóa trị n.x = II.y
III. Cách gọi tên Oxít.
1. Oxit bazơ ( Oxit kim loại)
Tên Oxít= tên kim loại(kèm theo hóa trị) + Oxit
2. Oxit axít ( Oxit phi kim)
Tên Oxít= tên phi kim(kèm theo tiền tố) + Oxit( tiền tố chỉ số nguyên tử)
IV. Điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm:
* Nguyên liệu : Những hợp chất của Oxi dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao
KMnO4 : Kali permanganat
KClO3 : Kaliclorat
* Cách thu :
Đẩy không khí 
Đẩy nước
* Phương trình hóa học :
KClO3 ž KCl + O2
KMnO4 ž K2MnO4 + MnO2 + O2
V. Phản ứng phân hủy :
Phản ứng phân hủy là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
VI. Thành phần của không khí.
Thí nghiệm :
* Kết luận : không khí Là một hỗp hợp khí , trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích chính xác hơn là khí oxi chiếm (21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí Nitơ
2. Ngoài khí oxi và Nitơ, không khí còn chứa những chất nào khác ?
	Trong không khí, ngoài khí N2 và O2, còn có hơi nước, khí CO2, một số khí hiếm như : Ne, Ar, bụi chất …(chiếm tỉ lệ khoảng 1%)
Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm .
Không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, và đời sống động vật, thực vật.
Không khí bị ô nhiễm còn phá hoại dẫn những công trình xây dựng như : cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử, …
Các biện pháp nên làm :
Xử lý khí thải của nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông …
Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng nhiều cây xanh…
VII. Sự cháy và sự oxi hoá chậm:
1. Sự cháy:
Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
2. Sự oxi hoá chậm:
Đó là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.
3. Điều kiện pháp sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy:
- Các điều kiện phát sinh sự cháy là:
+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
+ Phải có đủ khí oxi cho sự cháy
-Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp sau:
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy với khí oxi
B. BÀI TẬP:
Có một số công thức hoá học được viết như sau:
KO, Al2O3, FeO, CaO, Zn2O, MgO, Mg2O, N2O, PO, SO, S2O.
Hãy chỉ ra những công thức oxit viết sai.
Hãy viết tên và công thức hoá học của 4 oxit axit và 4 oxit bazơ. Hãy chỉ ra các oxit tác dụng được với nước (nếu có).
Viết phương trình biểu diển những chuyển hoá sau:
Natri " natri oxit " natri hiđroxit. 
Cacbon " cacbon đioxit " axit cacbonic (H2CO3).
Khu mỏ sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên) có một loại quặng sắt (thành phần chính là Fe2O3). Khi phân tích một mẫu quặng này, người ta nhận thấy có 2,8 g sắt. Trong mẫu quặng trên, khối lượng sắt (III) oxit Fe2O3 ứng với hàm lượng sắt nói trên là:
6 g
8 g
4 g
3 g
Oxit là …................. của……...............nguyên tố. Trong đó có một…......................là ……............tên của Oxit là tên……............cộng với từ………….............
Trả lời:
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit
Cho những Oxit có công thức hóa học như sau: SO3, N2O5, CO2, Fe2O3, CuO, CaO. Những chất nào thuộc Oxit Axit , Oxit Bazơ?
Bài tập 4 trang 91/sgk : 
Những chất thuộc loại Oxit bazơ : 
Fe2O3, CuO , CaO 
Những chất thuộc loại Oxit axit :
SO3 , N2O5, CO2
Bài tập 5 trang 91/sgk : 
Những công thức hoá học viết đúng : 
Na2O , CaCO3 , Ca(OH)2 , HCl , CaO , FeO
Những công thức viết sai : 
NaO , Ca2O
Bài tập 6 trang 91/sgk : 
công thức hoá học của một loại oxit của photpho (V) là: P2O5
công thức hoá học của crôm (III) oxi là: Cr2O3
Bài tập 7 :
Tính thể tích khí Oxi tối thiểu (Ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1.6g bột lưu huỳnh.
Tính khối lượng khí SO2 tạo thành ?
Bài tập 8 : Đốt cháy 6.2g photpho trong một bình chứa 6.72 lit khí O2 ở đktc
Viết PTPƯ xảy ra.
Sau phản ứng, photpho hay oxi dư là bao nhiêu ?
Tính khối lượng hợp chất tạo thành ?
Bài tập 9: Cân bằng các PTPƯ sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng hóa hợp, phản ứng nào là phản ứng phân hủy ?
Giải :
2FeCl2 +Cl2 ¨ 2FeCl3
CuO + H2 ¨ Cu + H2O
2KNO3 ¨ 2KNO2 + O2
2Fe(OH)3 ¨ Fe2O3 + 3H2O
CH4 + 2O2 ¨ CO2 + 2H2O
Phản ứng hóa hợp : a
Phản ứng phân hủy : c , d
Bài tập 10 : Lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2 . Chất nào cho nhiều khí O2 hơn ?
Viết phương trình phản ứng và giải thích.
Nếu điều chế cùng một thể tích khí oxi thì dùng chất nào kinh tế hơn? Biết rằng KMnO4 là 30.000 đ/kg và KClO3 là 96.000 đ/kg.
Bài tập 11:

File đính kèm:

  • dochoa 8.doc