Giáo án dạy Sinh học 6 học kì I

 

Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống.

Mục tiêu: Nhận dạng vật sống và vật không sống

Tiến hành:

-Y/c HS nêu một vài đồ vật, cây cối, con vật xung quanh trường, nhà

-Y/c hình thành nhóm trao đổi trả lời các câu hỏi phần (b).

Theo dõi, hướng dẫn HS.

-Gọi đại diện nhóm trình bày.

-Rút ra kết luận về vật sống và vật không sống?

-Chốt lại.

-Hãy nêu vd về vật sống và vật không sống.

I. Nhận dạng vật sống và vật không sống

-HS nêu những gì mình thấy, gần gũi.

-Hình thành nhóm thảo luận các câu hỏi  nhóm thống nhất ý kiến. Liên hệ thực tế thấy sự khác nhau giữa cây đậu, con gà với cái bàn, hòn đá.

-Đại diện các nhóm trả lời.

-Các nhóm còn lại nx, bổ sung nếu cần.

-Từ kết quả thảo luận rút ra kết luận.

-Nêu vd

 

doc89 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Sinh học 6 học kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây lâu năm. Cho ví dụ.
Câu 5. Tế bào thực vật gồm những thành phần nào? Nêu chức năng của từng phần?
Câu 6. Tế bào ở những bộ phận nào có khả năng phân chia. Quá trình phân bào diễn ra như thế nào?
Câu 7. Có mấy loại rễ? Đặc điểm từng loại?
Câu 8. Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
Câu 9. Miền hút của rễ gồm những phần nào? Chức năng?
Câu 10. Kể tên và nêu chức năng các loại rễ biến dạng?
Câu 11. Có mấy loại thân, đặc điểm từng loại. Cho ví dụ từng loại thân.
Câu 12. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, tỉa cành? Cho ví dụ.
Câu 13. Trình bày cấu tạo, chức năng các bộ phận của thân non?
Câu 14. Cây gỗ to ra do đâu? 
Câu 15. Cây gỗ rỗng ruột có sống được không? Giải thích.
Câu 16. Có mấy loại thân biến dạng? Nêu đặc điểm, chức năng của từng loại?
Câu 17. Mạch rây, mạch gỗ có nhiệm vụ gì trong thân?
Câu 18. Cây xương rồng có những đặc điểm gì thích nghi với đời sống khô cạn?
 Giáo viên giải đáp những câu hỏi của học sinh thắc mắc (nếu có).
 4. Kiểm tra đánh giá: 
 Nhận xét thái độ của HS ôn bài và khả năng nắm vững kiến thức của HS.
5. Dặn dò: về nhà học bài chuẩn bị kiểm tra 45phút
Tuần 11, tiết 22	KIỂM TRA 1 TIẾT
 Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:- Kiểm tra lại nắm bắt kiến thức của học sinhàCủng cố khắc sâu lại kiến thức.
2. Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng, vận dụng các thao tác thực hành.
 3. Thái độ:Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1.Giáo viên: Đề kiểm tra.Đáp án và biểu điểm. Pho to đề cho HS
2.Học sinh: Học bài về những kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: không có
3. Bài mới: BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
Hoạt động 1: PHÁT ĐỀ KIỂM TRA
- GV yêu cầu học sinh đóng tập, SGK lại. Sau đó nhận đề kiểm tra và làm bài thật nghiêm túc.
- Nhận bài kiểm tra và làm bài nghiêm túc.
Hoạt động 2: THU ĐỀ KIỂM TRA
- Hết giờ kàm bài GV thu lại đề kiểm tra
- HS nộp đề kiểm tra
4. Kiểm tra đánh giá : 
 - Nhận xét thái độ làm bài của học sinh trong giờ kiểm tra
 5. Dặn dò: 
 Về nhà chuẩn bị bài mới: Đặc điểm bên ngoài của lá: Phiến lá, gân lá.
 + Một số loại lá 
 + Một loại cành : rau đay, lá mía, dâm bụt, ổi, trúc, đào, cành quỳnh anh, cành chùm ruột.
 + Lá gồm có những bộ phận nào? 
 + Những đặc điểm bên ngoài nào của lá phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng.
 + Có mấy loại gân lá? Mỗi loại gân lá có đặc điểm gì? Vd?
 + Những đặc điểm bên ngoài nào của lá chứng tỏ lá đa dạng.Tuần 12, tiết 23	 CHƯƠNG IV: LÁ
Ngày dạy:	 BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
- Phân biệt ba kiểu gân lá, phân biệt lá đơn và lá kép.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết. Kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Trọng tâm: Phần a, b
 4. Thái độ: Giáo dục ý thức không được bứt lá cây, bảo vệ thực vậtà BV môi trường
 5. Giáo dục môi trường: phần a
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
Giáo viên: Môt số loại lá như phần dặn HS chuẩn bị.
Học sinh: Chuẩn bị theo gợi ý của tiết trước
:
Phương pháp: Thực hành (QS mẫu vật tự nhiên)
Hình thức: nhóm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không có vì tiết trước kt 1 tiết) 
3. Bài mới: Mỗi HS nhớ lại kiến thức về lá đã học ở tiểu học kết hợp với H19.1 SGK cho biết tên các bộ phận của lá và trả lời câu hỏi trong sách.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt đông 1: Tìm hiểu các phần của lá
 Mục tiêu: Xác định được các bộ phân của lá: phiến lá:gân lá, cuống lá
 Tiến hành:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- GV yêu cầu HS quan sát phần phiến lá của các loại lá.
? Lá gồm những bộ phận nào?
? Cuống lá có hình dạng và chức năng gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần phiến lá
Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm bên ngoài của phiến lá phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ và những đặc điểm chứng minh lá trong tự nhiên đa dạng.
Tiến hành:
Yêu cầu HSqs những loại lá đem theo: thảo luận trong 5’
 Nhận xét về hình dạng, kích thước.
 Màu sắc của phiến lá.
Diện tích bề mặt của phần phiến so với cuống.
? Những đặc điểm bên ngoài nào chứng tỏ lá trong tự nhiên rất đa dạng?
? Những đặc điểm bên ngoài nào có tác giúp phiến lá nhận được nhiều ánh sáng?
1/ Đặc điểm bên ngoài của lá.
HS để những mẫu vật trên bàn
- HS quan sát lá ( lá bình bát.)
HSTL.HS khác nhận xét, BS Trả lời đạt được:
Lá gồm: 
+Phiến lá : Chứa gân lá
+ Cuống lá: hình trụ, đính phiến lá vào thân hoặc cành.
a/ Phiến lá:
- HS: QS những loại lá đem theo hoàn thành theo yêu cầu của GV vào VBT (theo nhóm)
HS trả lời, NX, BS. Đạt được
Phiến lá :
- Có màu lục, dạng bảng dẹt.
 - Hình dạng và kích thước khác nhau.
 - Diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với phần cuống.
- Những điểm giống nhau của phiến các loại lá.
- Những đặc điểm đó giúp phiến lá có thể thu nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây
HSTL , HS khác nhắc lại ghi bài
- Hình dạng và kích thước khác nhau.
- Có màu lục, dạng bảng dẹt.
- Diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với phần cuống.
a. Phiến lá: có màu lục, dạng bảng dẹt, diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với cuốngà nhận nhiề ánh sáng.
- Hình dạng, kích thước khác nhau à lá đa dạng
Trong phiến lá chứa bộ phận nào?
b. Gân lá:
- GV cho HS quan sát gân lá (ở mặt dưới ) các loại lá đem theo, và nghiên cứu SGK phần thông tin. Yêu cầu tìm các loại gân lá (đối chiếu H19.3), xác định các loại gân.
 Quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Lá mít có loại gân gì?
+ Lá lúa có loại gân gì?
+ Lá lục bình có loại gân gì?
- GV cho HS khác nhận xét câu trả lời.
- GV tổng kết.
Gân lá
b/ Gân lá
- HS quan sát gân lá ở mặt dưới và nghiên cứu SGK phần thông tin. Yêu cầu tìm các loại gân lá (đối chiếu H19.3), xác định các loại gân.
Quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Lá mít có loại gân hình mạng
+ Lá lúa có loại gân song song
+ Lá lục bình có loại gân hình cung.
- HS khác nhận xét
b. Gân lá: có 3 loại:
- Gân hình mạng: Có gân chính và nhiều gân nhỏ xếp thành mạng dày. 
 VD:lá mít, lá ổi, lá dừ cạn.
- Gân song song: những gân lá xếp song song nhau. VD:lá lúa, lá tre, lá dừa, .
- Gân hình cung: gân lá xếp hình cung. VD:lá lục bình..
4/ Kiểm tra đánh giá:
Phiến lá có những đặc điểm cấu tạo ntn để nhận được nhiều ánh sáng?
Nêu đ2 của gân lá hình mạng, gân lá hình song song, gân hình cung? VD? 
5/ Dặn dò: Học bài và chuẩn bị lá chùm ruột, lá me, cành (lá mít , lá ổi, lá cây quỳnh anh) 
- Có mấy loại lá ? Đặc điểm của mỗi loại.
- Cách xếp lá trên thân và cành
Tuần 12, tiết 24:	 CHƯƠNG IV: LÁ
Ngày dạy: 	 BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ(tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: 
- Phân biệt, phân biệt lá đơn và lá kép.
- Nêu được những cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Trọng tâm: Phần c, 2
 4. Thái độ: Giáo dục ý thức không được bứt lá cây, bảo vệ thực vậtà BV môi trường
 5. Giáo dục môi trường: Phần 2
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
 1.Giáo viên:
- Sưu tầm cành cây có lá mọc vòng, cành có lá đơn, lá kép,cành khế, dâm bụt, mồng tơi,cnh lá chùm ruột, lá me, cành (lá mít , lá ổi, lá cây quỳnh anh)
 2. Học sinh: - Sưu tầm cành cây có lá mọc vòng, cành có lá đơn, lá kép,cành khế, dâm bụt, mồng tơi,cành lá chùm ruột, lá me, cành(lá mít , lá ổi, lá cây quỳnh anh)
:
 Phương pháp: Thực hành (QS mẫu vật tự nhiên)
Hình thức : nhóm, cả lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC
1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: - Phiến lá có những đặc điểm cấu tạo ntn để nhận được nhiều ánh sáng?
 - Nêu đ2 của gân hình mạng, gân lá hình song song, gân hình cung? VD? 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- ND
Hoạt động 1: Lá đơn, lá kép:
Mục tiêu: Phân biệt, phân biệt lá đơn và lá kép.
Tiến hành:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Yêu cầu HS quan sát H19.4 và vật thật 
Mồng tơi, cành chùm ruột
- Vì sao mồng tơi lá đơn, lá hoa hồng là lá kép?
- GV cho HS chọn các lá mang đến chỉ ra lá đơn, lá kép.
C/ Lá đơn, lá kép:
HS để mẩu vật lên bàn
- HS đọc thông tin SGK để phân biệt lá đơn, lá kép.
- Mồng tơi là lá đơn vì chỉ có một cuống chính. Còn hoa hồng là lá kép vì có 1 cuống chính và nhiều cuống phụ.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS phân loại lá đơn, lá kép.
KL: - Lá đơn: gồm một cuống chính nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến. Cuống và phiến rụng cùng một lúc. 
 VD: lá mồng tơi, lá bàng, lá ổi, ... 
 - Lá kép: gồm một cuống chính và nhiều cuống phụ mang nhiều lá chét. Lá chét rụng hết , cuống chính mới rụng.
 VD:Lá chùm ruột, lá phượng, lá me, lá hoa hồng, ...
Hoạt động 2: Cách xếp lá trên thân v à cành
* Muc tiêu: Nêu được những cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
* Tiến hành: 
 Thảo luận hoàn thành BT vào vỡ bài tập
- Yêu cầu HS quan sát 3 loại cành có kiểu xếp lá khác nhau (cành ổi, cành dâu, cành huỳnh anh). Tìm thông tin để ghi vào các cột của bảng. ( Lưu ý: tại mỗi mấu thân có mấy lá)
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV: có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành? Kể tên.
GV:
Mọc cách tại mỗi mấu thân đính một lá
Mọc đối: tại mỗi mấu thân đính 2 lá
Mọc vòng: Tại mỗi mấu thân có 3, 4 lá
Y/C HS lấy VD?
? Lá ở mấu trên và lá ở mấu dưới xếp như thế nào?
? cách bố trí của lá ở các mấu có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây?
- Trong tự nhiên những lá nào có cách mọc; mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- Gd: Lá khi nhận được ánh sáng thì thực hiện chức năng quang hợp giúp cho hàm lượng các khí trong không khí được cân bằng nhằm duy trì sự sống cho sinh vật và cả con người(BVMT) 
Các em cần làm gì để môi trường sống được trong lành 
Và Bảo vệ lá
2/ Cách xếp lá trên thân v à cành
HS quan sát 3 loại cành có kiểu xếp lá khác nhau. Tìm thông tin để ghi vào các cột của bảng. Thảo luân hoàn thành BT vào vỡ bài tập)
- HSTL, HS khác nhận xét bổ sung.
- Có 3 kiểu: mọc đối, cách, vò

File đính kèm:

  • docSINH6 HKI.doc