Giáo án dạy ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GEN.

1. Khái niệm.

Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang TTDT mã hóa cho 1 sản phẩm xác đinh là chuỗi pôlipeptit hoặc phân tử ARN. Gồm gen cấu trúc, gen điều hòa.

2. Cấu trúc của gen.

- Một gen gồm 2 chuỗi pôlinu có chiều ngược nhau: 3’-5’ và 5’ -3’, mạch 3’ - 5’ là mạch gốc.

- Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình gồm 3 vùng:

+ Vùng khởi đầu: nằm ở đầu 3’ của mạch gốc mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát phiên mã.

+ Vùng mã hóa: mang TT mã hóa các aa.

+ Vùng kết thúc: nằm đầu 5’ của mạch gốc mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.

- Gen phân mảnh là gen ở SV nhân sơ ở vùng mã hóa chỉ gồm các đoạn mã hóa aa ( đoạn exon)

- Gen phân mảnh là gen ở SV nhân thực có vùng mã hóa gồm các đoạn không mã hóa aa (đoạn intron) xếp xen kẽ các đoạn exon.

II. MÃ DI TRUYỀN.

1. Khái niệm: Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nu trong gen quy định trình tự các aa trong phân tử Pr.

2. Đặc điểm.

- Mã di truyền là mã bộ ba: nghĩa là cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau quy định 1 aa và mỗi tổ hợp gồm 3 nu như vậy gọi là 1 bộ ba hay 1 triplet/ gen; hay 1codon/ mARRN hay 1 anticodon/ tARN.

- Với 4 loại nu AXTG hay AUXG tạo thành 64 loại bộ ba trong đó:

+ bộ ba AUG là bộ ba mở đầu nằm ở đầu 5’của mARN quy định điểm khởi đầu dich mã và mã hóa aa mở đầu là mêtiônin( Met- SV nhân thực) hoặc foocminmêtiônin( fMet - SV nhân sơ).

+ 3 bộ ba UAA, UAG, UGA không mã hóa aa gọi là bộ ba kết thúc nằm ở đầu 3’của mARN có chức năng quy định tín hiệu kết thúc quá trình dich mã.

- Mã di truyền có tính liên tục, được đọc từ 1 điểm xác định không gối và 1 chiều: Theo chiều 3’-5’ trên gen hay 5’-3’ trên mARN.

 

doc33 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đó trong hệ gen
+ Làm biến đổi 1 gen đã có trong hệ gen.
2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen
- ĐV: + Chuyển gen prôtêin người vào cừu.
+ Chuyển gen hooc môn sinh trưởng của chuột cống vào chuột bạch→ khối lượng tăng gấp đôi.
- TV: Chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ loài thuốc lá cảnh vào cây bông và đậu tương.
- VSV: + Tạo gen mã hoá insulin trị bệnh đái tháo đường. + Tạo VK kháng thể miễn dịch cúm
+ Tạo chủng vi khuẩn sản xuất ra các sản phẩm có lợi trong nông nghiệp
Chương V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI. 
BÀI 21 : DI TRUYỀN Y HỌC
I. KHÁI NIỆM DI TRUYỀN Y HỌC.
- Là 1 bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện nguyên nhân, cơ chế gây bệnh di truyền và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người
II. CÁC BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
1. Bệnh di truyền phân tử: 
a. Khái niệm : Là những bệnh mà cơ chế gây bệnh phần lớn do đột biến gen gây nên
b. Ví dụ : - Bệnh phêninkêtô- niệu do ĐB gen trên NST thường.
+ Người bị bệnh : gen bị đột biến ko tổng hợp được enzim chuyển hoá phêninalanin→ tirôzin nên phêninalanin tích tụ trong máu đi lên não đầu độc tế bào
+ Chữa bệnh: phát hiện sớm ở trẻ → cho ăn kiêng
- Bệnh máu khó đông do ĐB gen trên NST X.
+ Người mách bệnh trong máu thiếu chất sinh sợi huyết nên máu ko đông khi gặp không khí.
+ Chữa bệnh : tiêm chất sinh sợi huyết.
2. Hội chứng bệnh liên quan tới ĐB NST.
a. Khái niệm: các đột biến cấu trúc hay số lượng NST liên quan đến rất nhiều gen gây ra hàng loạt tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh gọi là hội chứng bệnh do ĐB NST.
b. Ví dụ: Hội chứng đao
- Cơ chế : NST 21 giảm phân không bình thường cho giao tử mang 2 NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử có 1 NST 21 → cơ thể mang 3NST 21 gây nên hội chứng đao
- Đặc điểm: gáy rộng và dẹt khe mắt xếch, thấp bé, lưỡi dài và dày...
- Cách phòng bệnh : thường do cặp NSt số 21 ở mẹ không phân li do đó ko nên sinh con khi tuổi cao.
3. Bệnh ung thư
a. Khái niệm: là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại TB cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Khối u được gọi là ác tính khi các TB của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác trong cơ thể tạo các khối u khác nhau.
b. Nguyên nhân, cơ chế: ĐBG, ĐB NST. Đặc biệt là ĐB xảy ra ở 2 loại gen: Gen quy định yếu tố sinh trưởng và gen ức chế các khối u
c. Hướng điều trị: - chưa có thuốc điều trị, dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào ung thư.
- Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường trong lành
Câu 2. Ở người, phân tử hêmôglobin được cấu tạo bởi 4 chuỗi pôlipeptit: 2 chuỗi anpha và 2 chuỗi bêta, việc tổng hợp chuỗi bêta được quy định bởi 1 gen nằm trên NST số 11, gen này có nhiều alen, đáng chú ý là alen A tổng hợp nên HbA và alen S tổng hợp nên HbS. Những người có kiểu gen SS bị bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm
Bảng dưới đây cho biết tỉ lệ % HbA và HbS trong máu của 3 cá thể là anh em
Dạng Hb
Cá thể 1
Cá thể 2
Cá thể 3
HbA
98%
0%
45%
HbS
0%
90%
45%
Dạng Hb khác
2%
10%
10%
 Dựa vào bảng hãy xác định kiểu gen của các cá thể 1,2,3, trong số đó những cá thể nào bị bệnh hồng cầu hình liềm
BÀI 22 : BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC
I. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI.
1. Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến
- Trồng cây, bảo vệ rừng...
2. Tư vấn DT và việc sàng lọc trước sinh
- Tư vấn di truyền: là hình thức thông qua chuyên gia di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc 1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên có nên sinh con tiếp theo ko ,nếu có thì làm gì để tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền.
- Phương pháp: 
+ Xác định nguyên nhân, xây dựng phả hệ người bệnh, dự đoán xác suất hiện con mắc bệnh từ đó đưa ra những lời khuyên cho người được tư vấn. 
+ Tư vấn xét nghiệm trước sinh: Là xét nghiệm phân tích NST, ADN xem thai nhi có bị bệnh DT hay ko bằng các phương pháp:+ Chọc dò dịch ối, + Sinh thiết tua nhau thai
3. Liệu pháp gen- kỹ thuật của tương lai
- Là kỹ thuật chữa bệnh bằng thay thế gen bệnh bằng gen lành
- Về nguyên tắc là kỹ thuật chuyển gen
- Quy trình : SGK
- Một số khó khăn gặp phải : vi rut có thể gây hư hỏng các gen khác( ko chèn gen lành vào vị trí của gen vốn có trên NST )
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC
1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người
Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý xã hội
2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ TB
- Phát tán gen kháng thuốc sang vi sinh vật gây bệnh
-An toàn sức khoẻ cho con người khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen
3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ
- Hệ số thông minh ( IQ) được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ khó tăng dần
- Khả năng trí tuệ và sự di truyền : Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ 
4. Di truyền học với bệnh AIDS
- Giải mã được trình tự nu của ARN ở HIV, đi sâu tìm hiểu bản chất di truyền của HIV từ đó đưa ra biện pháp điều trị làm chậm sự phát triển của bệnh. 
 Bài tập về nhà :
Giả sử rằng alen b liên kết với giới tính ( nằm trên X) và lặn gây chết, alen này gây chết hợp tử hoặc phôi, một người đàn ông lấy 1 cô vợ di hợp tử về gen này. tỉ lệ con trai – con gái của cặp vợ chồng này sẽ là bao nhiêu nếu họ có rất nhiều con
Phần sáu: TIẾN HÓA. Chương I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA. 
Bài 24:CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA.
Theo quan điểm tiến hóa các loài hiện tại đều có chung tổ tiên và tiến hóa theo những hướng khác nhau, điều này được khẳng định qua 1 số bằng chứng sau: 
I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH.
- So sánh đặc điểm giải phẫu giữa các loài sinh vật con người đã xác định giữa các loài khác nhau có sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu như:
+ Các cơ quan tương đồng là các cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau. 
+ Cơ quan thoái hóa là cq tương đồng nhưng phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
- Bằng chứng giải phẫu so sánh cho thấy mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài, quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa cơ thể với môi trường trong quá trình tiến hóa.
II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC.
- Theo dõi sự phát triển phôi của 1 số loài động vật ta thấy chúng có nhiều điểm tương đồng.
- VD: Một số loài động vật có xương sự tương đồng về quá trình phát triển của phôi. 
III. BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH VẬT HỌC.
- Nhiều loài phân bố ở những vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về một số đặc điểm vì chúng có chung 1 tổ tiên nhưng phát tán sang những vùng khác nhau.
- Chỉ 1 số ít loài không có quan hệ họ hàng nhưng sống trong điều kiện giống nhau lại có những đặc điểm tương tự nhau. Điều này chứng tỏ sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do chung nguồn gốc, môi trường không phải là yếu tố quyết định.
VI. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ.
- Hầu hết các sinh vật trong thế giới sống đều cấu tạo từ tế bào và tế bào được sinh ra từ các tế bào sông trước đó. - Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 1 bộ mã di truyền, các phân tử pr đều được hình thành từ 20 loại aa, những loài có quan hệ họ hàng thì có trình tự các aa trên pr, trình tự các nu trong AND rất giống nhau chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của SG.
V. HỌC THUYẾT LAMAC.
1. Nội dung:
- Nguyên nhân: Sự thay đổi chậm chạp và liên tục của môi trường sống.
- Cơ chế tiến hóa: 
+ Do môi trường sống thay đổi chậm chạp và liên tục nên SV phải chủ động thay đổi tập quán hoạt động để thích nghi với điều kiện sống mới. Vì vậy những cơ quan hoạt động nhiều sẽ ngày 1 phát triển những cơ quan không hoạt động thì sẽ tiêu biến dần.
+ Những tính trạng thích nghi được hình thành do sự thay đổi của MT sống, của tập quán hoạt động luôn được DT từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
+ Loài mới hình thành từ 1 loài tổ tiên ban đầu, trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. 
2. Hạn chế:
- Cho rằng thường biến có thể di truyền được.
- Trong quá trình tiến hóa sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường.
- Trong lịch sử không có loài nào bị đào thải mà chúng chỉ biến đổi từ loài này sang loài khác.
VI. HỌC THUYẾT ĐACUYN.
1.Nội dung.
a. Bdị:- là những đặc điểm khác biệt giữa các con của cùng 1 bố mẹ, giữa bố mẹ với các con. 
- Biến dị cá thể xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và không xác định là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa và cho chọn giống.
b. Chọn lọc nhân tạo(CLNT):
- Nội dung: Vật nuôi và cây trồng chịu tác động của CLNT do con người tiến hành gồm 2 mặt // vừa đào thải những cá thể mang biến dị bất lợi vừa tích lũy những cá thể mang biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
- Kết quả:+ Mọi vật nuôi cây trồng đều phù hợp với 1 nhu cầu nhất định của con người.
+ Từ 1 dạng ban đầu hoang dại mang biến dị vô hướng, do sự CL theo nhiều hướng của con người đã tạo ra nhiều giống vật nuôi cây trồng trong phạm vi từng loài.( PLTT trong CLNT)
- Vai trò: CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng.
 c. Chọn lọc tự nhiên( CLTN):
- Nội dung: Mọi sinh vật trong tự nhiên đều chịu tác động của CLNT gồm 2 mặt // vừa đào thải những cá thể mang biến dị bất lợi vừa tích lũy những cá thể mang biến dị có lợi cho sinh vật.
- Đơn vị tác động của CLTN theo Đácuyn là cá thể.
- Nguyên liệu của CLTN là BD cá thể và biến đổi.
- Thực chất của CLTN theo Đacuyn là sự phân hóa khả năng sống sót giữc các cá thể trong loài. 
- Kết quả: + Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những cá thể thích nghi nhất.
+ Từ dạng ban đầu mang biến dị vô hướng, do sự CLTN tác động theo nhiều hướng đã tạo ra nhiều loài mới.( gọi là PLTT trong CLTN)
- Vai trò: CLTN tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi hình thành loài mới.
2. Nhận xét:
- Thành công: 
+ Chỉ rõ BD cá thể là riêng lẻ và vô hướng là nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa và cho chọn giống.
+ Phát hiện được vai trò sáng tạo

File đính kèm:

  • docGiao an day on thi TN Sinh 12 Tam dac.doc
Giáo án liên quan