Giáo án dạy học Lớp Chồi - Đề tài: Truyện: Cáo thỏ và gà trống

 Họat động mở đầu:

- Cháu hát “Đố bạn biết "

 Hoạt động trọng tâm:

* Giới thiệu truyện

- Các con vừa hát về con gì vậy? Chúng thường sống ở đâu?

- Ngoài khỉ, hưu, voi, gấu, trong rừng còn có rât nhiều các con thú nữa? Con gì vậy? Kể cô nghe?

- Cô có 1 câu chuyện kể về cáo, thỏ và gà trống ở trong rừng các con có muốn biết chuyện gì đã sảy ra với các con thú này không? Cô kể con nghe nhé.

- Cô kể 1 lần – diễn cảm kèm trình chiếu

- Cô vừa kể con nghe chuyện gì?

- Cô kể lần 2 – trích dẫn kết hợp gợi mở cho trẻ nhớ cốt truyện

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Đề tài: Truyện: Cáo thỏ và gà trống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Thứ tư ngày 23 tháng 03 năm 2011
TRÒ CHUYỆN ĐẦU GIỜ :
Cô cho cháu chơi tự do với đồ chơi các góc
Trò chuyện với trẻ về các con thú hiền trong rừng
 + Đố các bé biết con thú nào thích ăn cỏ lá và trái cây? 
 + Các con thú nào gọi là thú hiền?
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Truyện “Cáo thỏ và gà trống”
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Kiến thức : Cháu hiểu nội dung truyện câu truyện và đặc điểm tính cách các nhân vật trong truyện
Kỹ năng : Rèn trẻ khả năng cảm nhận tác phẩm truyện, nhớ lời thoại, giọng của các nhận vật, trả lời mạnh dạng trọn câu
Thái độ : Giáo dục chú ý mạnh dạn tham gia học biết có thái độ đúng đối với các con thú khi xem chúng 
2 . CHUẨN BỊ : 
 + Đồ dùng của cô : Giáo án điện tử truyện “Cáo thỏ và gà trống”
 + Đồ dùng của cháu : Mũ các nhân vật truyện
 + Tích hợp - Đồng dao: “Cáo gian ác”
 - KPKH: Trò chuyện về các con thú rừng
3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động cô
Hoạt động cháu
Họat động mở đầu: 
- Cháu hát “Đố bạn biết "
Hoạt động trọng tâm: 
* Giới thiệu truyện
- Các con vừa hát về con gì vậy? Chúng thường sống ở đâu? 
- Ngoài khỉ, hưu, voi, gấu, trong rừng còn có rât nhiều các con thú nữa? Con gì vậy? Kể cô nghe? 
- Cô có 1 câu chuyện kể về cáo, thỏ và gà trống ở trong rừng các con có muốn biết chuyện gì đã sảy ra với các con thú này không? Cô kể con nghe nhé.
- Cô kể 1 lần – diễn cảm kèm trình chiếu
- Cô vừa kể con nghe chuyện gì?
- Cô kể lần 2 – trích dẫn kết hợp gợi mở cho trẻ nhớ cốt truyện
* Đàm thoại
- Ngày xưa cáo và thỏ có ngôi nhà thế nào?
- Các con có biết tại sao mùa xuân đến nhà cáo lại tan ra thành nước không? 
- Nhà bị tan mất cáo làm gì? 
- Thỏ mất nhà thỏ làm sao vậy các con?
- Có ai giúp thỏ không? Đầu tiên ai giúp? Bầy chó nói gì? Thỏ nói gì với bầy chó?
- Ai đến giúp nữa? Thỏ nói gì với bác gấu? Các bạn chó, gấu lấy lại được nhà cho thỏ không lớp mình? 
- Thế ai đã giúp thỏ lấy lại được nhà? Gà trống làm sao hay vậy?
- Các con biết tại sao mà gà trống lại lấy được nhà mà chó và gấu to lớn lại không lấy lại được cho thỏ không?
- Đúng đó không phải to lớn, đông là giúp thỏ được, mà đòi hỏi phải có trí thông minh, lòng dũng cảm mới đuổi được kẻ gian ác Và để các con luôn thông mình, dũng cảm thì mình phải làm gì?
- Cô cùng trẻ đọc đồng dao “Cáo gian ác”
* Trò chơi: “Đóng vai nhân vật”
- Cô mời 5 đại diện lên chọn nhân vật sau mỗi ô số!(cho trẻ lấy nón đội) bạn nào thích đống vai nhân vật giống bạn thì tới nhóm nhân vật đó! Cô sẽ là người dẫn truyện! Xem đội bạn nào đóng thể hiện vai của mình tốt nhất nha!
- Cô dẫn truyện tổ chức cho trẻ sắm vai
- Cô nhận xét vai trẻ đóng
- Để thưởng lớp đóng vai tốt cô dẫn lớp mình tham quan vườn thú! Các con có thích đi xem thú cùng cô không nào? Đi xem thú thì mình phải thế nào? Đúng rồi các con thú rừng rất quí hiếm có con hiền cũng có con hung dữ nữacác con xem không được chọc phá nó, đứng xa ngoài bờ rào chắn không đứng quá gần.
Họat động kết thúc: 
- Lớp hát “Lạc vào rừng xanh”
- Cháu hát vận động
- Cháu kể tên ..chúng sống trong rừng
- Cháu kể thú rừng cháu biết
- Cháu nghe cô nói
- Cháu nghe kể chuyện
- Cáo thỏ và gà trống
- Cháu nghe và trò chuyện cùng cô
- Cáo có nhà bằng băng, thỏ có nhà bằng gỗ
- Cháu nói theo hiểu biết của mình
- Cáo xin sang nhà thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn thỏ ra khỏi nhà
- Thỏ khóc
- Chó giúp “Tại sao thỏ khóc?”
Thỏ “Làm sao mà tôi không khóc đượckhỏi nhà”
- Bác gấu
- Dạ không
- Dạ gà trống gà trống hát “Ò! Ó! O o! ta vác hái trên vai.... cáo ở đâu ra ngay” 
- Cháu trả lời theo hiểu biết
- Cháu nghe cô nói và trả lời 
- Cháu đọc đi đến máy tín 
- Cháu nghe cô nói
- Đại diện lấy mũ đội 
- Cháu chơi
- Cháu nghe cô nói
- Cháu nghe cô nói và trả lời
- Cháu hát vận động
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIẾP:
Chơi trò chơi : “Chim bay cò bay? ”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :
Nói tên đặc điểm con thú: Qua trò chơi xúc sắc xúc sẻ trẻ gọi tên hình con thú vả kể lại dáng vẻ các con thú đó
Trò chơi + V Đ: “Chó sói xấu tính”
 + DG: “Cặp kè”
Chơi tự do : Cô bao quát lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC:
*Góc trọng tâm đọc sách : “Xây vườn bách thú”
Góc phân vai: “Cửa hàng bán tranh con vật”
Góc đọc sách: “Xem sách truyện kể về thú rừng” 
Góc tạo hình: “Nặn, vẽ tô màu, cắt dán, làm album về thú rừng” 
Góc thiên nhiên: “Chăm sóc cây hoa, bể cá”
VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ TRƯA
- Trẻ biết rửa tay sạch đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
-Trẻ biết ăn ngồi ngay ngắn, ăn hết khẩu phần ăn, không bỏ thừa 
- Trẻ biết rửa chân sạch trước khi ngủ, ngủ rộng thoải mái
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Cho trẻ xem phim kể về các con thú
 + Chơi trên máy “bút chì thông minh”
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY :
 1-Nội dung chưa dạy được :Lý do..........................................................................
.................................................................................................................................
 2-Những thay đổi cần thiết:....................................................................................
.................................................................................................................................
 3-Những trẻ có biểu hiện đặc biệt :........................................................................
................................................................................................................................. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_de_tai_truyen_cao_tho_va_ga_trong.doc