Giáo án dạy học Lớp Chồi - Đề tài: Thơ: Cây chăm làm

I/. Mục tiêu

- Trẻ thuộc, hiểu nội dung bài thơ và đọc thơ to – rõ, diễn cảm.

- Trẻ nói được vòng đời phát triển của cây: hạt – nảy mầm – ra hoa – ra quả (hạt), biết chức năng các bộ phận của cây.

- Trẻ sáng tạo khi tạo hình từ các vật liêu: hạt đậu, lá cây, Cũng như vận động nhịp nhàng, hưởng ứng theo nhạc khi hát.

- Biết ích lợi của cây xanh và thích chăm sóc chúng.

II/. Phương pháp – biện pháp:

- Phương pháp: biểu diễn diễn cảm

- Biện pháp: đàm thoại, trực quan,

III/. Chuẩn bị:

- Bài giảng powerpoint

- Giấy Roky – bút lông

- Hạt đậu xanh, keo sữa

- Giấy A4 – màu sáp

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Đề tài: Thơ: Cây chăm làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẪU GIÁO THỰC HÀNH TW TP.HCM
@&?
Hoạt động có chủ đích: 
Đề tài: THƠ “CÂY CHĂM LÀM”
Chủ đề: Thế giới thực vật và hiện tượng xung quanh bé
Nhóm lớp: Chồi 1
Giáo viên: TRẦN XUÂN YẾN
Ngày dạy: 23/03/2010
I/. Mục tiêu
Trẻ thuộc, hiểu nội dung bài thơ và đọc thơ to – rõ, diễn cảm.
Trẻ nói được vòng đời phát triển của cây: hạt – nảy mầm – ra hoa – ra quả (hạt), biết chức năng các bộ phận của cây.
Trẻ sáng tạo khi tạo hình từ các vật liêu: hạt đậu, lá cây, Cũng như vận động nhịp nhàng, hưởng ứng theo nhạc khi hát.
Biết ích lợi của cây xanh và thích chăm sóc chúng.
II/. Phương pháp – biện pháp:
Phương pháp: biểu diễn diễn cảm
Biện pháp: đàm thoại, trực quan,
III/. Chuẩn bị:
Bài giảng powerpoint
Giấy Roky – bút lông
Hạt đậu xanh, keo sữa
Giấy A4 – màu sáp
IV/. Tiến trình:
1/. Hoạt động 1: Khám phá vòng đời của cây
Giao nhiệm vụ từ hôm trước: Mỗi trẻ mang 1 loại rau – củ - quả. Cho trẻ xem tự nói mình đã mang gì vào và đàm thoại:
+ Vậy các con biết, làm thế nào để có được những rau – củ quả này không? 
(mua, ba mẹ đem vô,)
+ Trước khi bán ở chợ, thì bác nông dân đã làm thế nào để có những rau – củ - quả này?
Cho trẻ xem powerpoint vòng đời của cây
2/. Hoạt động 2: Bé yêu cây xanh
Chuyển tiếp: Hát “Gieo hạt”. Để cây lớn lên, các con biết cây đã làm việc như thế nào không! Có một nhà thơ đã quan sát rất kỹ công việc của cây, các con cùng lắng nghe xem cây làm gì (Cô vừa vẽ vừa đọc thơ: “Cây Chăm làm”)
Cô giới thiệu tên bài thơ và tác giả. Đàm thoại giải thích nội dung bài thơ:
+ Để khỏe mạnh chúng ta phải làm gì? Vậy cây có miệng để ăn không? Vậy làm sao cây sống được? nhờ vào đâu? (rễ hút nước) Ai có thể đọc câu thơ trích dẫn công việc của rễ cây. (thường hút nước, “rễ chăm hút nước nuôi cây”)
Tương tự, với lá cây, thân cây, hoa, quả.
+ Nhờ gì cây đón được ánh nắng? (“lá chăm hút ánh nắng ngày làm xanh”)
+ Làm sao cây có thể đứng được? (“thân chăm nuôi trái trên cành”)
+ Muốn có quả, trước tiên cây phải ra hoa. Hoa chăm làm gì để lớn lên thành quả?
(“Hoa chăm hút nhựa để dành lớn lên”)
+ Khi chúng ta có quả ngon để ăn thì chúng ta nhớ tới ai? 
(“Quả thơm mang đến tay em
Đừng quên cây trái ngày đêm chăm làm”)
Chia nhóm bạn trai, bạn gái đọc thơ nối đuôi
Khi có nhiều cây thì mang lại ích lợi gì cho chúng ta? Để có vườn cây trái xum xuê thì bác nông dân đã làm những gì? Vậy các con nghĩ mình nên làm gì với vườn cây của lớp mình?
3/. Hoạt động 3: Bé khéo tay
Trò chơi: “Bác nông dân”
Bác nông dân vào vườn 
Bác nhảy qua bên phải
Bác nhảy qua bên trái
Bác hứng quả
Quả rơi bác nhặt
Bác rung cây
Táo rụng nữa này
Nhiều quả, bác vui quá.
Chia nhóm theo thẻ bài hình quả. Từng nhóm chọn hộp có nguyên vật liệu gì sẽ về nhóm đó làm.
Trẻ về các nhóm tạo hình cây xanh từ nhiều nguyên vật liệu
+ Nhóm 1: Vẽ sáng tạo từ bàn tay
+ Nhóm 2: tạo hình từ hạt đậu
+ Nhóm 3: Tạo hình từ lá cây
Kết thúc: Hát và vận động theo nhạc “Vườn cây nhà bé”
Bài Thơ: “Cây Chăm làm”
Tác giả: Nguyễn văn Chương
Rễ chăm hút nước nuôi cây
Lá chăm hút ánh nắng ngày làm xanh
Thân chăm nuôi trái trên cành
Hoa chăm hút nhựa để dành lớn lên
Quả thơm mang đến tay em
Đừng quên cây trái ngày đêm chăm làm

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_de_tai_tho_cay_cham_lam.doc