Giáo án dạy học Lớp Chồi - Đề tài: Một số nghề phổ biến - Lê Thị Hằng

I. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức

 - Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau. Trẻ biết nghề nào cũng có ích cho xã hội

 - Trẻ hiểu và biết được công việc, dụng cụ, sản phẩm của một số nghề như nghề nông, nghề thợ mộc, nghề may, biết trân trọng những sản phẩm của các nghề

 - Thông qua hoạt động tích hợp giáo dục: Âm nhạc, LQVToán, PTVD

2. Kỹ năng.

- Rèn luyện khả năng, nhận biết, rèn khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.

- 90 - 92 % trẻ đạt mục đích yêu cầu.

3- Thái độ.

- Trẻ chú ý lắng nghe và hứng thú tham gia vào hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết yêu mến, quý trọng người lao động và sản phẩm do người lao động làm ra

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Đề tài: Một số nghề phổ biến - Lê Thị Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 
 hội giảng chào mừng ngày 20/10
Năm học: 2011- 2012
******
 Hoạt động: Khám phá xã hội
 Đề tài: Một số nghề phổ biến
Đối tượng trẻ: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 phút
Người soạn: Lê Thị Hằng
Đơn vị: Trường mầm non Đồng Tâm
I. Mục đích yêu cầu: 
 1. Kiến thức
 - Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau. Trẻ biết nghề nào cũng có ích cho xã hội
 - Trẻ hiểu và biết được công việc, dụng cụ, sản phẩm của một số nghề như nghề nông, nghề thợ mộc, nghề may, biết trân trọng những sản phẩm của các nghề 
 - Thông qua hoạt động tích hợp giáo dục: Âm nhạc, LQVToán, PTVD
Kỹ năng.
- Rèn luyện khả năng, nhận biết, rèn khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.
- 90 - 92 % trẻ đạt mục đích yêu cầu.
3- Thái độ.
- Trẻ chú ý lắng nghe và hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu mến, quý trọng người lao động và sản phẩm do người lao động làm ra
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Đàn nhạc một số bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày’’ “Cháu yêu cô chú công nhân’’ “Cháu yêu cô thợ dệt’’ que chỉ, giáo án, máy tính, máy chiếu. Tranh nghề nông, nghề may, nghề thợ mộc
2. Đồ dùng của trẻ : 
- Lô tô nghề nông, nghề thợ may, nghề thợ mộc, chỗ ngồi, ảnh nghề làm ruộng, nghề thợ mộc, nghề thợ may
III. Cách tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
Bước 1: Gây hứng thú và giới thiệu bài ( 2 phút)
 - Cô và trẻ hát bài “Lớn lên cháu lái máy cày” trò chuyện nội dung bài hát:
 + Cô và các con vừa hát bài hát gì?
 + Các chú công nhân đã lái những chiếc máy cày để giúp ai?
 => Đúng rồi đấy các chú công nhân đã lái máy cày để giúp cho công việc của các bác nông dân đỡ vất vả hơn đấy 
Bước2: Khám phá một số nghề phổ biến (20 phút)
* Tổ chức cho trẻ xem tranh và thảo luận về các bức tranh:
- Hôm nay các cô mang tặng chúng mình rất nhiều bức tranh về hình ảnh 1 số nghề trong xã hội và giờ học này cô cháu mình cùng tìm hiểu về những bức tranh đó nhé 
- Trẻ thảo luận theo nhóm: Tranh nghề thợ may, thợ mộc, nghề làm ruộng
* Trẻ về chỗ ngồi: Cô cho trẻ lên trình bày bức tranh mà nhóm mình vừa thảo luận (tranh nghề thợ may, nghề thợ mộc, nghề làm ruộng
* Tranh 1: Nghề thợ may
- Các bạn ở nhóm 1 vừa thảo luận bức tranh về nghề gì? cho trẻ tự giới thiệu về bức tranh, hôm nay cô thấy con mặc một chiếc áo rất đẹp, vậy áo con mặc là do ai may? Thế chiếc áo đẹp của các bạn đâu? Chiếc áo của chúng mình do ai may cho? 
- Chúng mình nhìn xem bức tranh mà nhóm 1 vừa thảo luận về ai đây? 
- Ai biết gì về nghề may nào? 
- Để may được những bộ quần áo đẹp các cô thợ may cần những dụng cụ gì? ngoài ra con còn biết dụng cụ nào nữa không?
- Nghề thợ may đã tạo ra những sản phẩm gì? ngoài những bộ quần áo đó ra nghề thợ may còn tạo thêm những gì nữa?
=> Đây là cô thợ đang may áo nghề của cô được gọi là nghề thợ may, để may được những bộ quần áo các cô cần rất nhiều dụng cụ đồ dùng như thước đo, phấn, máy may, kim chỉ, kéo, cúc áo sản phẩm do cô làm ra là quần áo, váy, gối, chăn... 
- Thế được mặc những bộ quần áo đẹp các con có thích không? 
- Đó chính là nhờ công may vá của những người thợ may đấy, vậy khi mặc quần áo, khi sử dụng những sản phẩm do cô thợ may tạo lên thì các con phải biết làm gì? 
=> GD trẻ biết giữ gìn quần áo, không giây bẩn, làm rách 
* Tranh 2: Nghề thợ mộc 
- Các bạn nhóm 2 đã thảo luận về bức tranh về nghề gì?
- Ai biết bác thợ mộc thường làm những công việc gì?
- Ai biết bác thợ mộc cưa gỗ như thế nào? 
- Các con thử cưa gỗ giống như bác thợ mộc nào? 
- Đồ dùng của bác thợ mộc gồm những gì?
- Thế nghề thợ mộc tạo ra những sản phẩm gì?
=> Đây là bức tranh bác thợ đang bào gỗ nghề của bác được gọi là nghề thợ mộc, nghề thợ mộc cần rất nhiều dụng cụ như cưa, cái bào.. .Sản phẩm của nghề thợ mộc là bàn ghế, giường tủ... Những sản phẩm đó đều cần thiết đó chính là đồ dùng mà hàng ngày ở lớp, và ở nhà chúng ta vẫn thường sử dụng đấy. Để biết ơn các bác thợ mộc chúng mình sẽ làm gì?
=> Giáo dục trẻ biết giữ gìn bàn ghế sạch sẽ, không vẽ, bôi bẩn lên bàn
* Tranh 3: Nghề làm ruộng 
- Các bạn nhóm 3 đã thảo luận về bức tranh về nghề gì? Bác nông dân đang làm gì ? 
- Ai biết bác nông dân làm những công việc đó ở đâu? 
 - Bác nông cày ruộng để làm gì? 
- Để gieo mạ cấy, để trồng rau, trồng cây, các con có muốn giúp bác nông dân gieo hạt không? cô mời các con đứng dậy gieo hạt giúp các bác nông dân
- Bác dùng gì để cày ruộng ?
 - Bác nông dân còn dùng những dụng cụ nào khác? 
 - Sản phẩm mà các bác nông dân làm ra là những gì?
=> Đây là hình ảnh bác nông dân đang cấy lúa nghề của bác gọi là nghề làm ruộng, nghề làm ruộng cần rất nhiều dụng cụ như cầy bừa, liềm, cuốc...sản phẩm của các bác nông dân là lúa, ngô , rau, quả... Để thể hiện tấm lòng yêu quý và biết ơn các bác nông dân thì các con sẽ làm gì? 
=> GD trẻ biết ơn các bác nông dân, khi ăn phải ăn hết xuất, không làm cơm rơi vãi
* Mở rộng: Cô và các bạn cùng khám phá về nghề may, nghề thợ mộc, nghề làm ruộng ngoài những nghề đó ra con còn biết nghề nào khác?
- Ước mơ sau này chúng mình sẽ làm nghề gì?
=> Trong xã hội có rất nhiều nghề, nghề nào cũng quan trọng, có ích cho xã hội và đáng trân trọng vì vậy các bạn phải biết trân trọng các nghề, trân trọng những nguời lao động, và sản phẩm do họ tạo ra
3. Bước 3: Luyện tập (7 phút)
* Trò chơi: ‘Tìm theo yêu cầu của cô’’ (Trẻ tìm lô tô đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm theo yêu cầu của cô) 
*T/C: Thi xem ai nhanh
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội mỗi đội 3 trẻ , trẻ phải bật qua vòng lên lấy tranh dụng cụ, sản phẩm và dán lên theo đúng nghề 
- Luật chơi : Mỗi lần chơi trẻ chỉ được lấy 1 tranh lên dán => Cô nhận xét tranh của 3 đội.
* Trò chơi: ‘Tìm về đúng nhà ’’ Trẻ cầm lô tô vừa đi vừa hát khi nào có tín hiệu tìm về đúng nhà, trẻ nhanh chân tìm về đúng nhà có bức tranh đúng với nghề đó
=> Kết thúc: (1 phút) Trẻ đọc đồng dao ‘‘Nhớ ơn’’
- Trẻ hát cùng cô
- Lớn lên cháu lái máy cày
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ ngồi theo 3 nhóm
- Trẻ cùng các bạn thảo luận
- Đại diện từng tổ lên trả lời.
- Nghề may ạ
- Cô thợ may ạ
- Trẻ trả lời
- Thước, vải, máy may, kim, chỉ....
- Nghề thợ may tạo ra quần áo, váy...
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Không giây bẩn, làm rách quần áo
- Trẻ lắng nghe
- Nghề thợ mộc ạ
- Trẻ kể theo ý trẻ
- Trẻ làm động tác
-Gồm ca, búa, bào, đục...
- Bác thợ mộc làm ra bàn ghế, giường tủ....
- Không làm giây bẩn ra bàn, viết ra bàn ghế
- Nghề làm ruộng ạ
-Bác nông dân đang cấy lúa
- Bác nông dân làm ở ngoài đồng
- Để gieo mạ, trồng cây.. 
- Dùng con trâu, con bò 
- Máy tuốt lúa, cuốc, liềm,... 
- Ngô, khoai, thóc, rau, quả... 
- Trẻ lắng nghe
- Khi ăn con ăn hết xuất, không làm rơi vãi
- Trả trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tìm lô tô theo yêu cầu của cô
- Trẻ chia làm 3 đội lên lấy tranh
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ đọc và ra ngoài

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_de_tai_mot_so_nghe_pho_bien_le_thi.doc