Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ điểm: Trường Mầm non và Tết trung thu

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

Dinh Dưỡng sức khỏe:

- Biết tên 1 số món ăn trong bữa ăn, động viên trẻ ăn hết suất.

- Cung cấp cho trẻ 4 nhóm thực phẩm cần thiết giúp cho cơ thể lớn lên và khỏe mạnh

- Rèn nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh trong ăn uống, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Vận động:

- Hình thành và phát triển ở trẻ các vận động: Đi chạy trong sân trường. Tung và bắt bóng.

- Biết sự phối hợp các vận động và các giác quan qua trị chơi: Ơ tơ v chim sẻ. Tìm bạn.

- Biết ích lợi của việc tập luyện vận động đối với sự phát triển của cơ thể và bảo vệ sức khỏe.

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

- Hình thành và phát triển ở trẻ:

+ Nhận biết đồ dùng, đồ chơi có màu sắc, kích thước to – nhỏ

+ Phn biệt một - nhiều.

+So sánh sự bằng nhau và khác nhau giữa hai đối tượng.

+ Biết tên trường, tên lớp, các khu vực của trường, tên cô giáo, tên các bạn, tên đồ dùng đồ chơi.

+ Biết được công việc của các cô các bác trong trường.

+ Biết được các hoạt động của cô giáo, các hoạt động của trẻ.

+ Biết được các hoạt động về ngày tết trung thu

 

doc58 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ điểm: Trường Mầm non và Tết trung thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a hình ảnh trăng sáng trong hiện thực và trong hồi tưởng.
 - Nắm bắt được nhịp điệu tha thiết, đầm ấm, vui tươi của bài thơ và thể hiện qua cách đọc diễn cảm.
 - Thể hiện được nét nổi bật của ánh trăng tròn trên bầu trời đêm.
 - Củng cố kỹ năng vẽ các nét cơ bản, phối hợp các nét thẳng, cong tạo nên bức tranh đơn giản về bầu trời đêm có trăng, có sao 
 - Phát triển khiếu thẩm mỹ, tư duy quan sát, trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ văn học qua đọc thơ.
 - Giáo dục trẻ sự gần gũi của thiên nhiên với con người .
 II. CHUẨN BỊ:
 - Làm quen với bài thơ, tìm hiểu về " trăng "
 - Tranh hay mô hình minh họa bài thơ.
 - Bảng, phấn màu cho cô, tranh mẫu “Trăng đêm” 
 - Tập tạo hình vui, bút màu cho trẻ 
 III. TIẾN HÀNH:
 * Hoạt động 1:
 - Cô mở nhạc và hát cho trẻ nghe một bài hát về đêm Rằm Trung thu ( có hình ảnh Cây Đa, Chú Cuội, Chị Hằng...)
 - Cô trò chuyện với trẻ về những hình ảnh được diễn tả trong bài hát  “ Đó là những hình ảnh trong dân gian người ta tưởng tượng ra khi nhìn thấy vẻ huy hoàng lộng lẫy của ánh trăng đêm rằm” 
 + Đố các con biết trăng đêm rằm có hình gì? 
 + Vì sao gọi là trăng rằm? 
 - Cô giới thiệu bài thơ " Trăng sáng" của Nhược Thủy và Phương Hoa.
 - Cô đọc lần 1 + tranh hay mô hình minh họa --- trò chuyện về nội dung bài thơ ( ngắn gọn )
* Hoạt động 2:
 - Cô đọc từng đoạn xen kẽ đàm thoại gợi mở tư duy cho trẻ.
 + Cô đọc 4 câu thơ đầu.
 Có phải trăng lúc nào cũng tròn không?
 + Cô đọc 4 câu cuối
 Vì sao nói trăng theo bước mình?
 - Cô cho trẻ đọc thơ cùng với cô : cả lớp, từng nhóm 
 * Hoạt động 3: 
 - Cô gợi ý trẻ vẽ trăng đêm rằm 
 - Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu, trò chuyện với trẻ về hình dạng, màu sắc, chi tiết làm nổi bật hình ảnh trăng đêm rằm trong tranh 
- Hướng dẫn trẻ vẽ trên bố cục giấy: cô có thể vẽ mẫu trên bảng cho trẻ xem, nhắc trẻ sử dụng bút màu phù hợp để vẽ 
 - Cho trẻ vẽ trên bàn theo từng nhóm, động viên trẻ mạnh dạn và tự tin trong hoạt động. 
- Nhận xét những sản phẩm khá, ngộ nghĩnh, sáng tạo, dễ thương 
 HOẠT ĐỘNG GÓC
GÓC XÂY DỰNG LẮP RÁP
 - Xây sân chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Trò chuyện về: Quang cảnh của trường về ngày tết trung thu
 Trò chơi : Tung bóng
 Chơi tự chọn
a.Mục đích:	
 - Chú ý quan sát đồ dùng - đồ chơi trong lớp, tham gia đàm thoại.
 - Nắm luật chơi, tham gia chơi.
b. Chuẩn bị:
 - Quang cảnh của trường vào ngày tết trung thu.
 - Một số câu hỏi gợi ý.
c. Tiến hành :
 - Cô cùng trẻ quan sát trường lớp học sau đó hỏi trẻ:
	+ Con thấy lớp mình có những gì để đón tết trung thu nè?
 + Các con thấy trường mình có gì khác không? (ngoài sân trường thì có nhiều lồng đèn rát đẹp nè)
 * Trò chơi : Tung bóng
	 - Cô phổ biến luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
	 - Chơi tự chọn với bóng, vòng và đồ chơi ngoài trời.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 -Cho trẻ làm quen một số bài hát về “Tết trung thu” như bài:rước đèn dưới trăng,chiếc đèn ông sao
a. Mục đích:
 - Biết ngày trung thu là ngày tết của be.
 - Biết hát theo cô những bài hát.
b. Chuẩn bị:
 Cô có nhiều bài hát nói về ngày tết trung thu
c. Tiến hành :
 Cô giới thiệu ngày lễ và ý nghĩa cho trẻ biết, sau đó cô hát từng bài cho cháu nghe từ từ (giải thích và hát lại cho trẻ hát theo cô).
VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
- Cho trẻ vệ sinh tay, mặt, sửa áo quần, chuẩn bị cặp, dép trước khi ra về.
 - Nêu gương trẻ ngoan trong ngày, khuyến khích, nhắc nhở những trẻ chưa ngoan.
 - Trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về sức khỏe cũng như học tập của bé trong ngày.
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
ĐÓN TRẺ
 -Cô cùng trò chuyện với trẻ về cảm xúc của trẻ về ngày tết trung thu. 
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Đi theo đường hẹp – Trèo lên xuống ghế
 I. Mục đích:
 - Thực hiện thành thạo 2 vận động: trèo lên xuống ghế và đi theo đường hẹp.
 - Rèn KN trèo ghế: trèo lên xuống ghế từng chân nhẹ nhàng và giữ được thăng bằng.
 - Củng cố KN đi theo đường hẹp: đi phối hợp chân tay nhịp nhàng, đi thẳng hướng, đầu không cúi.
 - Phát triển khả năng định hướng trong không gian, cảm giác thăng bằng trong không gian.
 - GD trẻ tự tin, hứng thú trong các VĐ.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Sân hay phòng tập thoáng mát, sạch sẽ có sẵn đường dài 3m và rộng 0, 3m
 - 8 ghế của trẻ hay bục cao khoảng 30cm, kê 2 hàng song song cách nhau 1m
- Tập trước 2 trẻ làm mẫu đi theo đường hẹp.
 III. TIẾN HÀNH:
 * Hoạt động 1: 
 - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần trò chơi “Tín hiệu” : khi cô lắc trống từng tiếng thì trẻ đi chậm, lắc trống liên tục thì trẻ chạy nhanh, gõ một tiếng thì trẻ đứng lại. Sau đó cho trẻ chạy về đôïi hình vòng tròn giãn cách đều để tập bài tập phát triển chung.
 - BTPTC:
 . Tay 3 : hai tay đưa ra phía trước, gấp khuỷu tay chạm vai ( 4 lần x 4 lần )
 . Bụng 2 : đứng quay thân sang 2 bên ( 4 lần x 4 lần )
 . Chân 2: đứng co một chân ( 6 lần x 4 lần )
 . Bật : nhảy bật tại chỗ theo nhịp trống lắc của cô  ( 5 - 6 lần ) 
 * Hoạt động 2 :
 - Cô chỉ hàng ghế trước mặt và giới thiệu với trẻ vận động “Trèo lên xuống ghế”
 - Cô làm mẫu lần 1, hỏi lại trẻ tên vận động.
 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp với mô tả vận động: 
 + Đứng tự nhiên cạnh ghế, bước từng chân lên ghế ( lúc đầu có thể tay vịn thành ghế để giữ thăng bằng ), sau đó bước từng chân xuống ghế. 
 + Tiếp tục đi đến ghế thứ hai và trèo lên xuống ghế  Sau đó đi về cuối hàng đứng.
 - Gọi trẻ lên thực hiện lại, cô nhắc trẻ vịn chắc thành ghế rồi bước từng chân lên ghế ( nếu trẻ chưa có cảm giác thăng bằng )
 - Lần lượt cho 4 trẻ ở 2 hàng ra thực hiện . Khi nhóm thứ nhất đi tới ghế thứ 2 thì nhóm tiếp theo vào thực hiện.
 - Cho trẻ thực hiện 3 lần. Cô nhận xét sau mỗi lần thực hiện.
 ---- chuyển sang nội dung kế tiếp với bài hát “ Đi chơi” 
 * Hoạt động 3 :
 - Cô giới thiệu con đường hẹp trước mặt , hỏi trẻ: “ Muốn đi qua đường hẹp phải đi thế nào?”
 - Mời trẻ lên làm mẫu , cô nhắc lại KN: đi tự nhiên, đầu không cúi, tay chân phối hợp nhịp nhàng.
 - Tổ chức cho trẻ đi theo từng nhóm, mỗi lượt 4 trẻ thực hiện 
 - Cô động viên trẻ đi đúng tư thế, mạnh dạn và tự tin thực hiện vận động. 
 - Có thể vừa đi vừa cho trẻ đọc bài đồng dao:
“ Đi cầu đi quán Mua một đàn gà
Đi bán lợn con Về cho ăn thóc
Đi mua cái xoong Mua lược chải tóc
Đem về đun nấu Mua cặp cài đầu
Mua quả dưa hấu Đi mau về mau
Về biếu ông bà Kẻo trời mau tối”
Hồi tĩnh: hít thở nhẹ nhàng 
HOẠT ĐỘNG GÓC
GÓC NGHỆ THUẬT
 Làm lồng đèn, hát múa theo chủ đề
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Trải nghiệm về màu sắc trang phục của bé.
-Trò chơi: Xỉa cá mè.
-Chơi tự chọn.
a. Mục đích:
- Phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ tham gia trò chơi sinh động.
b. Chuẩn bị:
 Sân chơi, tranh, đồ chơi.
c. Tiến hành:
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát lẫn nhau và nhận xét xem trang phục của bạn như thế nào, nhận xét điểm giống và khác về trang phục bạn trai, bạn gái.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi dân gian.
- Quan sát trẻ chơi tự chọn với đồ chơi trong sân.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Tập xé nan giấy làm lồng đèn
a. Mục đích:
 Rèn luyện kỹ năng xé dán.
b. Chuẩn bị:
 Giấy, keo
c. Tiến hành:
 Cô hướng dẫn trẻ dùng tay xé giấy thành những nan nhỏ nhưng không xé hết, sau đó dán 2 đầu lại làm lồng đèn.
HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
 - Cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay – lau mặt – đánh răng. Cô chú ý quan sát nhắc nhở trẻ thực hiện đúng thao tác.
- Cho trẻ nhận xét sau đó cô nhận xét chung tuyên dương những trẻ ngoan được cắm cờ, khuyến khích những trẻ chưa tham gia phát biểu bài.
 - Trả trẻ tận tay phụ huynh.
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011
ĐÓN TRE
-TC với trẻ về cảnh đẹp đêm trung thu
HOẠT ĐỘNG HỌC
Nghe: Chiếc đèn ông sao
 Trò chơi: Tai ai nghe rõ
I. Mục đích:	
- Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát.
- Lắng nghe cô hát múa
- Tham gia chơi trò chơi
II. Chuẩn bị:
- Băng cat sét
- Mũ chóp
III. Tiến hành
 HOẠT ĐỘNG 1: 
- Rằm tháng tám hằng năm các con có biết đó là ngày gì không?
- Đó là ngày tết trung thu của thiếu nhi.
- Vào ngày tết trung thu các con được bố mẹ cho đi đâu?
- Hôm nay cô có một bài hát rất hay về trung thu các con lắng nghe nha.
 HOẠT ĐỘNG 2: Dạy hát
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần. 
- Cô dạy trẻ hát từng câu đến hết bài.
- Cả lớp hát cùng cô, cô chú ý sữa sai phát âm cho trẻ.
- Chia trẻ làm 2 nhóm nam – nữ, cho trẻ chơi trò chơi làm theo yêu cầu của cô.
 + Trẻ thi đua hát nối tiếp
 + Hát to nhỏ theo yêu cầu 
 	 + Hát theo hiệu lệnh của cô, khi cô chỉ tay về bên nào thì bên đó hát.
* Nghe hát : Chiếc đèn ông sao
- Các con đi rước đèn có vui không? Vì những đêm trăng rằm trung thu các bạn nhỏ từ bắc vào nam cùng nhau vui rước đèn ông sao nên nhạc sỹ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát “ chiếc đèn ông sao “ các con lắng nghe nha.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần.
- Lần 2 cho trẻ nghe máy cô múa minh họa.
- Mời cá nhân lên hát vui trung thu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_diem_truong_mam_non_va_tet_trun.doc