Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Trần Thị Xuân Đào

* Dự kiến nội dung chơi:

- Xây dựng – lắp ghép “Bệnh viện”.

* Dự kiến nội dung hướng dẫn:

- Cách sử dụng phối hợp các nguyên vật liệu, các kỹ năng xây dựng – lắp ghép khác nhau để tạo nên công trình.

- Cách sắp xếp bố cục hài hòa, hợp lý.

- Bổ sung thêm các chi tiết phụ của công trình.

* Phương pháp hướng dẫn:

- Gợi ý nội dung hoạt động (công trình xây dựng, chọn nguyên vật liệu, sắp xếp bố cục, phối hợp các công trình đơn lẽ với nhau ).

- Làm mẫu một số kỹ năng để trẻ quan sát và thực hiện.

- Cô quan sát gợi ý, đặt câu hỏi gợi mở.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Trần Thị Xuân Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG NHA TRANG
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
––&——
	Chủ điểm	: Nghề nghiệp
	Độ tuổi	: 4-5 tuổi (Bé C)
	Thời gian	: 25-30 phút
	Người thực hiện	: Trần Thị Xuân Đào – Lớp M13G
	Ngày thực hiện	:
Nha Trang, tháng 12 năm 2010
 Giám khảo 1 Giám khảo 2 GVHD
I. DỰ KIẾN THỜI ĐIỂM, HÌNH THỨC CHỌN GÓC:
- Trong thời gian đón trẻ cô nhắc trẻ lấy thẻ hình của mình gắn vào góc đã chọn.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHO TRẺ VÀO GÓC:
- Tập trung trẻ, cho trẻ nhắc lại yêu cầu khi vào góc.
- Cô khái quát lại và cho trẻ vàốgc chơi.
III. KẾ HOẠCH CHI TIẾT:
Các góc
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Nội dung và phương pháp
DKTH
1. Góc Xây dựng–lắp ghép
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng xây dựng - lắp ghép khác nhau để tạo thành sản phẩm chung.
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng “Bệnh viện”.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
- Biết cách sắp xếp đồ dùng- đồ chơi, lấy và cất đồ dùng - đồ chơi đúng nơi quy định.
* Phương tiện:
- Khối xây dựng các loại.
- Các viên gạch bằng nhựa.
- Lon, chai, lọ
- Chậu hoa, thảm cỏ, cây xanh.
- Bìa cattong.
* Bài trí:
- Các đồ dùng, đồ chơi được xếp lên kệ gọn gàng theo từng loại riêng biệt.
* Dự kiến nội dung chơi:
- Xây dựng – lắp ghép “Bệnh viện”.
* Dự kiến nội dung hướng dẫn:
- Cách sử dụng phối hợp các nguyên vật liệu, các kỹ năng xây dựng – lắp ghép khác nhau để tạo nên công trình.
- Cách sắp xếp bố cục hài hòa, hợp lý..
- Bổ sung thêm các chi tiết phụ của công trình.
* Phương pháp hướng dẫn:
- Gợi ý nội dung hoạt động (công trình xây dựng, chọn nguyên vật liệu, sắp xếp bố cục, phối hợp các công trình đơn lẽ với nhau).
- Làm mẫu một số kỹ năng để trẻ quan sát và thực hiện.
- Cô quan sát gợi ý, đặt câu hỏi gợi mở.
- Nếu trẻ chưa biết sắp xếp bố cục công trình thì cô gợi ý, định hướng cho trẻ.
2. Góc phân vai
- Trẻ biết nhận vai và thể hiện hành động chơi phù hợp với vai đã chọn.
- Trẻ biết thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các vai chơi trong nhóm và giữa các nhóm chơi với nhau.
- Phát triển khả năng giao tiếp ứng xử.
* Phương tiện:
-Một số đồ dùng, đồ chơi trong nhóm gia đình: bếp ga, xoong, nồi, chén, thìa, ly
- Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi bán hàng: quần áo, mũ, bánh kẹo, quả nhựa
- Một số đồ dùng, đồ chơi cho nhóm bác sĩ: thuốc, áo blu, ống nghe.
* Bài trí:
- Các đồ dùng, đồ chơi được bày trí trên kệ theo từng loại riêng biệt.
* Dự kiến nội dung chơi:
Chơi các nhóm chơi:
- Gia đình.
- Bán hàng.
- Bác sỹ.
* Dự kiến nội dung hướng dẫn:
- Cách thể hiện hành động chơi phù hợp với vai đã nhận.
- Cách thiết lập mối quan hệ giữa các vai trong nhóm và giữa các nhóm chơi với nhau.
* Phương pháp hướng dẫn:
- Cô quan sát gợi ý định hướng để giúp trẻ thực hiện ý tưởng chơi và tạo mối quan hệ giữa các vai chơi.
- Bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi.
- Nếu cô đặt câu hỏi gợi mở mà trẻ không hưởng ứng thì cô đóng vai chơi cùng trẻ.
3. Góc tạo hình
- Rèn các kỹ năng tạo hình như: vẽ, tô màu, nặn, xé dán
- Biết sử dụng và phối màu phù hợp khi thể hiện sản phẩm.
* Phương tiện:
- Các đồ dùng, đồ chơi: bảng con, đất nặn, len, màu sáp, giấy A4. 
- Một số tranh mẫu dán lên tường, vật mẫu cô đã nặn sẵn.
* Bài trí: Các đồ dùng, học liệu được sắp xếp trên kê theo từng loại riêng biệt.
* Nội dung: 
- Nặn một số dụng cụ y tế, gạch, cuốc, xẻng
- Làm tranh len hình kỹ sư, bác sỹ.
- Trang trí quần áo.
* Phương pháp:
- Hướng dẫn trẻ quan sát sản phẩm mẫu.
- Làm mẫu một số thao tác cho trẻ xem.
- Gợi ý hướng dẫn trẻ cách thực hiện. 
4. Góc âm nhạc
- Rèn kỹ năng sử dụng các dụng cụ âm nhạc có trong góc.
- Rèn kỹ năng hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, theo phách và kết hợp vận động minh hoạ nhịp nhàng theo giai điệu bài hát.
* Phương tiện:
- Máy casset, đĩa nhạc chủ điểm nghề nghiệp.
- Mũ múa, thanh gõ, xắc xô, trống, kèn.
* Bài trí: Các đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp trên kệ theo từng loại riêng biệt.
* Nội dung:
- Chơi với các nhạc cụ có trong góc.
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, theo phách và hát kết hợp vận động minh hoạ nhịp nhàng phù hợp theo giai điệu các bài hát: “ Cháu yêu cô chú công nhân, Cô giáo, Anh phi công ơi, Cháu yêu cô thợ dệt..”.
* Phương pháp:
- Cô chơi cùng trẻ.
- Cô gợi ý cho trẻ chơi.
5. Góc học tập
- Rèn kỹ năng đếm và nối trong phạm vi 4.
- Phát triển tư duy và trí tưởng tượng qua trò chơi ghép hình về các nghề: nông, bác sỹ, giáo viên với công cụ lao động .
* Phương tiện:
- Bút.
- Các lôgô mảnh ghép về một số nghề.
- Tranh các dụng cụ lao động để trẻ làm bài tập toán trong phạm vi 4.
* Bài trí: Các đồ dùng học liệu được sắp xếp gọn gàn theo từng loại.
* Nội dung:
- Đếm và nối vào số tương ứng trong phạm vi 4.
- Sắp xếp các lôgô nghề với công cụ lao động tương ứng.
* Phương pháp:
- Hướng dẫn trẻ đếm và nối.
- Làm mẫu, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện.
IV. KẾT THÚC:
- Trước khi kết thúc giờ chơi cô đến các góc động viên khuyến khích trẻ hoàn thành công việc đang thực hiện. Sau đó nhắc nhở trẻ thi dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
- Cô nhận xét một số góc chơi.
- Sau khi thu dọn xong cô nhắc trẻ vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_diem_nghe_nghiep_tran_thi_xuan.doc