Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ điểm: Nghề nghiệp (4 tuần)

I. MỤC TIÊU:

1.Phát triển thể chất:

- Phát triển các cơ nhỏ của bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau.

- Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động: Ném xa bằng 2 tay – chạy nhanh nhặt bóng; Bật xa – Ném xa – chạy nhanh nhặt bóng; Đi trên ghế băng, đầu đội túi cát – Chuyền bóng qua đầu; Ném trúng đích nằm ngang.

- Phối hợp nhịp nhàng, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động, thao tác trong một số nghề.

- Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khỏe con người; cần ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt.

2. Phát triển nhận thức:

- Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.

- Phân biệt được một số nghề trong xã hội thông qua một số đặc điểm nổi bật.

- Phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề.

- Trẻ thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3.

- Trẻ so sánh chiều rộng của 2 đối tượng.

- Trẻ so sánh sắp thứ tự về chiều rộng của 3 đối tượng.

 

doc85 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ điểm: Nghề nghiệp (4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trò chuyện chủ điểm: Nghề nghiệp
+ Chủ đề nhánh: Nghề y
- Điểm danh.
II. THỂ DỤC SÁNG:
- Tập với bài hát: “Lại đây múa hát cùng cô”.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động có chủ đích:
- Hát và vổ tay theo nhịp bài: “ Có con chim chích”
- Thơ “Làm bác sỹ”
2. Trò chơi:
- Trò chơi vận động: “Chuyền bóng qua đầu”
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: Chơi với chong chóng, nhặt lá cây xếp hình.
VI. HOẠT DỘNG CHUNG:
	Hoạt động : Làm quen văn học
THƠ “LÀM BÁC SỸ”
1. Mục đích yêu cầu:
- Thuộc toàn bộ bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả của bài thơ. Thể hiện diễn cảm khi đọc thơ.
- Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ hiểu ý nghĩa giáo dục của bài thơ, biết tự giữ gì bản thân để tránh bị ốm.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, sự tự tin khi đọc trước đông người.
2. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh, hình ảnh minh họa tương ứng với nội dung của bài thơ.
- Ảnh chụp hình ảnh bác sỹ đang khám bệnh, các tranh khác về chủ đề để cho trẻ chơi trò chơi.
3. Phương pháp:
- Đàm thoại, quan sát, luyện tập
4. Tiến hành
a/ Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ quan sát một số hình ảnh về công việc của bác sỹ, trò chuyện thảo luận cùng nhau.
- Các bạn vừa được quan sát những hình ảnh nói về ai? 
- Bác sỹ làm việc ở đâu? 
- Đã ai được đến nơi bác sỹ làm việc và đươc xem bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân chưa?...
 Có một bạn nhỏ đã được đến xem bác sỹ khám bệnh nên bạn đã về nhà và tập làm bác sỹ để khám bệnh cho những người thân yêu của mình, các bạn hãy xem bạn nhỏ đó khám bệnh cho mẹ của mình như nào nhé.
b. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Cô đọc thơ
- Đọc cho trẻ nghe toàn bộ bài thơ, nói tên bài thơ tên tác giả.
- Đọc lần 2 kèm tranh ảnh minh họa, giảng qua nội dung cho trẻ hiểu.
	Trích dẫn - đàm thoại:
- Bài thơ có tên là gì? Ai là tác giả của bài thơ?
- Bạn nhỏ trong bài thơ khám bệnh cho ai? 
- Bạn nhắc mẹ như nào? ( Bạn nhỏ tập làm bác sỹ nên đã tập khám bệnh cho mẹ của mình, bạn nhắc mẹ ngồi yên lặng để bạn khám đấy; mời Mẹ ngồi yên lặng, để bác sỹ khám cho)
- Khám cho mẹ bạn đã đoán ra bệnh của mẹ, bạn kê thuốc và còn động viên bệnh nhân uống thuốc ? ( Chắc lại đi đầu nắng ...khóc nhè thôi).
- Tiếp tuc đàm thoại đoạn cuối của bài thơ.
Hoạt động 2: Trẻ đọc thơ.
- Cho trẻ đọc cùng cô bài thơ - đọc theo nhóm, tổ - nhóm bạn trai, bạn gái...khuyến khích trẻ thể hiện diễn cảm, ngữ điệu của bài thơ.
 Giáo dục: Nghề bác sỹ là một nghề rất quan trọng với xã hội, tuy không ai mong muốn mình bị ốm để phải đi bác sỹ, nhưng những người già nói riêng và mọi người bình thường cũng cần phải đến bác sỹ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe, có như vậy mới phát hiện được bệnh sớm và điều trị cho kịp thời...
- Nếu sau này lớn lên con thích là nghề gì?
- Vì sao con thích làm nghề bác sỹ?
Hoạt động 3: Trò chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi “ nóng quá lạnh quá”.
- Tô màu tranh.
c/ Kết thúc:
- Cho trẻ hát lại bài hát “ Con chim chích” thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động tiếp.
V/. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc Phân Vai: 
- Trẻ đóng vai bác sĩ, bán hàng
2. Góc Xây dựng: 
- Xây Bệnh viện .
3. Góc Nghệ thuật:
- Vẽ, nặn đồ dùng dụng cụ của nghề y. Múa, hát các bài hát về chủ điểm.
4. Góc Học tập – Sách:
- Xem tranh chuyện về các hoạt động của các y bác sỹ... Nhận biết 1 số dụng cụ của nghề y
5. Góc Thiên nhiên:
- Trẻ tưới cây, xới đất, lau lá, chăm sóc cây
- Chơi với cát, nước, sỏi.
VI/. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
- Ôn lại một số kĩ năng chưa thực hiện được ở các hoạt động của buổi sáng.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do.
- Nêu gương cuối ngày.
VII/. VỆ SINH TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng.
- Nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
B/. ĐÁNH GIÁ:
.
..
Ý kiến của tổ chuyên môn (BGH) Giáo viên lập kế hoạch 
 Lãnh Thị Thu Hà
LÀM BÁC SỸ
Mời mẹ ngồi ngay ngắn
Để Bác sĩ khám cho
Chắc là đi ngoài nắng
Bệnh này là bênh ho
Thuốc ngọt chứ không đắng
Phải uống với nước sôi
Nếu tiêm thì đau lắm
Mẹ lại khóc nhè thôi
Mẹ bỗng hỏi "bác sĩ":
Sổ mũi uống thuốc gì?
"Bác sĩ" chừng hiểu ý
Uồng sữa với ‘bánh mì!
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2010
A.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
I. ĐÓN TRẺ:
- Trò chuyện chủ điểm: Nghề nghiệp
+ Chủ đề nhánh: Nghề y
- Điểm danh.
II. THỂ DỤC SÁNG:
- Tập với bài hát: “Lại đây múa hát cùng cô”.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động có chủ đích:
- Thơ “Làm bác sỹ”
2. Trò chơi:
- Trò chơi vận động: “Chuyền bóng qua đầu”
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: Chơi với chong chóng, nhặt lá cây xếp hình.
VI. HOẠT DỘNG CHUNG:
	Hoạt động : Tạo hình
VẼ ĐỒ DÙNG NGHỀ Y
1. Mục đích yêu cầu:
- Biết sử dụng những đường nét đơn giản phối kết hợp với nhau để tạo ra được một số dụng cụ của nghề y: Bơm kim tiêm, Ống nghe, kéobiết gọi tên dụng cụ đó. Biết tự nhận xét sản phẩm của mình của bạn.
- Biết sắp xếp bố cục hợp lý, có sự sáng tạo trong bức vẽ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi khi vẽ. Khả năng phát âm tiếng việt chuẩn, sự mạnh dạn khi giao tiếp
2. Chuẩn bị:
- Một số hình ảnh, tranh vẽ một số dụng cụ của nghề y đơn giản, gần gũi với trẻ 
- Giấy bút cho trẻ thực hiện.
- Nơi trưng bày sản phẩm.
3. Phương pháp:
- Đàm thoại, quan sát, luyện tập
4. Tiến hành
a/ Mở đầu hoạt động:
- Cô kể chuyện “ Gấu con bị đau răng” cho trẻ nghe.
 Câu chuyện nói về ai? Gấu con bị làm sao?
 Vì sao gấu con lại bị đau răng? Khi gấu con bị như vậy mẹ đã đưa gáu đến gặp ai? Bác sỹ đã khuyên gấu con như nào?
b. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Trò chuyện – Quan sát
- Đã ai nhìn thấy bác sỹ khám bệnh bao giờ chưa? 
- Khi khám bệnh bác sỹ có những dụng cụ nào? ( Cho trẻ kể và mô tả dụng cụ của bác sỹ).
- Cho trẻ quan sát tranh và trao đổi về nội dung tranh, các hình đã vẽ và gọi tên từng dụng cụ.
+ Ai có nhận xét về tranh vừa được quan sát?
+ Tranh vẽ những gì? 
+ Những đồ dùng này là dụng cụ làm việc của nghề nào?
+ Ai gọi tên được các dụng cụ này?
+ Để vẽ được tranh như này cần phải chuẩn bị những gì?
Hỏi ý tưởng trẻ:
- Hãy chia sẻ ý tưởng của mình cho các bạn biết?
 ( Cho trẻ nêu ý tưởng của trẻ, cách vẽ như nào? Vẽ như thế nào?...)
- Các bạn hãy nói xem muốn vẽ đẹp cầm bút tay nào? Ngồi vẽ như thế nào?...
- Hãy về chỗ ngồi vẽ thi xem ai vẽ được nhiều dụng cụ cho các bác sỹ làm việc nhé.
Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện cô đi quan sát trẻ vẽ, gợi ý cho trẻ cách vẽ ống nghe, bơm kim tiêm, cặp nhiệt độ... tô màu, cách sắp xếp bố cục.
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm – Nhận xét.
- Cho trẻ nhận xét các bức vẽ cuả bạn, của mình, nêu ra các bức vẽ đẹp, các ý kiến bổ sung...
- Cô tổng hợp các ý kiến của trẻ, nêu những bức vẽ đẹp, sáng tạo, chỉ ra cho trẻ thấy những điểm cần bổ sung... động viên khuyến khích những trẻ vẽ chưa được đẹp...
c/ Kết thúc:
- Chơi trò chơi: Chuyển dụng cụ và thuốc về kho: 
 Cách chơi: Cho trẻ đừng thành 2 đội khi có hiệu lệnh phải chạy qua các chường ngại vật lên nhặt dụng cụ về để đúng kho có đồ dùng dụng cụ đó. Trong vòng 2 phút đội nào chuyển được nhiều dụng cụ... về kho là đội thắng cuộc.
- Cho trẻ đọc thơ “Làm bác sỹ”
V/. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc Phân Vai: 
- Trẻ đóng vai bác sĩ, bán hàng
2. Góc Xây dựng: 
- Xây Bệnh viện .
3. Góc Nghệ thuật:
- Vẽ, nặn đồ dùng dụng cụ của nghề y. Múa, hát các bài hát về chủ điểm.
4. Góc Học tập – Sách:
- Xem tranh chuyện về các hoạt động của các y bác sỹ... Nhận biết 1 số dụng cụ của nghề y
5. Góc Thiên nhiên:
- Trẻ tưới cây, xới đất, lau lá, chăm sóc cây
- Chơi với cát, nước, sỏi.
VI/. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
- Ôn lại một số kĩ năng chưa thực hiện được ở các hoạt động của buổi sáng.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do.
- Nêu gương cuối ngày.
VII/. VỆ SINH TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng.
- Nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
B/. ĐÁNH GIÁ:
.
..
Ý kiến của tổ chuyên môn (BGH) Giáo viên lập kế hoạch 
 Lãnh Thị Thu Hà
KẾ HOẠCH TUẦN
Tuần 13 ( Từ ngày 29 tháng 11 đến 03 tháng 12 năm 2010)
Chủ điểm: Nghề nghiệp – Chủ đề nhánh: + Bác nông dân.
 Thứ
HĐ
Hai
Ba
Tư
Năm
Sáu
Trò chuyện sáng
- Trò chuyện chủ điểm: Nghề nghiệp 
+ Chủ đê nhánh: Bác nông dân
- Điểm danh
Thể dục sáng
 - Tập thể dục với bài hát: “Lại đây múa hát cùng cô”
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát trò chuyện về thời tiết, cây cối, quang cảnh trường mầm non.
- Làm quen, ôn luyện một số kiến thức đã học.
- Chơi các trò chơi: Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vồng, chơi tự do. 
Hoạt động chung CMĐHT 
Thể dục: 
- Đi trên ghế băng, đầu đội túi cát – Chuyền bóng qua đầu.
- MTXQ:
Trò chuyện về Bác nông dân.
LQVT: 
So sánh sắp thứ tự về chiều rộng của 3 đối tượng.
Âm nhạc: 
- Dạy hát : “Cánh đồng và các bé ngoan”
- Nghe hát: Đi cấy
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
Văn học: 
Thơ “Bác nông dân”
Tạo hình
- Nặn sản phẩm nghề nông.
Hoạt động góc:
- Góc Phân vai: Mẹ con, cửa hàng thực phẩm
- Góc Xây dựng: Xây nông trại
- Góc Nghệ thuật: Vẽ, dán, cắt, nặn đồ dùng sản phẩm nghề nông. Múa, hát các bài hát về chủ điểm.
- Góc Học tập và sách: Xem tranh chuyện về các hoạt động của các bác nông dân... So sánh sắp thứ tự về chiều rộng của 3 đối tượng.
- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, chơi với cát, nước, sỏi.
Hoạt động chiều
- Cô và trẻ trò chuyện về Bác nông dân
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Bình cờ
- Trẻ so sánh sắp thứ tự về chiều rộng của 3 đối tượng.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Bình cờ
- Hát "Cánh đồng và các bé ngoan”
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Bình cờ
- Cô cùng trẻ đọc thơ “Bác nông dân”
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Bình cờ.
- Nặn sản phẩm nghề nông
- Tổ chức văn nghệ cuối tuần.
- Nhận xét lớp trong tuần qua.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ hai, ngày 29 tháng 11 năm 2010
A.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
I. ĐÓN TRẺ:
- Trò chuyện chủ điểm: Nghề nghiệp
+ Chủ đề nhánh: Bác nông dân
- Điểm danh.
II. THỂ DỤC SÁNG:
- Tập với bài hát: “Lại đây múa hát cùng cô”.
1.Mục đích yêu cầu:
- Hình thành thói quen tập thể dục buổi sáng đều đặn nhằ

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_diem_nghe_nghiep_4_tuan.doc