Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ để: Tổ ấm gia đình

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết họ và tên của những người thân (thành viên) trong gia đình trẻ.

- Biết địa chỉ gia đình.

- Biết công việc nghề nghiệp của từng thành viên btrong gia đình.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng: Trò chuyện, so sánh phân biệt.

3. Thái độ:

- Yêu kính, tôn trọng, lễ phép và vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị.

- Yêu quý, nhường nhịn em nhỏ.

II. CHUẨN BỊ:

- 4 tranh gia đình: Tranh 1 (Bố, mẹ, 1 con); Tranh 2 (Bố, mẹ, 2 con); Tranh ba (Bố, mẹ, 3 con); Tranh 4 (ông bà, bố mẹ, các con).

- Nhiều tranh nhỏ hơn vẽ các quy mô gia đình (1-2 con, 3con trở lên, tranh có ông bà sống chung.).

 

doc17 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ để: Tổ ấm gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: Trò chuyện, so sánh phân biệt.
3. Thái độ:
- Yêu kính, tôn trọng, lễ phép và vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị.
- Yêu quý, nhường nhịn em nhỏ.
II. CHUẨN BỊ:
- 4 tranh gia đình: Tranh 1 (Bố, mẹ, 1 con); Tranh 2 (Bố, mẹ, 2 con); Tranh ba (Bố, mẹ, 3 con); Tranh 4 (ông bà, bố mẹ, các con).
- Nhiều tranh nhỏ hơn vẽ các quy mô gia đình (1-2 con, 3con trở lên, tranh có ông bà sống chung...).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ổn định:
2. Vào bài:
3. Bài mới:
+Trò chơi:
4. Kết thúc
Cô cho lớp hát bài "Cả nhà thương nhau".
Lớp hát kết hợp làm động tác minh họa.
Cô hỏi: Bài hát nói gì? Trẻ trả lời.
 Mọi người trong gia đình các con có yêu thương nhau không?
 Mọi người rất thương yêu.
Cô hỏi: Vì sao con biết mọi người trong gia đình con đều yêu thương nhau?
(Vì đưa đón con đến trường, chăm sóc sức khỏe cho ông bà...)
 Cô tóm ý trẻ.
 Cô nói: Mỗi con đều có một mái ấm gia đình, có nhiều người thân, các con cùng nhau kể về gia đình mình nhé!
- Cô gợi hỏi một số trẻ:
·Nhà cháu ở đâu?
Trẻ nêu địa chỉ gia đình (thôn, xã, huyện, tỉnh)
·Nhà cháu có những ai?
Trẻ nêu tên những người trong gia đình.
 Cô treo tranh gia đình có số người thân (thành viên) giống lời trẻ.
·Họ tên bố (mẹ) của cháu là gì? Trẻ trả lời theo ý trẻ.
·Họ tên anh (chị) của cháu là gì? Trẻ trả lời theo ý trẻ.
·Cháu có biết họ tên em của cháu không? Là gì?
Trẻ trả lời.
·Bố (mẹ) cháu làm nghề gì? (Nông, bác sĩ, giáo viên, buôn bán)
·Anh (chị) cháu làm nghề gì? (Học sinh, bộ đội, công An,)
·Em của cháu có ngoan không? (Em rất ngoan, không khóc nhoè)
(Tương tự cô gợi hỏi vài trẻ khác)
- Cô treo 2 tranh vẽ những thành viên 2 gia đình khác nhau: Bố, mẹ, 2 con và bố, mẹ, 3 con ròi cho trẻ so sánh, nêu nhận xét sự giống và khác nhau. (Giống: Đều là một gia đình. Khác: Gia đình đông con, ít con, mở rộng.)
- Con có nhận xét gì về hai gia đình này?
 (Gia đình đông con, bố mẹ vất vả hơn, cuộc sống ít đầy đủ hơn gia đình ít con.
- Để tỏ lòng biết ơn ông bà, bố mẹ con phải thể nào? (Con ngoan, học giỏi, nghe lời)
(Giáo dục tư tưởng)
âTrò chơi luyện tập:
 TC1: Ai chọn nhanh hơn.
Cách chơi: Cô có nhiều tranh vẽ về gia đình, khi chơi lần lượt từng người của 3 đội đi đường hẹp lên chọn 1 tranh có số người con theo yêu cầu của cô (hoặc đội trưởng) - Ví dụ: Đội thỏ nâu chọn tranh gia đình ít con; Đội chim non chọn tranh gia đình đông con; Đội mèo con chọn tranh gia đình mở rộng (có ông, bà). Trò chơi kết thúc cô và đội trưởng kiểm tra loại bỏ những tranh không đúng ở từng đội. Sau đó đếm kết quả, đội nào nhiều tranh đúng hơn thì thắng.
- Tổ chức cho lớp chơi. Ba đội chơi thi đua.
 Trò chơi 2: Đoán ý chọn tranh
Cách chơi: Trẻ bắt cặp với nhau, sau đó 1 cháu kể tên những thành viên trong gia đình mình, cháu kia chọn tranh đưa lên và ngược lại. Chơi xong cô hỏi trẻ: Gia đình con thuộc gia đình đông con hay ít con, gia đình con ở đâu? Bố (mẹ) con làm gì?...Trẻ trả lời
Cho lớp hát bài "Cho con".
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Thể dục
ĐỀ TÀI: BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết bò phối hợp chân, tay, mắt, toàn thân. Không chạm cổng khi chui qua cổng.
2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo, tự tin, nhanh nhẹn, phản ứng kịp thời với hiệu lệnh.
- Rèn sự chú ý, tính thật thà.
3. Thái độ:
- Tích cực luyện tập, ham thích vận động.
- Có ý thức tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
- 3 cái cổng (lớn hơn cổng của trẻ).
- Cổng cho trẻ 9 cái (Nhỏ hơn cổng của cô).
- Sàn nhà sạch sẽ, an toàn.
- Mũ chuột.
- Cờ thể dục.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Khởi động:
2 Trọng động:
a. BTPTC:
b. Vận động cơ bản:
c. Trẻ thực hiện:
d. Trò chơi vận động:
3. Hồi tĩnh:
Cô làm người dẫn đầu cho trẻ đi các kiếu chân theo người dẫn đầu (Cua bò vào hang).
Trẻ đi mũi chân, gót chân, cả bàn chân. Đi nhanh, đi thường, bò như cua vào hang. Sau đó đi lấy vòng (nữ), gậy (nam).
Cho trẻ tập với vòng, gậy.
Trẻ đứng ba hàng ngang, tập với gậy, vòng, tập theo nhịp hô.
- ĐT1: Tay vai. Tay đưa ra trước gập trước ngực. 
Cô hô và tập cùng trẻ 2 lần- 4 nhịp.
- ĐT2: Bụng. Đứng quay người sang hai bên. 
Cô hô và tập cùng trẻ 2 lần- 4 nhịp.
- ĐT3: Chân. Ngồi khụy gối, tay đưa ra trước. 
Cô hô và tập cùng trẻ 2 lần- 4 nhịp.
-ĐT4: Bật. Bật tách chân, khép chân. 
Cô hô 2 lần- 8 nhịp.
-Cô nói: Để giúp cho các con nhanh nhẹn, khéo léo, có thể bò chui qua cổng giỏi, các con cùng cô tập bò thấp chui qua cổng nhé.
- Cô thực hiện mẫu lần 1.Lớp quan sát.
- Lần 2 cô vừa thực hiện vừa hướng dẫn. 
Trẻ lắng nghe, xem cô làm mẫu.
·TTCB: 2 bàn tay, 2 gối chống xuống sàn, mắt nhìn phía trước.
·TH: Bò lần lượt tay phải, gối trái lên trước, tiếp tục bò tay trái gối phải lên tiếp theo, cứ thế đến cổng CB chui qua liên tiếp 3 cổng rồi đứng lên về cuối lớp. Chú ý không được để chạm người vào cổng. 
- Cô mới hai cháu khá lên thực hiện thử.Lớp quan sát.
Trẻ đứng ba hàng dọc thực hiện.
- Cô cho 3 trẻ lên thực hiện một lượt đến hết lớp. 
Mỗi trẻ thực hiện 3- 4 lần.
- Cô dùng cờ làm hiệu lệnh cho trẻ thực hiện và quan sát sửa sai, động viên và khen trẻ kịp thời.
- Những lần sau trẻ bò tự tin rồi cô cho ba đội thi đua với nhau.
- Ba đội bò thi đua với nhau.
- Cô giới thiệu trò chơi "Bẫy chuột".
Cách chơi: Các con chia thành hai nhóm, một nhóm làm chuột, một nhóm làm bẫy (2 cháu cầm tay nhau làm thành cái bẫy). Những cái bẫy rãi đều trong phòng, các chú chuột bò quanh và chui qua chui lại dưới các cái bẫy, vừa bò vừa kêu "chít...chít". Khi có tín hiệu bẫy sập thì hai cháu làm bẫy ngồi xuống (bắt chuột), nếu chú chuột nào bị bẫy chạm vào mình coi như bị bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục 2-3 lần, những lần sau đổi vai chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Trẻ xung phong lên chơi.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.Trẻ đi lại nhẹ nháng. Kết thúc.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Tạo hình
 ĐỀ TÀI: TÔ MÀU NGÔI NHÀ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng những nét cong, nét xiên, nét thẳng...Để tô màu vào tranh ngôi nhà và tô màu vàng vào các ô cửa hình vuông, tô màu  theo ý thích của mình.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh nhà ở, vệ sinh môi trường quanh vườn nhà.
2. Kỹ năng:
- Cầm bút tô màu, rèn tính chú ý chọn màu.
3. Thái độ:
- Tích cực hoàn thành sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
- Mô hình ngôi nhà có vườn ao chuồng...
- Tập tạo hình, bút chì đen, bút màu cho trẻ.
- Kệ trưng bày sản phẩm, cát sét, băng nhạc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Bài mới:
a. Quan sát mẫu, đàm thoại:
b. Trẻ thực hiện
c. Trưng bày SP:
4. Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài: "Nhà của tôi"
- Cô nói:Cô có hình ngôi nhà các con lại đây xem với cô nào!
- Cô hỏi:Các con có nhận xét gì về ngôi nhà? (Một ngôi nhà trệt, có nhiều ô cửa vuông, có cây xanh, lá, hoa, ao cá, chuồng gà...)
- Cô hỏi: Con có biết ngôi nhà này ở đâu không? (Ở vùng nông thôn)
- Vì sao con biết đây là ở vùng nông thôn? (Quanh nhà rất rộng, có vườn, ao chuồng...)
- Muốn cho nhà đẹp, sạch sẽ con phải làm gì? (Không vứt rác bừa bãi, thường xuyên quét dọn)
- Cô có tranh đẹp các con thích xem không?
- Tranh vẽ gì?
- Cô chỉ vào tranh 1: Đây là tranh ở vùng nào? (Nông thôn)
- Quanh nhà có gì? (Vườn, ao chuồng)
- Trong vườn có gì? (Cây, lá, hoa)
- Những chiếc lá, hoa, quả vẽ bằng những nét gì? (Nét cong, nét tròn)
- Cô chỉ vào những ô cửa ở tranh 2 và hỏi:
- Đây là những cái gì? (Những ô cửa)
- Những ô cửa có hình gì đây? (Hình vuông)
- Những ô cửa được tô màu gì? (Màu vàng)
- Con có nhận xét gì về 2 tranh này? (Tranh vẽ nhà vườn, ao chuồng, những ô cửa màu vàng...)
- Các con có thích vẽ thêm lá cây, hoa, quả và tô màu tranh nhà không?
- Theo con con dự định vẽ lá như thế nào? hoa là những nét gì? quả vẽ ra sao?
- Những ô cửa con dự định tô màu gì?
- Theo qui định của bài: Theo cô ô cửa tô màu vàng đẹp hơn.
(Lần lượt hỏi 1 số trẻ cách vẽ lá, hoa,quả, tô màu tranh).
+ Mỗi con có một ý tưỡng hay, cô mong các con vẽ và tô màu bức tranh đẹp.
+ khi ngồi vẽ tô màu con phải ngồi như thế nào?
- Cô tóm ý trẻ và nói cô chúc các con hoàn thành sản phẩm đẹp.
- Cô mở máy hát nhạc nhẹ những bài hát thuộc chủ đề.
- Cô bao quát lớp, giúp đở và động viên trẻ hoàn thành sản phẩm có sáng tạo.
- Thực hiện xong cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ thể dục chống mõi.
- Nhận xét sản phẩm: Cô mời vài trẻ nhận xét.
- Cô khen chung cả lớp và chọn vài sản phẩm đẹp để nhận xét
- Lớp đọc thơ: "Em yêu nhà em"
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Âm nhạc
 ĐỀ TÀI: CHÁU YÊU BÀ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát đúng nhạc, biết hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Chăm chú nghe hát.
- Chơi hứng thú trò chơi âm nhạc.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nghe hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc.
3.Thái độ:
-Có cảm hứng âm nhạc, thích hát, vỗ tay, chăm chú nghe hát, nghe nhạc.
II.CHUẨN BỊ:
- Cô tham khảo 2 bài hát "Cháu yêu bà" và "Tổ ấm gia đình" trước khi dạy .
- Cát sét, băng nhạc.
- Phách tre, trống lắc, bỏ vào giỏ đeo thắt lưng trẻ.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
a. Dạy hát:
b.Dạy vận động:
c. Nghe hát:
d. Trò chơi âm nhạc:
4. Kết thúc:
- Cô cho lớp chơi "xoáy trầu mời bà, pha trà mời ông"
- Trẻ vừa đọc "Xoáy trầu" ( Làm động tác xoáy trầu )
mời bà( Đưa 2 tay lễ phép, pha trà mời ông tương tự
- Cô hỏi: Gia đình cháu nào có ông bà ở cùng? Trẻ trả lời.
- Cô hỏi: Con đã làm gì giúp ông bà nào? Trẻ kể việc đã làm, giúp ông bà ở gia đình.
- Cô nói: Các con đã làm được thật nhiều việc tốt giúp ông bà, thật là đáng khen. Lớp vỗ tay.
- Hỏi: Thế các con có yêu ông bà mình không? Trẻ trả lời.
- Hỏi: Vậy các con có biết bài hát nào nói về tình yêu của ông bà với các con không? Trẻ nêu tên một số bài hát mà trẻ biết.
- Cô nói: Để nói lên tình cảm thắm thiết của bà với cháu, các con hãy hát 

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_de_to_am_gia_dinh.doc