Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Quê hương đất nước của bé

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu biết về lịch sử hào hùng của quê hương NT: Trận đầu đánh mỹ.

 - Biết một số di tích lịch sử: Tượng đài chiến thắng NT, căn cứ chu Lai Biết một số danh lam thắng cảnh như: Hố Giang Thơm, Bàn Than, biển Rạng

 - Biết được sự phát triển về kinh tế, du lịch, văn hóa – giáo dục của quê hương hiện nay.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng nói trọn câu. Phát triển khả năng quan sát, so sánh.

 3. Thái độ:

 - Có tình cảm yêu mến tự hào về quê hương Núi Thành.

 II. CHUẨN BỊ:

 + Không gian tổ chức: Trong lớp

 + Đồ dùng, phương tiện:

- Máy vi tính với các sile tranh vẽ về Núi Thành

- Tranh ảnh về Núi Thành

- Đồ dùng đồ chơi , giấy , bút màu.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Quê hương đất nước của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bút màu...
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Quan sát tranh
b. Trò chơi
4.Kết thúc
 - Lớp hát bài: “Quê hương tươi đẹp”
- - Hỏi trẻ bài hát có tên gọi là gì? Các con biết trong bài hát nói gì? (Trẻ kể theo ý của trẻ).
 - Cho trẻ xem một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, một số công ty (Ô tô Trường Hải, Khu công nghiệp Bắc Chu Lai...) đóng trên địa bàn Núi Thành trên máy vi tính.
- - Gợi hỏi trẻ vừa xem thấy gì? Những hình ảnh ấy ở đâu?
 - Quan sát tranh kết hợp đàm thoại.
- - Hình ảnh tượng đài Núi Thành:
 + Đây là hình ảnh tượng đài chiến thắng NT, được xây dựng sau ngày giải phóng quê hương thể hiện lịch sử hào hùng của quê hương ta trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
 - Tranh ảnh biển Bàn Than:
- + Các con thấy bàn Than như thế nào? (Bàn Than rất đẹp, có nhiều tảng đá...Có nhiều khách đến tham quan...)
 - Tranh ảnh hố Giang Thơm:
- + Con thấy phong cảnh như thế nào? Con nào được ba mẹ đưa đi rồi? Con kể cho cô và các bạn cùng nghe.
-- Bên cạnh đó, quê hương Núi Thành còn nổi tiếng là nơi có bãi biển Rạng rất đẹp, đặc biệt nổi tiếng với nhiều món hải sản rất ngon và bổ (Cá chuồng nướng, mực, tôm,cua...)
 + Vào dịp hè các con có được ba mẹ dẫn đi tắm biển không? Các con thấy biển Rạng như thế nào?
 - Hiện nay, quê hương ta đang phát triển, có rất nhiều nhà máy công ty như: Ô tô Trường Hải, Kính nổi, Công ty điện tử ....
- - Giáo dục trẻ biết tự hào, yêu quí về quê hương của mình.
- - Trò chơi:
+ Trò chơi 1: Lật tranh
- Các con ơi! Cô cháu mình cùng thi nhau khám phá về Núi Thành.
- Chia trẻ thành 2 đội thi nhau lật những bức tranh mang dấu hiệu đặc trưng của Núi Thành khi nghe cô đọc câu đố về: Biển rạng, Bàn Than, Tượng đài Núi Thành... 
(Sau mỗi lần chơi cô nhận xét khen trẻ)
 - Trò chơi 2: Thi ghép tranh:
 - Ba đội thi ghép tranh theo yêu cầu của cô.
- Đội nào ghép nhanh, không phạm luật, đúng theo yêu cầu của cô đội đó thắng.
 + Trò chơi 3: Tô màu tranh về tượng Đài Núi Thành.
 - Mỗi trẻ một tranh để tô. Nhận xét khen trẻ.
- Lớp đọc thơ: “Núi Thành quê em” (Tự biên).
Chuyển sang hoạt động khác.
Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 03 tháng 05 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC NÚI THÀNH
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Tạo hình
 ĐỀ TÀI : XÉ DÁN CHÙM HOA
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 -Trẻ dùng kỹ năng đã học để xé được sản phẩm.
 2. Kỹ năng:
 -Biết sắp xếp hài hoà về màu sắc, tạo khung cảnh thiên nhiên đẹp.
Khuyến khích trẻ sáng tạo.
 3. Thái độ:
 -Giáo dục trẻ tập trung, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm. 
 II. CHUẨN BỊ:
 + Tranh trên máy, các bài hát nói về quê hương.
 + Các loại chùm hoa, hồ, giấy màu
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Quan sát tranh
b. Trẻ thực hiện
4.Kết thúc
- Hát: “Hòa bình cho bé”
- Đất nước hòa bình các con được đến trường học vẽ nặn xé dán có vui không nào?
Hôm nay cô và các con cùng xé dán những chùm hoa thật đẹp để trang trí lớp nhé!
- Cô mỡ máy cho trẻ xem tranh:
Tranh 1: Cô đố trẻ trong tranh có những gì?
Tranh 2 :Còn tranh này có gì?
Cho trẻ nói về đặc điểm của các loại hoa chùm, hoa dây.
Cô và trẻ nhắc lại cách xé giấy màu thành các mảnh vụn to và nhỏ chắp lại thành chùm hay thành từng bông.
Cô có thể xé và dán gợi ý 1 vài kiểu đơn giản.
Sau khi xé xong con sẽ làm gì? Ai nói cách phết hồ và dán? Trẻ nêu ý định trẻ đã xé chùm hoa hay hoa dây.
Trẻ thực hiện: Cô mở nhạc về chủ điểm. Cô gợi ý, động viên . Quan sát hướng dẫn trẻ cách xé dán, cách trang trí cho đẹp. Chú ý phần sáng tạo của trẻ. 
Trưng bày nhận xét sản phẩm
- Hết giờ cho trẻ thể dục chống mỏi với bài: “Ồ sao bé không lắc”.
- Cô nói đây là toàn bộ sản phẩm của lớp mình các con xé dán rất đẹp. Vậy con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích sản phẩm đó.
- Vài ba trẻ nhận xét, sau đó cô nhận xét lại và tuyên dương.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí sản phẩm đã tạo ra.
- Hát bài: “Quê hương em” chuyễn sang hoạt động khác.
 Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 03 tháng 05 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC NÚI THÀNH
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Thể dục
 ĐỀ TÀI : BÒ QUA CỔNG
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết bò bằng bàn tay và cẳng chân, khi bò mắt nhìn thẳng về phía trước, khi chui qua cổng lưng không chạm vào, biết bò phối hợp tay chân nhịp nhàng.
 2. Kỹ năng:
 - Trẻ biết ích lợi trong việc tập thể dục
 3. Thái độ:
 - Trật tự trong khi tập
 II. CHUẨN BỊ:
 - Vạch chuẩn, cổng.
 - Sàn nhà sạch sẽ, thoáng mát.
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Khởi động: 
2. Trọng động:
a. BTPTC:
3. Vận động cơ bản:
a. Trẻ thực hiện:
b. Trò chơi:
4. Hồi tĩnh:
 - Hôm nay cô sẽ cho các con đi thăm quan bàn than một cảnh đẹp của quê hương Núi Thành các con có thích không?
 - Để không bị lạc các con hãy nối đuôi nhau thành vòng tròn đi theo yêu cầu của cô nhé!
 - Trẻ chuyển thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài: “Quê hương tươi đẹp” kết hợp đi các kiểu chân và đi theo yêu cầu của cô.
 - Đã đến bàn than rồi các con đi bộ có mỏi chân không?
 - Để hết mỏi chân cô cháu ta cùng tập bài tập phát triển chung nhé!
 - Trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
 - Tay vai: Tay đưa ra trước lên cao.
- Chân: Ngồi xuống đứng lên.
- Bụng: Hai tay chống hông quay người sang hai bên.
- Bật : Bật tại chổ.
 + Bò chui qua cổng.
 - Cô hỏi trẻ bàn than có gì? (Có biển và có núi)
 - Cô cháu ta cùng leo núi bàn than nhé!
 - Núi cao và gồng ghềnh đá nên leo dễ bị ngã vì vậy cô phải bò từ từ và bò cẩn thận, các con nhìn cô leo núi trước nhé!
 - Cô kẻ vạch chuẩn, đặt cổng.
 - Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích.
 - Cô làm mẫu lần 2: kết hợp giải thích. 
 - Khi nghe tín hiệu lên đứng sát vạch chuẩn, nghe tín hiệu lần 2 bắt đầu bò bằng bàn tay bàn chân, bò tới cổng chui qua lưng không được chạm vào, khi bò phối hợp tay chân nhịp nhàng, mắt nhìn về phía trước, bò đến vạch đích đứng lên đi về cuối hàng.
 - Mời 2 trẻ lên bò cho cả lớp xem.
 + Lớp thực hiện:
 - Lần lượt cho 2 trẻ ở 2 hang lên thực hiện.
 - Lần 2 cho 4 trẻ ở 2 hàng lên thực hiện cô quan sát sửa sai cho trẻ.
 - Lần 3 cho 2 đội thi đua.
 Trò chơi vận động: 
 - Cô cháu ta cùng tổ chức trò chơi: “kéo co”.
 - Cô nói cách chơi và luật chơi.
 - Cho trẻ chơi 3-4 lần.
 + Hồi tỉnh
 - Lớp mình vừa đi thăm quan Bàn Than các con thấy có vui không? Có mệt không? Các con ngồi xuống bóp tay, chân cho đỡ mỏi.
 Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 04 tháng 05 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC NÚI THÀNH
HOẠT ĐỘNG CHUNG: Âm nhạc
 ĐỀ TÀI : HÒA BÌNH CHO BÉ
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 1. Kiến thức:
 - Trẻ hát thuộc rõ lời, thể hiện sự vui tươi nghộ nghĩnh.
 - Trẻ hiểu nội dung bài hát: “Hoà bình cho bé” .
 2. Kỹ năng:
 - Thông qua trò chơi, phát triển tai nghe, khả năng cảm 
thụ âm nhạc
 3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ yêu quê hương.
 II. CHUẨN BỊ:
+ Không gian tổ chức: Địa điểm trong lớp.
+ Đồ dùng phương tiện: Giáo án điện tử. 
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Dạy vận động
b. Cô hát trẻ nghe
c. Trò chơi âm nhạc
4.Kết thúc
- Đất nước hoà bình, bé yêu quê hương , bé cùng nhau múa hát chào đón hoà bình.
- Vậy lớp chúng ta cùng với bé hát bài “ Hoà bình cho bé” của tác giả Huy Trân nhé!
- Bài hát này các con thuộc chưa? (Trẻ trả lời).
- Cô và trẻ cùng hát nhún 2 lần.
- Chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình, mọi người ai cũng yêu hoà bình.
- Cho trẻ chon vận động: Thống nhất lớp mình chọn vận động múa nhé!
- Cô mỡ máy hát cô múa cho trẻ xem, lần 1 soi gương, lần 2 cùng chiều.
- Cô hướng dẫn động tác múa, cho trẻ múa theo cô từng câu đến hết bài. Lớp múa 2 – 3 lần. - Cô chú ý sửa sai.
- Hát, múa theo nhóm, tổ, thi đua 1 vài cá nhân. 
 + Nghe hát : “ Em nhớ Tây Nguyên”
- Nắng sớm mai rất nhè nhẹ, có những giọt sương long lanh đọng trên lá non, làm cho các bạn nhỏ đều nhớ về Tây Nguyên của mình, qua bài: “Em nhớ Tây nguyên” các con sẽ rõ nhé!
- Cô hát cho trẻ nghe lần1. 
- Lần 2 máy hát cô minh hoạ.
+ Chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
- Cô gọi trẻ A lên bảng và đội mũ chóp kín mắt. Trẻ B đem đồ vật đi giấu sau lưng bạn nào đó. Sau khi trẻ B giấu xong, trẻ A bỏ mũ và đi tìm đồ vật đó. Trong khi trẻ A đi tìm, các trẻ khác hát nhỏ, khi trẻ A đến gần đồ vật, các trẻ hát to hơn để báo hiệu cho trẻ A đã đến gần nơi cất giấu đồ vật. Nếu trẻ A không tìm thấy đồ vật thì các trẻ hát nhỏ lại cho đến khi trẻ A tìm được đồ vật mới thôi.
+ Hát: “Hoà bình cho bé”.
 Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 05 tháng 05 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC NÚI THÀNH
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Toán
 ĐỀ TÀI : ÔN SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 5
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 - Dạy trẻ so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
 - Trẻ sử dụng 1 số từ thêm, bớt, bằng nhau.
 2. Kỹ năng:
 - Giáo dục trẻ khả năng phán đoán, suy luận, quan sát, so sánh.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ tính linh họat trong khi hoạt động
 II. CHUẨN BỊ:
 + Không gian tổ chức: Địa điểm trong lớp.
 + Đồ dùng phương tiện: 1 số đồ dùng có số lượng 5, 5 bông hoa, 5 lá cờ, 5 bạn gái.. Đồ dùng của cô tương tự như trẻ nhưng kích thước lớn hơn. 1 số đồ dùng để xung quanh lớp.
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Ôn nhận biết S L trong phạm vi 5
b. Thêm bớt, phân chia.
4.Kết thúc
- Lớp hát bài: “Hòa bình cho bé”
- Đất nước hoà bình, bé yêu quê hương, bé cùng nhau múa hát chào đón hoà bình. Nào lớp chúng ta cùng múa hát. 
 - Cả lớp cùng kiểm tra và đếm xem nhóm nào dán nhanh và đúng số lượng.
+ Ôn tập nhận biết số lượng trong phạm vi 5:
 - Trò chơi: “Thi xem ai dán nhanh”.
+ Nhóm 1: Dán cho cô 5 hoa hồng.
+ Nhóm 2: Dán cho cô 5 quả cam
+ Nhóm 3: Dán cho cô 5 bạn gái
+ Nhóm 4: Dán cho cô 5 Bạn trai
 + Thi tài vẽ: Đọc thơ “Em vẽ”
- Bài thơ nói em vẽ những gì ?Thế các con có thích vẽ không nào?
- Nhóm 1: Hãy vẽ đủ số lượng chấm tròn là 5.
- Nhóm 2: Hãy gạch bỏ bớt để đủ số lượng đã cho là 5.
- Nhóm 4: Tô 

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_choi_chu_de_nhanh_que_huong_dat_nuoc_cua.doc
Giáo án liên quan