Giáo án dạy học Lớp Chồi - Chủ đề: Hoa quả xung quanh bé-Bé vui đón Tết - Võ Thị Kim Hương
1. Phát triển thể chất
- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lí đối với sức khoẻ con người (cần ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt )
- Biết phối hợp tốt các vận động tay, mắt. Biết kiểm soát được vận động đi, chạy
- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động: tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây.
- Biết một số thực phẩm nguồn gốc thực vật và lợi ích của chúng.
- Phát triển tính kiên trì, nhanh nhẹn, thông qua các trò chơi dân gian: Kéo co, thả đỉa ba ba
- Dinh dưỡng: Nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong ngày Tết: Bánh chưng,mứt, dưa món, chả lụa
2. Phát triển nhận thức
- Quan sát, hiểu và giải thích được quá trình phát triển của cây, biết phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa cây cối với môi trường sống của cây (đất nước, không khí,ánh sáng )
- Biết so sánh sự giống và khác nhau của một số cây, hoa, quả. Biết cách phân loại một số loại rau:ăn lá, ăn củ, ăn quả theo 2 – 3 dấu hiệu và giải thích tại sao.
- Biết cách phân nhóm cây theo loài, nơi sống hoặc theo lợi ích của cây.
- Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 8. Tách gộp các đối trong phạm vi 6. Biết đo độ dài bằng một đơn vị đo nào đó. Chắp ghép các hình hình học để tạo thành 1 hình mới
- Có một số kiến thức sơ đẳng về ngày Tết nguyên đán của người việt Nam. (Phong tục, các loại trái cây, hoa quả, các món ăn trong ngày Tết )
- Biết được các đặc điểm đặc trưng của mùa Xuân (thời tiết, cây cối, con vật). Biết được một số lễ hội trong ngày Tết tại các địa phương (kéo co, đô vật mùa xuân )
haùp: Gôïi yù ñeå treû troø chuyeän thaûo luaän veà chuû ñeà chôi, caùch chôi Troïng taâm quan saùt: Quan saùt khaê naêng phoái hôïp nhau cuøng chôi Quan saùt kyõ naêng taïo hình: Naën, laøm quen giaáy, buùt, veõ Nề nếp khi cháu tham gia chơi, thỏa thuận phân vai trước khi chơi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG SÁNG (từ 10/01/2011 à 14/01/2011) I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên các bạn trong tổ. Quan tâm đến thông tin thời sự - Cùng chia sẽ với cô và bạn - Chú ý lắng nghe cô và bạn nói II/ Chuẩn bị: Các loại bảng biểu (điểm danh, thời tiết, thời gian, chế độ sinh hoạt, thông tin ) III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Điểm danh: Tập cho các tổ trưởng kiểm tra xem tổ mình có vắng bạn nào không? Báo cáo cho cô và các bạn cùng nghe à Sau đó các tổ trưởng lên gắn hình bạn vắng Cô đếm xem có mấy bạn vắng 2/ Đàm thoại thời gian: Hôm qua thứ mấy? ngày? Tháng? à Cháu lên gở lịch và chỉ vào lịch nói to “hôm nay thứ mấy? ngày mấy? tháng mấy? năm? à Cháu gắn thứ, ngày, tháng 3/ Quan sat thời tiết Bầu trời hôm nay như thế nào? Gió mạnh hay gió nhẹ? Tại sao con biết? à cháu lên gắn biểu tượng thời tiết 4/ Trò chuyện đầu tuần: Hỏi xem thứ bảy, chủ nhật ở nhà cháu làm gì? Đi đâu chơi? Giúp đỡ mẹ những công việc gì? Và nhắc nhở tiêu chuẩn bé ngoan 5/ Giới thiệu sách, chủ đề nhỏ, tâm trạng, chế độ sinh hoạt KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I/ Mục đích yêu cầu: - Biết tên đặc điểm của cây bàng, , lợi ích của cây xanh đối với sức khỏe của trẻ - Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi vui vẻ. - Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây... II/ Chuẩn bị: - Cô: hệ thống câu hỏi gợi mở... - Trẻ: mũ cáo và thỏ, cát, nước, các chai to- nhỏ khác nhau, các dụng cụ để đông nước, mo cau, dây thun. III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Quan sát: Cây Xoài - Trẻ tự quan sát nêu nhận xét và gọi tên cây - Gợi hỏi trẻ : + Con biết gì về cây này? + Nó có những bộ phận nào? + Thân cây như thế nào? + Rễ cây làm nhiệm vụ gì? +Nó thuộc nhóm cây nào? Cây lấy gỗ, cây cảnh hay cây ăn quả..? GD:Cây cho ta gì? Vì vậy các bạn phải làm gì để bảo vệ cho cây tươi tốt, mau lớn.... 2/ TCVĐ: Bắt vịt con - Cách chơi: Tất cả các bạn đứng trong vòng tròn làm thỏ, bạn còn lại núp trong bụi cây làm cáo khi các bạn thỏ đi kiếm ăn thì cáo rình và bắt thỏ - Luật chơi Ai bị bắt sẽ ra ngoài 1 lần chơi 3/ TCDG: Dung dăng dung dẻ - Cách chơi: Cho trẻ nắm tay với nhau và vừa đi vừa nắm tay nhau dung dăng kết hợp đọc bài đồng dao.Đến câu cuối trẻ ngồi thụp xuống. 4/ Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, chơi cát, đong nước, bóng, kéo mo cau, nhảy dây Thứ hai, ngày 10 tháng 01 năm 2011 KPKH “TRÒ CHUYỆN VỀ 1 SỐ LOẠI CÂY” I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết về gọi tên, nêu đặc điểm của từng loại cây xanh, lợi ích. -Có một số kỹ năng : quan sát, phán đoán, so sánh 2 loại cây -Thể hiện sự quan tâm chăm sóc các loại cây cảnh trong sân trường. II/ Chuẩn bị: - Cô: +Hình ảnh về một số loại cây trên máy tính, cây thật trong sân trường + Băng nhạc về những bài hát có liên quan:Lá xanh, .. + Cho cháu dạo quanh sân trường quan sát III/ Tổ chức hoạt động: vHoạt động 1: Ổn định: TC: “Gieo hạt” Quan sát Mở máy cho trẻ xem một số loại cây =>Cho cháu tự do khám phá theo tính tò mò của mình vHoạt động 2: Đàm thoại Con biết gì về những cây xanh cô vừa cho con quan sát? Cây này có tên là gì? Nó có những bộ phận nào? Vì sao ta phải trồng cây xanh? GD cháu biết chăm sóc, bảo vệ các loại cây trong sân trường cũng như ở nhà So sánh - Cây Xoài Cây bàng Quả xoài ăn được Quả bàng nhỏ không ăn được Lá dài Lá tròn Nhóm cây ăn quả Nhóm cây bóng mát v Hoạt động 3:Luyện tập - TC Ai nhanh nhất Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm thi đua xem nhóm nào bật nhanh và gắn được nhiều lá cho cây - Vẽ các loại cây xanh mà trẻ yêu thích. *Kết thúc: Cô và trẻ cùng hát bài “Lý cây xanh” Đánh giá: Thứ ba, ngày 11 tháng 01 năm 2011 Toán: SO SÁNH CHIỀU CAO 2 ĐỐI TỰƠNG I/ Mục đích yêu cầu: Trẻ biết yêu cầu của cô và thực hiện theo yêu cầu Trẻ biết cách so sánh chiều cao hai đối tượng Hứng thú tham gia vào hoạt động II/ Chuẩn bị: Đồ dùng cho cô và trẻ Hình ảnh trên máy tính III/ Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1:Ổn định hát vận động Cây xanh TC: “Kết bạn” Cô yêu cầu trẻ tìm cho mình một người bạn cao hơn hoặc thấp hơn mình và hỏi trẻ xem bạn nào cao hơn bạn nào thấp hơn? Vì sao? TC: Thi xem ai nhanh Cho trẻ tìm xung quanh lớp xem có đồ vật nào cao hơn hoặc thấp hơn và nhận xét. Hoạt động 2: Dạy So sánh chiều cao hai đối tượng Cô cho trẻ xem hình ảnh trên máy và hỏi trẻ cây nào cao hơn cây nào thấp hơn? Tại sao? Cô hướng dẫn cho trẻ cách so sánh chiều cao hai đối tượng Đặt hai cây có chiều cao bằng nhau trên một mặt phẳng. Các bạn xem hai cây này như thế nào so với nhau? Cô tiếp tục đặt hai cây có chiều cao không bằng nhau và hỏi trẻ? Hai cây hoa này như thế nào? Khi đặt và so sánh các bạn phải đặt như thế nào? (đặt hai cây trên một mặt phẳng) Hoạt động 3: Luyện tập TC: Tìm bạn thân - Cô phát cho mỗi trẻ một cây có chiều cao bằng nhau và chiều cao không bằng nhau. Yêu cầu trẻ tìm cho mình một người bạn thân có cằm cây có chiều cao bằng hoặc không bằng nhau thành một cặp theo hiệu lệnh của cô. Kết thúc: Nhận xét , tuyên dương Đánh giá: Thứ tư, ngày 12 tháng 01 năm 2011 Âm nhạc DẠY HÁT: Lá xanh TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật I/ Yêu cầu: - Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu, rõ lời. Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung. - Biết thể hiện tình cảm qua bài hát, vận động sáng tạo và nhịp nhàng theo nhạc. - Biết yêu quí và chăm sóc cây II/ Chuẩn bị: Băng dĩa nhạc, .. III/ Tổ chức hoạt động: HĐ1: Ổn Định: “ Ngắm hoa” Trò chuyện với trẻ về các loại cây Giới thiệu tên bài hát + tác giả Cô hát lần 1 Nội dung : Bài hát nói về những các loại cây xanh đung đưa trước gió như mời gọi các bạn nhỏ cùng chơi đùa... Lần 3: Cô vận động theo nhạc Đàm thoại: + Trong bài hát nói về điều gì? + Làm thế nào để cây tươi tốt mau lớn? HĐ2: Dạy hát Dạy hát: Cô mời cháu hát theo cô. Gọi tổ, nhóm, cá nhân hát =>cô chú ý sửa sai cho cháu. Tổ chức biểu diễn văn nghệ. HĐ3: Nghe tiếng hát tìm đồ vật Giới thiệu cho trẻ nhắc lại cách chơi Cô cho trẻ chơi 4-5 lần TC: “Uống nước chanh” Kết thúc: Nhận xét- tuyên dương Đánh giá: Thứ năm, ngày 13 tháng 01 năm 2011 Truyện: CÂY TÁO THẦN I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung truyện, biết đóng vai theo nhóm và kể lại truyện - Trẻ chú ý nghe và trả lời các câu hỏi của cô - Biết nhường nhịn bạn và quan tâm đến bạn... II/ Chuẩn bị: - Hình ảnh truyện (trên powert point) III/ Tổ chức hoạt động: vHoạt động 1: ổn định- trò chuyện: - Ổn định: Cô tạo tình huống “ cho nghe tiếng khóc của 1 bạn nhỏ” - Các bạn có nghe gì không ? =>Cô và các bạn cùng ra xem ai khóc nghe! -Vì sao bạn ấy khóc ? (vì bạn không được chơi chung đồ chơi của bạn A) -Vậy chúng ta cần làm gì để bạn không buồn nữa ? (...rủ bạn cùng (học) chơi chung với mình nhé !) => Cô cũng có một câu chuyện tương tự như vầy các con có muoi61n nghe không ? - Giới thiệu truyện” Cây táo thần” vHoạt động 2: Kể truyện - Cô kể lần 1: diễn cảm + nội dung: “có một bạn nhỏ rất ích kỷ đã đuổi các bạn nhỏ không cho chơi và ăn các trái táo ngon....” - Cô kể lần 2: qua hình ảnh (trên máy) vHoạt động 3: Đàm thoại - Truyện có tên là gì ? - Trong câu truyện có những nhân vật nào? - Bạn nhỏ đã làm gì khi thấy các bạn nhỏ? -Khi các bạn nhỏ bị đuổi đi cậu bé đã mơ thấy gì? - Sau khi mơ xong bạn nhỏ đó đã làm như thế nào? - Nếu là các bạn thì bạn sẽ làm gì? => GD: Qua câu truyện các bạn phải làm như thế nào..? v Hoạt động 4: Trẻ kể truyện - Cho trẻ chia thành các nhân vật trong truyện theo nhóm và kể lại truyện Kết thúc: Nhận xét- kết thúc Đánh giá: . Thứ sáu, ngày 14 tháng 01 năm 2011 TẠO HÌNH XÉ DÁN LÁ CÂY I/ Mục đích yêu cầu: - Cháu nhận biết nhiều loại cây khác nhau về màu sắc, hình dạng. - Biết sử dụng các kỹ năng xé nhỏ phết hồ và dán, để hoàn thành sản phẩm - Hứng thú với hoạt động và có ý thức giữ gìn đồ dùng trong lớp. II/ Chuẩn bị: - Cô: tranh mẫu về lá cây - Trẻ: bàn, ghế, bút màu, giấy có vẽ sẳn các thân cây III/ Tổ chức hoạt động: vHoạt động 1: Quan sát góc thiên nhiên - Ổn định: Cô và trẻ vận động bài “Cây xanh” + Cô cho trẻ ra sân và quan sát góc thiên nhiên của lớp và đàm thoại cùng trẻ Các bạn quan sát góc thiên nhiên của mình bạn thấy có những loại cây nào? Lá của cây như thế nào? Có dạng hình gì? +Lá có màu gì ? Lá vàng thì sao?... + Cách chăm sóc cây như thế nào? vHoạt động 2: Quan sát mẫu Cô cho cháu xem tranh mẫu và nhận xét tranh: màu sắc, bố cục, . Cô xé cho trẻ xem một số lá cây dạng tròn, dài, xé nhỏ cách dán hồ Ý tưởng của con để xé các lá gì? (Trẻ tự nêu) vHoạt động 3: Trẻ thực hiện -Cô quan sát, theo dõi hướng dẫn khi trẻ gặp khó khăn trong lúc trẻ thực hiện. Gợi ý trẻ thể hiện thêm những chi tiết sáng tạo (cách dán hồ, vẽ lá xanh, lá vàng) vHoạt động 4: Nhận xét sản phẩm Cho cháu quan sát và nêu nhận xét tranh của mình, của bạn. Gợi hỏi trẻ có hài lòng chưa? Kết thúc: nhận xét- tuyên dương Đánh giá: ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 CÂY XANH Thời gian thực hiện: chiều thứ sáu I/ Chuẩn bị: - Khách mời: Cô lớp cạnh lớp - Hướng dẫn viên: Giáo viên lớp - Ghép bàn đôi, có màu nước II/Tổ chức hoạt động: 1/ Hoạt động 1: Tạo hừng thú cho trẻ Mở nhạc cô và cháu cùng và vận động bài hát: “Vườn cây của ba” Cô hỏi trẻ: + Các bạn vừa học chủ đề gì ? + Các bạn đã làm được những sản phẩm gì ? + Các bạn hãy đặt tên cho sản phẩm của mình? GV ghi lên sản phẩm cho trẻ. + Các cháu trưng bày sản phẩm, cháu tự sắp xếp 2/ Hoạt động 2: Trưng bày các sản phẩm Sau khi đã trưng bày, các cháu lần lượt cùng xem tranh, cùng trò chuyện về nội dung tranh mà của mình và của các bạn thể hiện Mời khách mời cùng xem tranh và giới thiệu sản phẩm do các bạn trong lớp tự tạo ra 3/ Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ Cô dẫn chương trình và giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho cháu biểu diễn Cháu lên và tự giới thiệu tên bài hát (các bài hát đã học) Cháu mời tiết 1 số bạn lên hát và múa minh hoạ theo bài hát Duy
File đính kèm:
- giao_an_day_hoc_lop_choi_chu_de_hoa_qua_xung_quanh_be_be_vui.doc