Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 14 - Phạm Thị Hiên

Tiết 1; Chào cờ

Tiết 2:3 Tập đọc - Kể chuyện

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

 A/ Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẩn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiếu ND: Kim Đồng là một người liên lạc rất nanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẩn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa ( hs khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện

- GDHS tinh thần dũng cảm vượt khó khi gặp khó khăn.

 B/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh mih họa truyện trong SGK, bản đồ VN để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 14 - Phạm Thị Hiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng
 - GDKNS Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
 B/ Đồ dùng dạy học: 
 - Các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và 55, tranh ảnh về một số cơ quan của tỉnh.
 C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT bài “Không chơi các trò chơi nguy hiểm “.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 
* Bước 1 -Yêu cầu lớp chia thành các nhóm 
(mỗi nhóm 4 học sinh) quan sát các hình minh họa trong SGK trang 52, 53 ,54 thảo luận theo gợi ý:
+ Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình ?
* Bước 2 : - Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp .
- KL: Ở mỗi tỉnh (TP) đều có các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho nhân dân.
* HĐ 2: Nói về tỉnh(TP) nơi bạn đang sống . 
 Bước 1 : Hướng dẫn .
- Yêu cầu HS đưa tranh ảnh, họa báo về một số cơ quan hành chính của tỉnh như cơ quan văn hóa , y tế , hành chính vv... đã sưu tầm được theo nhóm.
Bước 2: - Mời đại diện các nhóm trưng bày các tranh ảnh sưu tầm được và lên giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm việc tốt. 
-Cần có ý thức gắn bó và xây dựng quê hương ngày càng giàu dẹp. 
c) Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- chuẩn bị bút vẽ, bút màu để giờ học sau vẽ tranh. 
- 2HS trả lời về nội dung bài học trong bài "Không chơi các trò chơi nguy hiểm".
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận.
- Lần lượt từng cặp lên trình bày trước lớp mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Các nhóm trình bày, xếp đặt các tranh ảnh sưu tầm được và cử đại diện lên giới thiệu trước lớp.
- Lớp quan sát nhận xét và bình chọn.
-HS lắng nghe
-------------------------------------------------------------------
NS 18/11/2012 ND Thứ 4 ngày 213/11/2012
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
 A/ Mục tiêu:
 - Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán ,giải toán ( có một phép chia 9 ).
 - Giáo dục HS thích học toán.
 B/ Đồ dùng dạy học:
 C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 4 trang 68.
- KT 1 số em về bảng chia 9. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả từng cột tính
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2 : - Yêu cầu một em nêu yêu cầu bài. 
-Yêu cầu 1HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở. 
- Yêu cầu từng cặp đổi vở để KT bài nhau.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài .3 
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vơ.û 
- Gọi một em lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
Bài 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cho HS đếm số ô vuông trong mỗi hình, rồi tìm 
 Số ô vuông.
- Gọi HS nêu kết quả làm bài.
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 9.
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 1HS lên bảng làm bài tập 4. 
- Hai em đọc bảng chia 9.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 1HS nêu yêu cầu BT.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- Nêu miệng kết quả nhẩm. 
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
 9 x 6 = 54 9 x 7 = 63 9 x 9 = 81
 54 : 9 = 6 63 : 9 = 7 81 : 9 = 9 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện nhẩm tính ra kết qua.û 
- 1 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận bài làm trên bảng, bổ sung.
- Đổi chéo vở để KT bài nhau. 
SBC
27
27
27
63
63
63
SC
9
9
9
9
9
9
Thương
3
3
3
7
7
7
- Một em đọc bài toán.
- Nêu:cần xây 36 ngôi nhà, đã xây được số nhà đó. Hỏi còn phải thêm mấy ngôi nhà?
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung:
Giải :
Số ngôi nhà đã xây là :
36 : 9 = 4 (ngôi nhà)
Số ngôi nhà còn phải xây thêm là :
36 – 4 = 32 (ngôi nhà)
 Đ/S: 32 ngôi nhà 
- Một học sinh nêu đề bài: Tìm số ô vuông của mỗi hình.
- HS tự làm bài.
- Nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
a/ số ô vuông là: 18 : 9 = 2 (ô vuông) 
b/ số ô vuông là: 18 : 9 = 2 (ô vuông)
- Đọc bảng chia 9.
	--------------------------------------------------------
Tiết 3: Mĩ thuật 
	ĐC HẬU DẠY
	--------------------------------------------------------------------
Tiết 3: LTVC
ÔN TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM 
ÔN TẬP CÂU "AI THẾ NÀO?"
 A/ Mục tiêu: 
 - Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1 )
Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2)
Tìm đúng bộ phân trong câu trả lời câu7 hỏi Ai ( con gì, cái gì )? Thế nào? (bt3)
GDHS yêu thích học tiếng việt. .
 B/ Đồ dùng dạy học
 - Bảng lớp viết sẵn bài tập 1. Một tờ giấy khổ to kẻ bảng ở bài tập 2.
 C/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS làm lại bài tập 1 và 3 tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: -Yêu cầu một em đọc nội dung bài tập1.
- Mời một em đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương.
- Hướng dẫn nắm được yêu cầu của bài:
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì ?
+ Sông Máng ở dòng thơ 3và 4 có đặc điểm gì ?
+ Trời mây mùa thu có đặc điểm gì?
- GV gạch dưới các từ chỉ đặc điểm.
- Gọi 1HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong đoạn thơ.
- KL: Các từ xanh, xanh mát, xanh ngắt, bát ngát là các từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây, mùa thu.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
Bài 2 : - Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu trao đổi thảo luận theo nhóm .
- Mời hai em đại diện lên bảng điền vào bảng kẻ sẵn.
- Mời một em đọc lại các từ sau khi đã điền xong.
- Giáo viên và học sinh cả lớp theo dõi nhận xét.
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 3, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 3 em lên bảng gạch chân đúng vào bộ phận trả lời trong câu hỏi vào các tờ giấy dán trên bảng.
- Yêu cầu đọc nối tiếp đọan văn nói rõ dấu câu được điền.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
c) Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
- 2 em lên bảng làm bài tập 1 và 3, mỗi em làm một bài .
- lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Một em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập1. 
- Một em đọc lại 6 dòng thơ của bài Vẽ quê hương.
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
+ Tre xanh , lúa xanh 
+ xanh mát , xanh ngắt 
+ Trời bát ngát , xanh ngắt .
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- Một học sinh đọc bài tập 2 .
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo .
- Cả lớp hoàn thành bài tập .
- Đại diện hai nhóm lên bảng thi điền nhanh , điền đúng vào bảng kẻ sẵn.
- Hai em đọc lại các từ vừa điền. 
Sự vật A
So sánh
Sự vật B
Tiếng suối 
trong 
tiếng hát 
Ông - bà 
hiền 
hạt gạo
Giọt nước 
vàng 
mật ong 
- 2 em đọc nội dung bài tập 3.
- HS làm bài cá nhân vào VBT: gạch chân đúng vào các bộ phận các câu trả lời câu hỏi Ai ( con gì, cái gì?) và gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Thế nào ?
- 1HS làm bài trên bảng lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. 
- HS chữa bài trpng vở (nếu sai). 
- Hai học sinh nhắc lại nội dung bài.
	----------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập đọc
NHỚ VIỆT BẮC
 A/ Mục tiêu: 
Rèn đọc đúng các từ: Việt Bắc, thắt lưng, đan nón, chuốt, ...
Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
Hiểu ND: Ca ngợi đất nước và con người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi ( trả lời được các câu hởi trong SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu)
GDHS yêu quê hương đất nước.
 B/ Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 em nối tiếp kể lại 4 đoạn câu chuyện "Người liên lạc nhỏ" theo 4 tranh minh họa.
+ Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm ntn?
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
 b) Luyện đọc:
 * Đọc diễn cảm toàn bài.
 * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau, mỗi em đọc 2 dòng thơ. 
- GV sửa lỗi HS phát âm sai. 
- Gọi học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ , khổ thơ nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong bài thơ.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ngữ mới và địa danh trong bài .(Đèo, dang , phách , ân tình )
- Yêu cầu học sinh đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 dòng thơ đầu và TLCH:
+ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? 
- Yêu cầu 1HS đọc từ câu thứ 2 cho đến hết bài thơ, cả lớp đọc thầm. 
+ Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đẹp? 
+ Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi? 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm cả bài thơ .
+ Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc ?
- Giáo viên kết luận.
d) Học thuộc lòng bài thơ :
- Mời 1HS đọc mẫu lại bài thơ .
- Hướng dẫn đọc diễn cảm từng câu với giọng nhẹ nhàng tha thiết.
- Tổ chức cho học sinh HTL 10 dòng thơ đầu.
- Yêu cầu 3 em thi đọc tuộc lòng 10 dòng đầu 
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất. 
d) Củng cố - Dặn dò:
- Bài thơ ca ngợi gì ?
- Dặn về nhà tiếp tục HTL bài thơ và xem trước bài mới.
- 4 em lên tiếp nối kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện. 
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu ( mỗi em đọc 2 dòng thơ), kết hợp luyện đọc các từ ở mục A
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em một khổ thơ. 
- Tìm hiểu nghĩa các từ mới sau bài đọc. Đặt câu với từ ân tình: 
Mọi người trong xóm em sống với nhau rất ân tình, tối lửa tắt đèn có nhau.
- Đọc từng câu thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ .
- Cả lớp đọc thầm hai dòng đầu của khổ thơ 1 và trả lời: 
+ Nhớ cảnh vật, cây cối, con người ở Việt Bắc.
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+ Việt Bắc đẹp : Rừng xanh hoa chuối đỏ tư

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_3_tuan_14_pham_thi_hien.doc
Giáo án liên quan