Giáo án dạy học buổi 2 Lớp 2 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Yên
Hoạt động 1: Củng cố và rèn KN thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
26 + 18 94 – 38
45 + 45 80 – 46
37 + 25 100 - 55
- Goi hs nêu yêu cầu của BT
- GV yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài
- GV nhận xét củng cố cách đặt tính và kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100
------------------------------------------ Chính tả Tìm ngọc A. Mục tiêu - Rèn KN nghe viết đoạn 1,2: “ Tìm ngọc” - Học sinh trung bình viết đúng, rõ ràng . - Học sinh khá, giỏi viết đẹp, trình bày sạch sẽ. - Phân biệt chữ có âm r/d/gi B. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần viết. C .Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bài GV treo bảng phụ H : đoạn chép này từ bài nào ? -GV đọc bài -Gọi HS đọc lại. H: Do đâu mà chàng trai có viên ngọc quý? - Ai đã đáng tráo viên ngọc? H: Bài chính tả có mấy câu ? H: Chữ đầu câu viết như thế nào *Hướng dẫn viết từ ngữ khó: -GV gạch chân những từ ngữ khó trong bài. -Yêu cầu HS viết bảng con. -GV nhận xét, sửa sai. *Hướng dẫn viết bài: - GV đọc cho hs viết bài vào vở ô li. -GV nhắc nhở HS cách trình bày bài. -HD cho HS soát lỗi. *Thu- chấm bài: -GV chấm, nhận xét và chữa lỗi chính tả. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm BT Bài 1: Tìm từ có tiếng chứa r, d, gi có nghĩa như sau : a. Trái nghĩa với trẻ b. Làm dính lại bằng hồ c. Dùng nước làm cho sạch Bài 2: Thi tìm nhanh các tiếng có âm r, d, gi - Nhận xét, chốt, tuyên dương nhóm thắng cuộc. * Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Tuyên dương những em viết đúng, đẹp, trình bày đúng yêu cầu. - Dặn hs chuẩn bị tiết sau. Hoạt đông của HS - 2 hs đọc đoạn chép trên bảng. - Cả lớp đọc đồng thanh - HS lắng nghe. - Hs: đọc - Do chàng trai cứu con rắn nước nên Long Vương tăng cho viên ngọc quý. - - người thợ kim hoàn đã đánh tráo viên ngọc. - 6 câu - Viết hoa. - Cả lớp viết bảng con. - HS nghe và viết bài vào vở. - HS đổi vở soát lỗi. Bài 1: HS suy nghĩ trả lời. a. Trái nghĩa với trẻ : già b. Làm dính lại bằng hồ: dán c. Dùng nước làm cho sạch: rửa - Hai nhóm tiếp sức. Các nhóm đọc lại kết quả. - HS chú ý theo dõi. -------------------------------------------------- Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012 Luyện từ và câu Ôn tập A. Mục tiêu. - Củng cố về từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. - Củng cố về mẫu câu Ai(cái gì, con gì) là gì?; Ai(cái gì, con gì) làm gì?; Ai(cái gì, con gì) thế nào? - Rèn KN sử dụng dấu phẩy, dấu chấm. B. Chuân bị: - GV: Bảng phụ. - Học sinh: Vở ô li. C. Cỏc hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Củng cố về từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau: Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non. - GV nhắc lại yêu cầu. BT cho trước một câu. Nhiệm vụ của các em là tìm các từ chỉ sự vật trong câu đó. - GV nhận xét chốt kết quả. Bài 2: Tìm 8 từ chỉ hoạt động trong đoạn văn (trang 148) - GV nhận xét và chốt lời giải đúng: nằm (lì ), lim dim, kêu, chạy, vươn, dang, vỗ, gáy. Bài 3 : Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong những câu sau đây: * BT cho ba câu văn a, b, c. Nhiệm vụ của các em là đọc kĩ ba câu văn và tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong những câu văn đó. a. Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. b. Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. c. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp . - GV cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét bài trên bảng và chốt lời giải đúng Hoạt động 1: Củng cố về mẫu câu đã học Bài 4: Gạch một gạch dưới các bộ phận trả lời cho câu hỏi ai? Gạch hai gạch dưới các bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? làm gì? Thế nào ? trong các câu sau: - Em bé rất dễ thương. - Mẹ em là giáo viên. - Lớp 2B đang trồng cây. - Gọi hs đọc đề bài. - Yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở ô li. - Gọi 1 hs lên bảng làm. - GV và hs nhận xét, chốt kết quả đúng. Hoạt động 3: Rèn KN sử dụng dấu phẩy, dấu chấm. Bài 3: Điền dấu chấm ngắt đoạn văn sau thành 5 câu và viết lại cho đúng chính tả. Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố đó là một chiếc cặp rất xinh cặp có quai đeo hôm khai giảng, ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới Huệ thầm hứa chăm học, học giỏi cho bố vui lòng. * Củng cố dặn dò: - Gv hệ thống nội dung bài học. Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà ôn bài. -1HS đọc đề bài. - HS thảo luận nhóm đôi tìm các từ chỉ sự vật có trong bài và ghi nhanh ra vở nháp. - Đại diện các nhóm lần lượt nêu kết quả thảo luận. - ô cửa máy bay , nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non. -1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm - HS viết ra giấy nháp những từ tìm được, một HS làm trên bảng phụ - Cả lớp nhận xét cùng GV nằm (lì ), lim dim, kêu, chạy, vươn, dang, vỗ, gáy. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm - 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở ô li. a. Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. b. Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. c. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp . - HS làm bài trên bảng trình bày kết quả. - HS nhận xét bài làm trên bản -1HS đọc đề bài. - HS làm bài cá nhân vào vở ô li.1 hs lên bảng làm. - Em bé rất dễ thương. - Mẹ em là giáo viên. - Lớp 2B đang trồng cây. Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa chăm học, học giỏi cho bố vui lòng. ------------------------------------------------- Tập làm văn Ôn tập A. Mục tiêu: - Rèn KN nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp trong từng tình huống giao tiếp. - Củng cố viết bưu thiếp. B. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Rèn KN nói lời chia vui, chúc mừng. Bài 1: Ghi lại lời nói của em. - Cho hs thảo luận nhóm đôi a) Mời cô hiệu trưởng đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 ở lớp em. b) Nhờ bạn khênh giúp cái ghế. c) Đề nghị các bạn ở lại họp Sao Nhi đồng. - GV nhận xét, sữa chữa * Khi mời cô hiệu trưởng, lời mời phải thể hiện sự trân trọng. * Khi nhờ bạn giúp đỡ mình, các em cần nói lời nhã nhặn để bạn vui lòng giúp đỡ mình. * Khi đề nghị các bạn ở lại họp, các em nhớ lời đề nghị phải thật nghiêm túc để các bạn thực hiện điều mình đề nghị. - Gọi nhiều hs nói(đủ 3 đối tượng) - Tuyên dương những hs yếu có nhiều tiến bộ. Hoạt động 2: Củng cố viết bưu thiếp Bài 2 : Cô giáo (thầy giáo) lớp 1 của em đã chuyển sang dạy ở một trường khác. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, em hãy viết bưu thiếp chúc mừng cô (thầy). * Viết thiếp đòi hỏi ngắn, gọn nhưng nội dung phải rõ ràng. Nó chính là bức thư ngắn. Chú ý chọn từ dùng cho chính xác, chọn ý và kiểu câu phù hợp. - GV nhận xét chọn ra bưu thiếp có nội dung hay, cách trình bày đẹp. - Yêu cầu hs suy nghĩ và tự viết đoạn văn theo yêu cầu. - Chấm 1 số bài, nhận xét, chữa lỗi. * Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài. Nhận xét giờ học. - Xem lại các bài tập. - Đọc yêu cầu - Thảo luận - Luyện nói theo cặp. - Lớp theo dõi, bình chọn cặp thể hiện tốt. + Chúng em kính mời cô tới dự buổi họp mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11 ở lớp em. + Tuấn Anh ơi, giúp tớ khênh cái ghế này với! + Tú ơi, làm ơn giúp tớ khênh cái ghế này! + Mời tất cả các bạn ở lại họp Sao Nhi Đồng! + Đề nghị các bạn ở lại họp Sao Nhi Đồng! Lớp nhận xét, sửa chữa cùng GV - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào bưu thiếp đã chuẩn bị - Nhiều HS đọc lại bưu thiếp. VD: 18 - 11 2009 Kính thưa cô! Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2009, em kính chúc cô luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc. Chúng em luôn luôn nhớ cô và mong được gặp lại cô. Học sinh của cô Đoàn Thị Khánh Linh Lớp nhận xét -------------------------------------------- Toán Ôn tập về phép cộng và phép trừ. A- Mục tiêu - Rèn KN thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán về ít hơn - Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng. B- Chuẩn bị: GV: Bảng phụ HS : Bảng con, VBT C. Hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Củng cố phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 Bài 1: Tính nhẩm : Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn bảng cộng trừ có nhớ. - Cho HS làm miệng - Cho học sinh nhận xét chữa bài 5 + 9 = 9 + 5 Bài 2 : Đặt tính rồi tính - Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và nêu cách tính. - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT trang 88. - Cho học sinh nhận xét chữa bài Hoạt động 2: Củng cố tìm thành phần chư biết của phép cộng và phép trừ. Bài 3 : Tìm x - Cho học sinh nêu tên các thành phần trong phép cộng ,trừ , nêu cách tìm. - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT trang 88 - Cho học sinh nhận xét chữa bài Hoạt động 3: Củng cố về giải toán có lời văn Bài 4 : -Giáo viên phân tích đề + Bài toán cho biết gì ? +Bài toán hỏi gì ? Tóm tắt: Bao xi : 50kg Thùng sơn nhẹ hơn : 28kg Thùng sơn : ? kg - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT, GV chấm 1 số em làm nhanh *. Củng cố- dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài : Ôn bảng cộng trừ - 1học sinh đọc yêu cầu bài. -Học sinh tiếp nối nhau nhẩm. a) 7 + 5 = 12 4 + 9 = 13 5 + 7 = 12 9 + 4 = 13 b) 14 – 7 = 7 11 – 9 = 2 16 – 8 = 8 17 – 9 = 8 - 1học sinh đọc yêu cầu bài. - Học sinh thực hiện theoY/C của GV. 39 + 25 100 – 88 - + 39 100 25 88 64 12 100 – 4 45 + 45 + - 100 45 4 55 96 100 - 1học sinh đọc yêu cầu bài. a) +17 = 45 b)– 26 =34 = 45 -17 = 34+ 26 = 28 = 60 c) 60 -= 20 =60 - 20 = 40 - 1học sinh đọc đề . - HS trả lời Bài giải Thùng sơn cân nặng số kg là : 50 – 28 = 22(kg) Đáp số : 22 kg ------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2012 Tập viết Luyện viết tiếp chữ hoa Ô, Ơ A. Mục tiêu: - Luyện viết tiếp chữ hoa Ô, Ơ cỡ nhỏ, kiểu chữ đứng và nghiêng. - Hiểu được câu ứng dụng: Ơn sâu nghĩa nặng và viết đúng câu ứng dụng. - Hoàn thành bài viết trong vở tập viết. B. Chuẩn bị: - GV: - Mẫu chữ Ô, Ơ. Bảng phụ viết câu ứng dụng. - HS: - Vở tập viết. C. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét - Gv hướng dẫn lại chữ hoa Ô, Ơ(cỡ nhỏ) kiểu đứng và nghiêng. - GV viết mẫu chữ hoa Ô, Ơ, cho hs phân tích: H : Chữ Ô, Ơ cao mấy li ? gồm có mấy nét? H : Nêu điểm đặt bút
File đính kèm:
- giao_an_day_hoc_buoi_2_lop_2_tuan_17_nguyen_thi_yen.doc