Giáo án dạy Đại số 8 tiết 41: Mở đầu về phương trình
Tiết : 41
Chương III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH.
Tuần : 19
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS hiểu khái niệm PT và các thuật ngữ: Vế phải, vế trái, nghiệm của PT, tập nghiệm của PT.
Hiểu khái niệm về 2 PT tương đương.
2. Kỹ năng:
Hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt lời giải sau này.
3. Thái độ: HS rèn luyện tính cẩn thận và tính toán chính xác.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, phấn màu, thước thẳng, nội dung bài dạy.
2. HS: Đồ dùng học tập cho môn ĐS.
Tiết : 41 Chương III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN §1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH. Tuần : 19 Ngày dạy: A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS hiểu khái niệm PT và các thuật ngữ: Vế phải, vế trái, nghiệm của PT, tập nghiệm của PT. Hiểu khái niệm về 2 PT tương đương. 2. Kỹ năng: Hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diễn đạt lời giải sau này. 3. Thái độ: HS rèn luyện tính cẩn thận và tính toán chính xác. B. CHUẨN BỊ 1. GV: SGK, phấn màu, thước thẳng, nội dung bài dạy. 2. HS: Đồ dùng học tập cho môn ĐS. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ (5’) Tìm x, biết: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 GV đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới. Ghi tựa bài. 2. Dạy học bài mới HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: PT một ẩn. Chỉ bài toán KTBC ở trên đó là các PT với x là ẩn số. (ẩn x) · Hãy cho biết vế trái, vế phải của pt: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 · Giới thiệu đn PT. · Cho HS thực hiện Cho HS thực hiện Ta thấy 2 vế của PT nhận cùng một giá trị bằng 17 khi x = 6. Ta nói rằng: số 6 thỏa mãn (hay nghiệm đúng) PT đã cho và gọi 6 (hay x = 6) là 1 nghiệm của PT đó. · Cho HS thực hiện 2(x + 2) – 7 = 3 – x · Giới thiệu phần chú ý (tr5) Hoạt động 2: Giải PT. · Giới thiệu: tập nghiệm, giải PT. · Cho HS thực hiện Chú ý theo dõi, suy nghĩ, hiểu. · Trả lời: HS1: VT ; HS2: VP · Ghi bài, suy nghĩ. · HSa: HSb: Khi x = 6, ta có: +) 2x + 5 = 2(6) + 5 = 17 +) 3(x – 1) + 2 = 3(6 – 1) + 2 =17 Chăm chú theo dõi, suy nghĩ, hiểu. HS a: Với x = -2 , ta có: +) 2(x + 2) = 2(-2 + 2) – 7 = 0 – 7 = - 7 +) 3 – x = 3 – ( - 2) = 3 + 2 = 5 Vậy: x = -2 không thỏa mãn PT. ·HS b: Với x = 2, ta có: +) VT = 2(2 + 2) – 7 = 8 – 7 = 1 +)VP = 3 – 2 = 1 Vậy: x = 2 là nghiệm của PT · Chú ý lắng nghe, hiểu. · Chú ý quan sát, suy nghĩ, ghi bài vào vở. · Trả lời a) ; b) S = §1. MỞ ĐẦU VỀ PT. 1. PT một ẩn: *Khái niệm: Một PT với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x. VD: +) 2x + 1 = x là pt với ẩn x. +) 2t – 5 = 3(4 – t) – 7 là PT với ẩn t. *Chú ý: Xem SGK trang 5, 6. 2. Giải phương trình. +) Tập hợp tất cả các nghiệm của 1 pt đgl tập nghiệm của pt đó và thường được kí hiệu là S. +) Giải PT là tìm tất cả các nghiệm của PT đó. 3. PT tương đương. +) Hai PT tương đương là hai PT có cùng một tập nghiệm. +) Hai PT tương đương là hai PT mà mỗi nghiệm của PT nầy cũng là nghiệm của PT kia và ngược lại. 3. Củng cố và luyện tập bài học +) GV : Muốn biết số x = xo có phải là nghiệm của PT đã cho hay không, ta thay x = xo lần lượt vào từng vế của PT đó, nếu hai vế đều nhận cùng một giá trị thì ta kết luận rằng x = xo là 1 nghiệm của PT đó. +) Cho HS thực hành ngay BT 1, 3/6 (SGK). 4. Hướng dẫn học ở nhà + Xem lại vở ghi và SGK, làm BT 2, 4, 5/tr6,7. + Xem trước §2.
File đính kèm:
- DS8-t41.doc