Giáo án Đại số và Giải tích 11: Ôn tập chương II

Tuần 12.Số tiết:2 ÔN TẬP CHƯƠNG II ( GIẢI TÍCH)

I. Mục đích:

 * Về kiến thức: HS nắm được các kiến thức

 + Quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.

 + Khai triển nhị thức Niuton, số hạng tổng quát.

 + Không gian mẫu của một phép thử, biến cố, tính xác suất của một biến cố.

 * Về kỹ năng:

 + Phân biệt được bài toán nào dùng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp và quy tắc đếm.

 + Biết mô tả không giian mẫu và tính được số phần tử KGM. Tính được xác suất của một biến cố.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 + Thước kẻ, phấn màu, compa, bảng phụ.

 2. Học sinh: Tự ôn tập các kiến thức đã học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số và Giải tích 11: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12.Số tiết:2 	ÔN TẬP CHƯƠNG II ( GIẢI TÍCH)	
I. Mục đích:
 * Về kiến thức: HS nắm được các kiến thức
	+ Quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.
	+ Khai triển nhị thức Niuton, số hạng tổng quát.
	+ Không gian mẫu của một phép thử, biến cố, tính xác suất của một biến cố.
 * Về kỹ năng:
	+ Phân biệt được bài toán nào dùng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp và quy tắc đếm.
	+ Biết mô tả không giian mẫu và tính được số phần tử KGM. Tính được xác suất của một biến cố.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 + Thước kẻ, phấn màu, compa, bảng phụ.
 2. Học sinh: Tự ôn tập các kiến thức đã học.
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu quy tắc nhân?
	AD: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số được lập từ các chữ số 1,2,3,4 ?
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giải bài tập
Từ các chữ số: 1,2,3,4,5,6,7. Có bao nhiêu số tự nhiên có các tính chất:
Là số có 3 chữ số ( không nhất thiết khác nhau)
Là số có 4 chữ số khác nhau.
Là số chẵn có 5 chữ số khác nhau.
Câu a: Tìm các số có 3 chữ số ( không nhất thiết khác nhau)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Hướng dẫn gọi số tự nhiên cần tìm tùy theo mỗi yêu cầu.
+ Các chữ số giống nhau được không?
+ Mỗi chữ số có bao nhiêu cách chọn?
+ Bài toán dùng quy tắc nào?
+ Gọi hs trình bày cách giải.
+ Gọi số tự nhiên cần tìm là: 
+ Được
+ Có 7 cách chọn.
+ Quy tắc nhân.
+ HS giải:
 Kết quả: 7.7.7 = 343 số có 3 chữ số.
Câu b: Tìm các số có 4 chữ số khác nhau.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ HD học sinh gọi số cần tìm như trên.
+ Lưu ý các chữ số của số tự nhiên cần tìm là khác nhau.
+ Nếu chọn a hì có mấy cách chọn?
+ Chọn b phải khác a do đó b còn lại mấy cách chọn? 
+ Tương tự yêu cầu HS làm tiếp và trình bày bài giải.
+ Có thể HD học sinh dùng chỉnh hợp 
+ Gọi số tự nhiên cần tìm là: 
+ 7 cách
+ 6 cách.
+ Giải:
Gọi số tự nhiên cần tìm là: 
 Chọn a có 7 cách chọn.
 Chọn b có 6 cách chọn.
 Chọn c có 5 cách chọn.
 Chọn d có 4 cách chọn.
Vậy Theo quy tắc nhân, có:
7.6.5.4 = 840 số có 4 chữ số khác nhau.
Câu c: Tìm các số chẵn có 5 chữ số khác nhau.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Gọi số tự nhiên cần tìm là: 
+ Để số tìm được là số chẵn thì chữ số cuối cùng e phải là số như thế nào? 
+ e có mấy cách chọn?
+ Các chữ số còn lại làm tương tự câu b.
+ Chữ số a có bao nhiêu cáh chọn? 
+ Gọi 1 HS giải.
+ Nhận xét nhấn mạnh chỗ quan trọng.
+ Là số chẵn .
+ 3 cách chọn.
+ Có 6 cách chọn vì a phải khác e.
+ Trình bày bài giải:
Gọi số tự nhiên cần tìm là: 
 Chọn a có 3 cách chọn.
 Chọn b có 6 cách chọn.
 Chọn c có 5 cách chọn.
 Chọn d có 4 cách chọn.
 Chọn e có 3 cách chọn.
Vậy: Theo quy tắc nhân, có:
3.6.5.4 .3 = 1080 số chẵn có 5 chữ số khác nhau.
Hoạt động 2: Giải bài tập
Cần phân công ba bạn từ một tổ có 10 bạn để làm trực nhật. Hỏi có bao nhiêu cách phân công khác nhau?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Để phân công trực nhật cần phải chọn 3 bạn trong 10 bạn ( không sắp xếp trực công việc gì) vậy mỗi cách phân công là một chỉnh hợp hay tổ hợp?
+ Gọi HS giải
+ GV nhận xét nhấn mạnh.
+ Là một tổ hợp chập 3 của 10.
+HS giải.
 Mỗi cách phân công là một tổ hơp chập 3 cuả 10. Vậy số cách phân công là :
 ( cách)
Hoạt động 3: Giải bài tập
Tìm hệ số của x4 trong khai triển : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Hãy nhắc lại số hạng tổng quát của khai triển nhị thức Niuton?
+ Dựa vào đó tìm hệ số của số hạng chứa x4 trong khai triển đã cho?
+ = ? 
+ Hd học sinh phân tích rút gọn số hạng đó tìm được số hạng : 
+Theo đề bài ta cho lũy thừa của x là bao nhiêu? 
+ GV gọi hs giải và tìm hệ số cụ thể?
+ 
+ 
+ 
+ Theo dõi
+ 10-2k = 4
+ Giải tìm được k = 3 
 Vậy hệ số là: = 3840
Hoạt động 4: 
Gieo một đồng tiền , sau đó gieo một con súc sắc . Quan sát sự xuất hiện mặt sấp(S), mặt ngửa(N) của đồng tiền và số chấm xuất hiện trên con súc sắc.
Xây dựng không gian mẫu.
Xác định các biến cố sau:
A: “ Đồng tiền xuất hiện mặt sấp và con súc sắc xuất hiện mặt chẵn chấm”
B: “Đồng tiền xuất hiện mặt ngửa và con súc sắc xuất hiện mặt lẻ chấm”
C: “ Mặt 6 chấm xuất hiện”
c) Tính xác suất của các biến cố A, B, C.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Cho 1 ví dụ về 1 phần tử của không gian mẫu và yêu cầu hs mô tả kg mẫu
+ Hãy xác định các biến cố dựa vào không gian mẫu?
+ Nêu công thức tính xác suất của biến cố A?
+ Hãy tính xác suất của các biến cố? 
+ GV nhận xét, củng cố.
+ 
+ 
+ 
+ Giải 
Hoạt động 5: Củng cố
Hiểu và nắm vững cách thành lập số tự nhên ở mỗi trường hợp khác nhau.
Phân biệt giữa chỉnh hợp và tổ hợp.
Nhị thức Niuton.
Tính xác suất của một biến cố.
* Dặn dò: 	
Học bài chuẩn bị kiềm tra 1 tiết.
	Xem trước bài mới.

File đính kèm:

  • docBai tap on chuong II.doc