Giáo án Đại số tiết 7- Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)

I . MỤC TIÊU:

Kiến thức: Nắm được công thức các hằng đẳng thức đáng nhớ: Tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.

Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ: Tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương để tính nhẫm, tính hợp lí.

II. CHUẨN BỊ::

- GV: Bảng phụ ghi các bài tập ? ; phấn màu; máy tính bỏ túi; . . .

- HS: Ôn tập năm hằng đẳng thức đáng nhớ đã học, máy tính bỏ túi; . . .

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp: KTSS (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút).

 HS1: Viết công thức hằng đẳng thức lập phương của một tổng.

 Áp dụng: Tính A=x3+12x2+48x+64 tại x=6.

 HS2: Viết công thức hằng đẳng thức lập phương của một hiệu.

Áp dụng: Tính B=x3-6x2+12x-8 tại x=22

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số tiết 7- Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Ngày dạy: …./…../2013
TUẦN 4
Tiết 7	
§5. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp).
I . MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm được công thức các hằng đẳng thức đáng nhớ: Tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.
Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ: Tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương để tính nhẫm, tính hợp lí.
II. CHUẨN BỊ::
- GV: Bảng phụ ghi các bài tập ? ; phấn màu; máy tính bỏ túi; . . . 
- HS: Ôn tập năm hằng đẳng thức đáng nhớ đã học, máy tính bỏ túi; . . .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: KTSS (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút).
	HS1: Viết công thức hằng đẳng thức lập phương của một tổng.
	Áp dụng: Tính A=x3+12x2+48x+64 tại x=6.
	HS2: Viết công thức hằng đẳng thức lập phương của một hiệu.
Áp dụng: Tính B=x3-6x2+12x-8 tại x=22
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
 HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm công thức tính tổng hai lập phương. (13 phút).
-Treo bảng phụ bài tập ?1
-Hãy phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức?
-Cho học sinh vận dụng vào giải bài toán.
-Vậy a3+b3=?
-Với A, B là các biểu thức tùy ý ta sẽ có công thức nào?
-Lưu ý: A2-AB+B2 là bình phương thiếu của hiệu A-B
-Yêu cầu HS đọc nội dung ?2
-Gọi HS phát biểu 
-Gợi ý cho HS phát biểu 
-Chốt lại cho HS trả lời ?2
-Treo bảng phụ bài tập.
-Hãy trình bày cách thực hiện bài toán.
-Nhận xét định hướng và gọi học sinh giải.
-Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán.
-Đọc yêu cầu bài tập ?1
-Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Vậy a3+b3=(a+b)(a2-ab+b2)
-Với A, B là các biểu thức tùy ý ta sẽ có công thức
A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2)
-Đọc yêu cầu nội dung ?2
-Phát biểu 
-Trả lời vào tập 
-Đọc yêu cầu bài tập áp dụng.
-Câu a) Biến đổi 8=23 rồi vận dụng hằng đẳng thức tổng hai lập phương.
-Câu b) Xác định A, B để viết về dạng A3+B3
-Lắng nghe và thực hiện.
6. Tổng hai lập phương.
?1
(a+b)(a2-ab+b2)=
=a3-a2b+ab2+a2b-ab2+b3
=a3+b3
Vậy a3+b3=(a+b)(a2-ab+b2)
Với A, B là các biểu thức tùy ý ta cũng có:
A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2)
?2 
 Tổng hai lập phương bằng tích của tổng biểu thức thứ nhất, biểu thức thứ hai với bình phương thiếu của hiệu A-B
Áp dụng.
a) x3+8 = x3+23
 = (x+2)(x2-2x+4)
b) (x+1)(x2-x+1) =x3+13
 =x3+1
Hoạt động 3: Tìm công thức tính hiệu hai lập phương. (15 phút).
-Treo bảng phụ bài tập ?3
-Cho học sinh vận dụng quy tắc nhân hai đa thức để thực hiện.
-Vậy a3-b3=?
-Với A, B là các biểu thức tùy ý ta sẽ có công thức nào?
-Lưu ý: A2+AB+B2 là bình phương thiếu của tổng A+B
-Yêu cầu HS đọc nội dung ?4
-Gợi ý cho HS phát biểu 
-Chốt lại cho HS ghi nội dung của ?4
-Treo bảng phụ bài tập.
-Cho học sinh nhận xét về dạng bài tập và cách giải.
-Hãy ghi lại bảy hằng đẳng thức đáng nhớ đã học.
-Đọc yêu cầu bài tập ?3
-Vận dụng và thực hiện tương tự bài tập ?1
-Vậy a3-b3=(a-b)(a2+ab+b2)
-Với A, B là các biểu thức tùy ý ta sẽ có công thức
A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2)
-Đọc nội dung ?4
-Phát biểu theo sự gợi ý của GV
-Sửa lại và ghi bài 
-Đọc yêu cầu bài tập áp dụng.
-Câu a) có dạng vế phải của hằng đẳng thức hiệu hai lập phương.
-Câu b) biến đổi 8x3=(2x)3 để vận dụng công thức hiệu hai lập phương.
-Câu c) thực hiện tích rồi rút ra kết luận.
-Ghi lại bảy hằng đẳng thức đáng nhớ đã học.
7. Hiệu hai lập phương.
?3
(a-b)(a2+ab+b2)=
=a3+a2b+ab2-a2b-ab2-b3=a3-b3
Vậy a3-b3=(a-b)(a2+ab+b2)
Với A, B là các biểu thức tùy ý ta cũng có:
A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2)
?4 
 Hiệu hai lập phương bằng thích của tổng biểu thức thứ nhất, biểu thức thứ hai vời bình phương thiếu của tổng A+B
Áp dụng.
a) (x-1)(x2+x+1)=x3-13
 =x3-1
b)8x3-y3=(2x)3-y3
 =(2x-y)(4x2+2xy+y2)
c)
x3+8
X
x3-8
(x+2)3
(x-2)3
*Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.
1) (A+B)2=A2+2AB+B2
2) (A-B)2=A2-2AB+B2
3) A2-B2=(A+B)(A-B)
4)(A+B)3=A3+3A2B+3AB2+B3
5) (A-B)3=A3-3A2B+3AB2-B3
6) A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2)
7) A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2)
4. Củng cố: ( 7 phút)
Hãy nhắc lại công thức bảy hằng đẳng thức đáng nhớ đã học và làm BT 30 SGK/16
5. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (2 phút)
-Học thuộc công thức và phát biểu được bằng lời bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.
-Vận dụng vào giải các bài tập 31a, 32, trang 16 SGK.
-Tiết sau luyện tập + kiểm tra 15 phút (mang theo máy tính bỏ túi).
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 7.doc